Tag
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà:

Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Giao thông 01/10/2024 06:00
aa
TTTĐ - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Hai tuyến đường sắt đô thị thu hút 71.800 hành khách dịp nghỉ lễ Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam Đề xuất đầu tư đường sắt đô thị ga Hà Nội - Hoàng Mai
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Báo cáo cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (sau đây gọi tắt là Dự án), trong đó tận dụng tối đa nội dung của Đề án đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lưu ý rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng; làm rõ những ý kiến của các Bộ, cơ quan, địa phương và của các chuyên gia trong lĩnh vực này để bảo đảm đồng thuận, thống nhất cao cả hệ thống chính trị, Nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV; trong đó làm rõ hơn một số nội dung chủ yếu sau đây:

Bộ Giao thông vận tải báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.

Cơ quan chức năng bổ sung rõ các luận cứ để chứng minh cần thiết phải xây dựng toàn bộ tuyến, không phân kỳ theo từng đoạn theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị (nghiên cứu phân tích dựa trên hiệu quả đầu tư giữa phương án đầu tư toàn tuyến so với phương án phân kỳ; ưu thế của từng phương thức đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt tốc độ cao ở cự ly nào là phù hợp nhất? trường hợp đầu tư phân kỳ từng đoạn thì có bảo đảm tính kết nối, đồng bộ hay không?...).

Quan điểm vận tải hành khách là chủ yếu, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết, thông qua phương án khai thác, điều độ tàu (với vận tốc thiết kế là 350km/h, vận chuyển hành khách khai thác ở tốc độ 320 km/h và khi vận chuyển hàng hóa sẽ khai thác với vận tốc thấp hơn hoặc khung giờ ban đêm; chỉ vận chuyển hàng nhẹ, hàng chuyển phát nhanh; đối với hàng hóa trọng tải lớn, hàng container sẽ sử dụng đường sắt hiện hữu và phương thức vận tải khác).

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Giao thông vận tải phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; có cơ chế chính sách đặc thù để huy động vốn, tổ chức thực hiện dự án và kêu gọi các thành phần khác tham gia đầu tư một số hạng mục Dự án. Về đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án cần xem xét hiệu quả tổng thể của nền kinh tế khi có đường sắt tốc độ cao và đánh giá hiệu quả vận hành khai thác dự án đường sắt tốc độ cao.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia.

Bộ Xây dựng nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án về phát triển ngành xây dựng đường sắt Việt Nam, trong đó lựa chọn một số doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân tham gia (thị trường của ngành đường sắt là đủ lớn).

Bộ Công thương góp ý trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển công nghiệp liên quan cơ khí, chế tạo cho ngành đường sắt (hạ tầng, quản trị, hệ thống điều khiển thông minh, sản xuất toa xe, đầu máy với lộ trình làm chủ ngay từ đầu hoặc chuyển giao từng bước); nghiên cứu có cơ chế giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc doanh nghiệp có năng lực tham gia.

Về phát triển nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: Phát triển nguồn nhân lực cần tính toán đi trước một bước. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đường sắt Việt Nam nghiên cứu xem xét đề xuất Đề án phát triển nguồn nhân lực (sử dụng ngân sách nhà nước) để tiếp nhận công nghệ từ xây dựng phát triển hạ tầng, cơ khí, chế tạo, quản lý khai thác và điều hành…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tham khảo các cơ chế đặc thù của Đề án hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035, để có cơ chế đặc thù phân cấp, phân quyền cho địa phương (cơ chế sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương; địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng; bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm hay nhiều kỳ trung hạn 10, 15 năm…,).

Bộ Giao thông vận tải phân định rõ các nội dung Trung ương và địa phương theo khả năng, năng lực của từng địa phương; Trung ương (Bộ Giao thông vận tải) thống nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch, thiết kế chi tiết, công nghệ, trang thiết bị, đầu máy, toa xe… qua đó huy động nguồn lực đóng góp ngân sách của địa phương, từ nguồn quỹ đất dọc tuyến và đất tại các nhà ga (theo thiết kế TOD); cơ chế chính sách đổi đất lấy hạ tầng (TOD).

