Tag
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc:

Việc khắc phục hệ thống điện ở Thái Nguyên phải nhanh nhưng đảm bảo an toàn

Môi trường 10/09/2024 13:03
aa
TTTĐ - Sáng 10/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt tại Thái Nguyên.
Thái Nguyên xúc tiến phát triển du lịch bền vững tại TP HCM Thái Nguyên: Thành phố Sông Công khoác "áo mới" Tùng Dương và các bạn ủng hộ đồng bào Thái Nguyên 500 triệu đồng
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra tình hình lũ trên sông Cầu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thị sát, kiểm tra tình hình lũ trên sông Cầu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Những ngày quá, do ảnh hưởng của mưa lũ, tình trạng ngập úng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá nghiêm trọng. Tại TP Thái Nguyên, lực lượng chức năng tạm thời cấm người, phương tiện đi qua cầu Gia Bẩy, cầu Bến Tượng và cầu Mỏ Bạch. Bên cạnh đó, một số khu vực bị ngập sâu, cấm người và phương tiện lưu thông… Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có 81 xóm, tổ dân phố của 17 xã, phường nằm ven sông Cầu bị ngập sâu, trong đó có 20 xóm, tổ dân phố bị cô lập.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thăm hỏi, động viên nhân dân tại nơi sơ tán - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thăm hỏi, động viên nhân dân tại nơi sơ tán - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Mực nước sông Cầu dâng cao cũng đã gây ngập lụt trên diện rộng tại 8 xã ven sông ở huyện Phú Bình (gồm: Thượng Đình, Đào Xá, Bảo Lý, Nhã Lộng, Xuân Phương, Úc Kỳ, Nga My và Hà Châu). Tại TP Phổ Yên, khu vực Phú Cốc thuộc phường Tân Phú (gồm 4 tổ dân phố: Bến Cả, Đồng Lẩm, Đình Phú Cốc, Lợi Bến) với khoảng 400 hộ dân cũng bị ảnh hưởng khi mực nước sông Cầu dâng cao, nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng ven sông, sạt lở bờ sông và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trò chuyện, cảm ơn sư thầy tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giúp bà con sơ tán, tránh lũ an toàn - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trò chuyện, cảm ơn sư thầy tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giúp bà con sơ tán, tránh lũ an toàn - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Mưa lớn còn gây ngập úng cục bộ, nguy cơ xảy ra sạt lở tại một số khu dân cư ở các xã Văn Lăng, Hóa Trung, Văn Hán, Khe Mo, Nam Hòa, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Mưa to và gió giật mạnh khiến mực nước ở nhiều sông, suối trên địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương và TP Sông Công dâng cao, gây ngập úng cục bộ; một số xã, thị trấn và trường học bị chia cắt; nhiều hộ dân phải di dời người, tài sản…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra đập Ba Đa, địa điểm xung yếu nhất của tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra đập Ba Đa, địa điểm xung yếu nhất của tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và tình trạng ngập úng tại nhiều khu vực, các địa phương trong tỉnh đã và đang tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ triển khai các biện pháp cấp bách hỗ trợ nhân dân sơ tán và di chuyển tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, nguy hiểm đến nơi an toàn. Lãnh đạo các địa phương, các ngành chức năng trực tiếp đi kiểm tra tại những khu vực, công trình trọng điểm, xung yếu, như: Các công trình đê điều, vị trí, khu vực bị sạt lở đất và có nguy cơ sạt lở cao; các khu vực bị ngập... để kịp thời chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó, xử lý các tình huống xảy ra.

Kiểm tra đập Ba Đa, địa điểm xung yếu nhất của tỉnh Thái Nguyên, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị tỉnh bảo vệ an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho nhân dân. Khi nước rút, huy động lực lượng, nhanh chóng làm sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ nhân dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Thái nguyên chuẩn bị các điều kiện để nhanh chóng xử lý các vấn đề sau mưa lũ - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Thái nguyên chuẩn bị các điều kiện để nhanh chóng xử lý các vấn đề sau mưa lũ - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Xúc động đón Phó Thủ tướng trực tiếp đến thăm, động viên nhân dân bên chân đập Ba Đa, đại diện người dân bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Phó Thủ tướng đã quan tâm, động viên, chăm lo, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân trong mưa lũ.

"Thiên tai là điều không ai muốn, đây là khó khăn chung, bà con sẽ cố gắng đoàn kết, nhường cơm sẻ áo để cùng nhau vượt qua khó khăn trước mắt, sớm ổn định cuộc sống", đại diện người dân khẳng định với Phó Thủ tướng.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thăm, động viên một gia đình hộ dân bên chân đập Ba Đa - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thăm, động viên một gia đình hộ dân bên chân đập Ba Đa - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Tại buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên, báo cáo với Phó Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết đây là trận lụt lịch sử, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã tập trung cả hệ thống chính trị để ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và các bộ, ngành cũng kiến nghị với Trung ương xử lý một số vấn đề liên quan đến việc xử lý đê hữu sông Cầu để giúp tỉnh xử lý dứt điểm trình trạng ngập lụt trong tương lai...

