Vụ giải cứu vợ, gây thương vong 3 người ở Vĩnh Long: Những người tổ chức, tham gia bắt giữ có bị xử lý hình sự?
Tỉnh Vĩnh Long có nữ Phó Chủ tịch 70 nghìn trẻ Vĩnh Long được thụ hưởng ly Sữa học đường Tưng bừng khuyến mại khai trương chi nhánh Vietravel Vĩnh Long |
Công an tỉnh Vĩnh Long đang tạm giữ Trần Ngoại Giao (30 tuổi) điều tra về hành vi giết người. Cảnh sát cũng tạm giữ một số người khác để làm rõ hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Theo thông tin ban đầu, trưa 15/11 vừa qua, một nhóm người đi ô tô 7 chỗ đến quán cà phê Tâm Giao nằm ven quốc lộ 53 (đoạn qua xã Long An, huyện Long Hồ). Sau đó, những người này khống chế chủ quán là chị Võ Thị Thúy H (29 tuổi, vợ của Giao) đưa lên ô tô.
Nghe tiếng vợ la hét, Trần Ngoại Giao lao ra giải cứu vợ. Bị xịt hơi cay, Giao cầm thanh sắt khua, đâm về phía những người đang bắt giữ vợ mình khiến một người tử vong, 2 người khác bị thương. Sau đó, Giao đến trụ sở Công an xã Long An đầu thú.
![]() |
Hiện trường xảy ra vụ việc ngay trước cửa quán cà phê ven quốc lộ 53 (đoạn qua xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) |
Qua lời khai của các đối tượng, cơ quan điều tra xác định, ngày 15/11, bà Võ Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ ấp An Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; Tạm trú tại phường Hắc Dịch, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, là mẹ đẻ của chị H) do không đồng ý cho con gái sống với Giao nên thuê người đến bắt chị H đưa về nhà.
Sáu đối tượng được thuê gồm: Dương Vĩnh Tiến (ngụ Đồng Nai), Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Dũng (cùng ngụ huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Minh Tuấn (chưa rõ lý lịch) và Nguyễn Thanh Nhựt (xã Long An, huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Trong đó, người bị đâm chết là Nguyễn Minh Tuấn, còn đối tượng Nguyễn Văn Dũng bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long.
![]() |
Trần Ngoại Giao bị Công an tỉnh Vĩnh Long tạm giữ để điều tra làm rõ vụ việc |
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc trên dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Chưa đủ căn cứ để xử lý người chồng về tội giết người.
Luật sư Cường phân tích, theo thông tin từ phía cơ quan chức năng thì 7 đối tượng lạ mặt, đi xe ô tô 7 chỗ do mẹ đẻ của chị H (vợ anh Giao) thuê đến nơi ở của vợ chồng anh Giao để cưỡng ép, bắt vợ anh ta lên xe. Khi nghe tiếng vợ la hét, anh ta đã chạy đến cứu thì bị nhóm đối tượng dùng bình xịt hơi cay tấn công. Giao dùng thanh sắt đánh trả lại dẫn đến hậu quả 2 đối tượng bị thương và 1 đối tượng tử vong. Nếu thông tin đúng như vậy thì có thể khởi tố mẹ chị H và 7 đối tượng trên (trong đó có em trai chị H) về tội bắt giữ người trái pháp luật và xem xét hành vi của anh Giao có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không?
Để giải quyết vụ án này thì cơ quan điều tra cần làm rõ diễn biến hành vi của các bên, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực, mức độ đe dọa uy hiếp, gây nguy hiểm cho cả hai bên. Cơ quan chức năng cũng cần làm rõ ý thức chủ quan, tương quan lực lượng và hậu quả để xác định hành vi bắt giữ người trái pháp luật của nhóm 7 đối tượng nêu trên. Hành vi của anh Giao có phải là phòng vệ chính đáng, có thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hay không?
Còn mẹ chị H và nhóm đối tượng có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật và tội cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
![]() |
Luật sư Đặng Văn Cường trao đổi về vụ việc bắt giữ người trái pháp luật ở Vĩnh Long dẫn tới hậu quả nghiêm trọng |
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có đầy đủ các quy định để bảo vệ quyền tự do thân thể, quyền cư trú của công dân. Theo đó mọi việc bắt, giữ, giam người đều phải theo trình tự thủ tục luật định, do người có thẩm quyền quyết định. Việc cá nhân tổ chức sử dụng hung khí đến bắt giữ người khác đi khỏi nơi cư trú của họ là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đây là hành vi bắt, giữ người trái pháp luật đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 157, Bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt từ 6 tháng đến 12 năm tù giam.
Đặc biệt, với công dân đã thành niên thì dù là mẹ hay em trai của chị H cũng không được phép ép buộc, bắt giữ như diễn biến trong vụ việc này. Theo thông tin từ phía cơ quan điều tra thì mẹ chị H được xác định là người chủ mưu, đã thuê 6 đối tượng cùng em trai chị H đến bắt vì không đồng ý cho chị H chung sống với anh Giao.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi này và làm rõ mối quan hệ hôn nhân giữa chị H và anh Giao. Trong trường hợp hai người có hôn nhân hợp pháp thì hành vi này liền một lúc xâm phạm nhiều khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ trong đó có quyền tự do thân thể công dân và tự do hôn nhân. Bởi vậy, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ người trái pháp luật và tội cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Đây là hành vi coi thường pháp luật, vi phạm quyền tự do thân thể, tự do cư trú, tự do hôn nhân. Nếu thông tin ban đầu là đúng thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố mẹ chị H và 7 đối tượng nêu trên cùng về tội danh: Bắt, giữ người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157, Bộ luật Hình sự năm 2015. Phạm tội có tổ chức thì nhóm đối tượng này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
Nếu trước đó các đối tượng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015, có khung hình phạt từ 3 tháng đến 3 năm tù.
Trường hợp chưa bị phạt hành chính thì hành vi cản trở hôn nhân như vậy sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo khoản 2, Điều 55, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội 2 lần trở lên; đ) Đối với 2 người trở lên; e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%... Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộNgười nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Huế cảnh báo chiêu lừa đảo dịch vụ du lịch dịp nghỉ lễ

Sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ đối diện mức án cao nhất

Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Cần lập “hàng rào” an toàn cho trẻ em

Báo động tình trạng gia tăng tội phạm vị thành niên

Bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với sĩ quan Quân đội nghỉ hưu, chuyển ngành

Công bố thành lập Chi nhánh Văn phòng Luật sư tại tỉnh Khánh Hòa

Công ty Luật Tín Minh hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