Cơ quan chức năng nghiên cứu cơ chế để doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tham gia tiếp nhận, nghiên cứu phát triển công nghệ cơ khí, chế tạo, tự động hóa…, trong đó xác định rõ vai trò của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; lấy ngành đường sắt (đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia) để làm "cú huých" phát triển một số ngành quan trọng của nền kinh tế đất nước (bao gồm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…).

Về hướng tuyến, Phó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nỗ lực, chủ động phối hợp chặt chẽ khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, công việc cần thiết để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ, chất lượng theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương bổ sung hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước ngày 01/10/2024) để phục vụ công tác thẩm định, trong đó lưu ý, rà soát cơ sở khoa học, thực tiễn, các vấn đề nêu trên, làm rõ, báo cáo cụ thể về các cơ chế, chính sách đặc thù để trình Quốc hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Hội đồng thẩm định Nhà nước triển khai, hoàn tất việc thẩm định theo quy định, trên cơ sở đó hoàn thiện Báo cáo trình Chính phủ trước ngày 5/10/2024.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chủ động gửi Hồ sơ xin ý kiến và mời các cơ quan của Quốc hội cùng tham gia trong quá trình thẩm định, hoàn thiện Hồ sơ Dự án.

Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ gửi các Bộ và Thành viên Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án mà Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định chậm nhất vào ngày 01/10/2024 để nghiên cứu trước; sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo thẩm định, Văn phòng Chính phủ gửi ngay cho các Thành viên Chính phủ để xin ý kiến; trên cơ sở đó Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, hoàn thiện báo cáo Chính phủ trước ngày 7/10/2024.

Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa vào thảo luận tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 (ngày 7/10/2024) để xem xét thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án; giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, tiếp thu các ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo; thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư Dự án.

Đọc thêm

Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp Giao thông

Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

TTTĐ - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7002/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
6 ý nghĩa lớn của Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu Giao thông

6 ý nghĩa lớn của Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

TTTĐ - Ngày 29/9, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19 đến Km53 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng.
Quảng Trị tiếp tục kiến nghị đưa xe tải nặng về lại cao tốc Giao thông

Quảng Trị tiếp tục kiến nghị đưa xe tải nặng về lại cao tốc

TTTĐ - Tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1 gia tăng, tỉnh Quảng Trị tiếp tục đề nghị xem xét lại việc phân luồng giao thông, trả xe tải nặng về lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Sớm tham mưu xây dựng đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát Giao thông

Sớm tham mưu xây dựng đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát

TTTĐ - Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về đề xuất đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
Tranh tài bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt giỏi Giao thông

Tranh tài bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt giỏi

TTTĐ - Sáng 27/9, tại Xí nghiệp trung đại tu ô tô Hà Nội, Tổng Công ty vận tải Hà Nội Transerco tổ chức Hội thi "Bảo dưỡng, sửa chữa xe buýt" năm 2024.
Hải Phòng: Khẩn trương giải phóng mặt bằng Dự án Cảng Hàng không Giao thông

Hải Phòng: Khẩn trương giải phóng mặt bằng Dự án Cảng Hàng không

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra việc giải phóng mặt bằng các Dự án trong quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi
Công cụ quan trọng để quản lý và điều hành giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Công cụ quan trọng để quản lý và điều hành giao thông

TTTĐ - Việc triển khai ứng dụng, hệ thống camera thông minh giám sát giao thông, an ninh của thành phố Hà Nội đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Bình Dương đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông vận tải Giao thông

Bình Dương đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông vận tải

TTTĐ - Phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hoá để xây dựng thành phố thông minh, hiện đại, đáp ứng mục tiêu quan trọng trong quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra.
Lâm Đồng: Sạt lở tỉnh lộ ĐT.721, cấm các phương tiện lưu thông Nhịp điệu cuộc sống

Lâm Đồng: Sạt lở tỉnh lộ ĐT.721, cấm các phương tiện lưu thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Lâm Đồng ra thông báo cấm các phương tiện lưu thông tại khu vực Km29+850 thuộc tỉnh lộ ĐT.721 nhằm khắc phục tình trạng sạt lở.
Thủ tướng Chính phủ khảo sát Cao tốc TP HCM - Chơn Thành Giao thông

Thủ tướng Chính phủ khảo sát Cao tốc TP HCM - Chơn Thành

TTTĐ - Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đã khảo sát tiến độ công trình Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Xem thêm