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang báo cáo tình hình giao thông thủy, bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận; đồng thời khẳng định ngành giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh sớm khắc phục tình hình sạt lở, ngập lụt trên các tuyến để khôi phục mạng lưới giao thông trong thời gian sớm nhất.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết ngành công thương đã triển khai các giải pháp để bảo đảm nguồn cung thực phẩm; xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, lực lượng quản lý thị trường cũng tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, không để găm hàng, tăng giá. Ngành công thương cũng đang khẩn trương triển khai khôi phục hệ thống điện trong thời gian tới, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Phó Thủ tướng động viên lực lượng phòng, chống bão lụt tại phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng động viên lực lượng phòng, chống bão lụt tại phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng thay mặt lãnh đạo Chính phủ biểu dương tỉnh Thái Nguyên đã chủ động phòng, chống bão số 3 và mưa lũ sau bão với kế hoạch thống nhất, nhịp nhàng, cho nên dù đối mặt với trận lụt lịch sử nhưng thiệt hại ở mức thấp nhất về tài sản, không có thiệt hại về người, bảo đảm an ninh trật tự, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Qua cơn bão số 3, Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh rút ra những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là vấn đề ứng phó mưa lũ sau bão. Đây là vấn đề không thể chủ quan vì từ giờ đến cuối năm dự báo còn nhiều cơn bão nữa. Bên cạnh đó, tỉnh cần rút kinh nghiệm xử lý thông tin trên mạng xã hội; chủ động cung cấp thông tin chính thống, kịp thời phản bác các thông tin không chính xác, để Nhân dân yên tâm.

Phó Thủ tướng làm việc với tỉnh Thái Nguyên, nghe Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang báo cáo tình hình giao thông thủy, bộ trên địa bàn tỉnh - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Phó Thủ tướng làm việc với tỉnh Thái Nguyên, nghe Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang báo cáo tình hình giao thông thủy, bộ trên địa bàn tỉnh - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Tỉnh tiếp tục theo dõi diễn biến mưa lũ để chủ động ứng phó; không được chủ quan khi nước rút, tránh để tai nạn xảy ra; có kế hoạch khắc phục ngay những nơi ngập sâu, không để xảy ra dịch bệnh sau ngập lụt; cứu trợ, cứu đói cho dân;... đặc biệt là khắc phục cơ sở hạ tầng: Đường, điện, thông tin, giáo dục, y tế,... để sớm đưa học sinh đến trường, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc khắc phục hệ thống điện phải nhanh nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến đối với kiến nghị của tỉnh Thái Nguyên về hỗ trợ nguồn lực chống bão, khắc phục hậu quả sau bão; nâng cấp hệ thống đê hữu sông Cầu..

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh phải đặc biệt quan tâm đến việc phục hồi sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp,... sớm trở lại bình thường.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh phải đặc biệt quan tâm đến việc phục hồi sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp,... sớm trở lại bình thường - Ảnh: VGP/Trần Mạnh
Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh phải đặc biệt quan tâm đến việc phục hồi sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp,... sớm trở lại bình thường - Ảnh: VGP/Trần Mạnh

Kết thúc cuộc kiểm tra và làm việc tại Thái Nguyên, Phó Thủ tướng và đoàn công tác tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Bắc Kạn.

Đọc thêm

4 huyện có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn và lũ rừng ngang Môi trường

4 huyện có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn và lũ rừng ngang

TTTĐ - Mực nước sông Tích, sông Bùi đang lên nhanh, nguy cơ xuất hiện "lũ rừng ngang" gây ngập lụt tại nhiều huyện ngoại thành của Hà Nội.
Chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao Môi trường

Chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao

TTTĐ - Mực nước các sông đang tiếp tục dâng cao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP Hà Nội đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát để có biện pháp ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao.
Nước sông dâng cao, Hà Đông bị ngập úng nhiều điểm Môi trường

Nước sông dâng cao, Hà Đông bị ngập úng nhiều điểm

TTTĐ - Sáng nay (10/9), nước sông Nhuệ dâng cao khiến nhiều điểm trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội ngập úng, nhiều điểm ngập sâu khiến giao thông hỗn loạn.
TP Hồ Chí Minh cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi Môi trường

TP Hồ Chí Minh cử lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

TTTĐ - Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã cử 48 cán bộ, công nhân có tay nghề cao thuộc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh thành phố đến Hà Nội, Hải Phòng để hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn Yagi.
Chương Mỹ: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động ứng phó lụt Môi trường

Chương Mỹ: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động ứng phó lụt

TTTĐ - Mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt đang ở mức báo động 3, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ (Hà Nội) chỉ đạo cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc công tác phòng, chống mưa úng.
Sẵn sàng các phương án hộ đê, ứng phó với thiên tai Môi trường

Sẵn sàng các phương án hộ đê, ứng phó với thiên tai

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều sau bão số 3.
Hà Nội ban hành công điện ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông Môi trường

Hà Nội ban hành công điện ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông

TTTĐ - Đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Huyện Mê Linh di dời người dân, tài sản đến nơi an toàn Môi trường

Huyện Mê Linh di dời người dân, tài sản đến nơi an toàn

TTTĐ - Đêm qua (9/9), trước diễn biến khó lường của lũ lụt trên sông Hồng, huyện Mê Linh khẩn trương di dời người dân, tài sản và chuẩn bị phương án đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Bắc Bộ tiếp tục có mưa rất to Môi trường

Bắc Bộ tiếp tục có mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/9, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to.
Hà Nội: Mực nước trên sông Bùi, sông Cầu lên mức báo động 3 Xã hội

Hà Nội: Mực nước trên sông Bùi, sông Cầu lên mức báo động 3

TTTĐ - Khuya 9/9, rạng sáng 10/9, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) TP Hà Nội đã Lệnh báo động lũ trên sông Cầu.
Xem thêm