Tag

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển

Người Hà Nội 16/11/2021 08:00
aa
TTTĐ - Nhà văn Văn Giá từng rất tâm đắc khi nói về đào tạo nguồn nhân lực kế cận, xây dựng nên một nền văn học đô thị, điều rất cần thiết cho mỗi thành phố, đặc biệt thành phố có truyền thống văn hiến và đang hội nhập mạnh mẽ như Hà Nội. Nền văn học ấy mang khuôn mặt, tâm hồn của cư dân thành phố, điều đó cũng góp phần cho người Thủ đô soi chiếu những điều mình làm, xem đã đẹp chưa, xứng đáng với thành phố mình đang sống hay chưa?
Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học

Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương cũng từng viết: “Đô thị vì vậy gắn chặt với sự hiện đại hóa văn chương: đô thị là đề tài đồng thời cũng là thuộc tính của văn chương hiện đại. Sáng tác văn chương về đề tài đô thị tức là sáng tác văn chương dựa trên chất liệu đô thị, đô thị là thực thể có trước, có sẵn, văn chương biểu hiện nó trong sáng tác”.

Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học
Đời sống đô thị của thành phố sôi động như Hà Nội là chất liệu vô tận cho các sáng tác văn học

Đoàn Ánh Dương phân tích: “Vậy có thể hiểu văn chương đô thị như thế nào? Nhìn từ mối quan hệ giữa văn chương và đô thị, văn chương đô thị có thể được hiểu là văn chương của/về đô thị; Tức văn chương viết về đô thị và có tính đô thị, ở đây là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy. Nhìn từ mối quan hệ giữa nhà văn và đô thị, còn cần phải đặt vấn đề định vị nhà văn trong không gian văn học mà họ tạo tác, thuộc về.

Khi giới thiệu tuyển tập truyện ngắn đặc sắc về Hà Nội, chúng tôi đã cho rằng: “Nhà văn ở trong đô thị, và quan trọng hơn, có ý thức trở thành đô thị, mới tạo nên văn chương đô thị đích thực. Ở ngoài đô thị khó có được cảm quan đô thị, trong khi thuộc về đô thị nhà văn vẫn có thể sáng tạo ở chủ đề khác. Khai thác tính chất thế tục của đời sống đô thị hay khai thác cá nhân cá tính đều giúp văn chương đô thị phát triển đa dạng, cố nhiên khi nhà văn định vị bản thân vào không gian xã hội và văn chương thị thành”.

Xây dựng nền văn học đô thị để Hà Nội xứng tầm nghìn năm phát triển
Cuốn tiểu thuyết "Cửa hiệu giặt là" của nhà văn Đỗ Bích Thúy được ví như bức tranh về Hà Nội bằng văn xuôi

Những năm 30-45 của thế kỉ trước, Hà Nội ngày ấy đã có những trang viết của các tác giả như Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… hình thành nên dòng văn học đô thị. Có thể đến các tác phẩm “Gánh hàng hoa”, “Lá ngọc cành vàng”, “Thương nhớ mười hai”…

Ngay đầu những năm Đổi mới, từ một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải đến Nguyễn Huy Thiệp… cũng tiếp tục đề cập đến vấn đề này. Ma Văn Kháng và Nguyễn Khải thì làm sống dậy / lại đời sống thế tục của đô thị với "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú", "Hà Nội trong mắt tôi", "Thượng đế thì cười...

Nhà văn Đỗ Bích Thúy
Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Nhà phê bình văn học Đoàn Ánh Dương cũng nhận định còn rất nhiều những “cảnh và người” đô thị khác hiện lên trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Thị Thu Huệ... Các nhà văn viết về đô thị chính là viết về một mảng đời của họ, bằng sự trải nghiệm sâu sắc và những day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người trước sự xô bồ, một trong những hệ lụy của thành phố lớn tạo ra.

Chúng ta còn có những nhà văn cả đời sống và viết về Hà Nội như Nguyễn Việt Hà với các tác phẩm nổi tiếng “Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn”, “Ba ngôi của người”, “Của rơi” và nhiều tập tản văn; Đỗ Phấn với “Đêm tiền sử”, “Rừng người”, “Dằng dặc triền sông mưa”, Nguyễn Trương Quý với “Dưới cột đèn rót một ấm trà” và nhiều tập tản văn. Đô thị hiện lên rất đặc trưng và khác biệt trong những sáng tạo của những nhà văn này.

Chúng ta cũng có những nhà văn tuy không sinh ra và lớn lên tại nơi đây nhưng đã chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai của mình. Họ viết về đời sống đô thị với cái nhìn đầy chiêm nghiệm, đậm đà hơi thở cuộc sống hiện đại. Đó là Phong Điệp với “Lạc chốn thị thành”, “Blogger”, “Nhật kí nhân viên văn phòng”, “Kẻ dự phần”. Đó là Kiều Bích Hậu với “Đường yêu”, “Mây vàng”.

Đó là Nguyễn Đình Tú với “Nháp”, “Kín”; Đỗ Bích Thúy với “Cửa hiệu giặt là”; Nguyễn Xuân Thủy với “Nhắm mắt nhìn trời”...

Nhà văn Phong Điệp
Nhà văn Phong Điệp

Trên văn đàn Thủ đô, các nhà văn thế hệ 8x, 9x là những người hầu như trưởng thành hoàn toàn trong bầu khí quyển của đô thị. Có thể nhắc đến Hà Thủy Nguyên với “Bên kia cánh cửa”, Nhật Phi với “Người ngủ thuê”, Đinh Phương với “Nhụy khúc”, “Đợi đến lượt”, “Nắng Thổ Tang”...

Nhiều tác phẩm của các nhà văn Nguyễn Văn Học cũng đề cập đến vấn đề của đô thị. Có thể kể đến các cuốn sách của anh như: “Gái điếm”, “Đường dài hạnh phúc”, “Bão người”, “Cao chạy xa bay”, “Hỗn danh”, “Vết thương hoa hồng”, “Tiệc hoa” (2020)... Các nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, Lữ Thị Mai… cũng đang sống và viết miệt mài với các tác phẩm của mình, phác họa nên gương mặt đô thị, làm nên một nền văn chương đô thị dồi dào, sâu sắc cho Hà Nội.

Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp
Tác phẩm của nhà văn Phong Điệp

Chính những tác phẩm văn học đô thị này sẽ góp phần tạo nên diện mạo văn hóa của Hà Nội mỗi thời kì và để chúng ta xứng tầm với nghìn năm phát triển, sáng tạo không ngừng của mình.

Trong mục tiêu của chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa; Nâng cao nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 có nội dung: “Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, lấy “chân thiện mỹ” làm mục tiêu của các hoạt động nghệ thuật đồng thời tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân”.

Tin rằng, đội ngũ những người cầm bút của Thủ đô tiếp tục viết nên những tác phẩm mang đặc trưng, tâm hồn của đô thị Hà Nội ngày nay, đưa văn hóa và con người Thủ đô của chúng ta thành trọng tâm của sáng tạo, đưa nền văn chương của chúng ta tiếp tục hội nhập với thế giới.

Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa Bảo tàng - nơi lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô Du lịch, kiến trúc và lịch sử làm nổi bật những nét đẹp văn hóa Thủ đô
Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới Sân khấu Thủ đô sáng đèn, thắp lên nhiều triển vọng mới

Đọc thêm

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Xem thêm