Tag

Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học

Người Hà Nội 10/11/2021 17:57
aa
TTTĐ - Đóng góp này phải kể đến các nhà văn như Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý, Trần Chiến, Đỗ Phấn… những người cả đời sống với Hà Nội, viết về Hà Nội. Tác phẩm của họ một phần tạo nên diện mạo văn hóa cho Hà Nội ngày nay, đồng thời thúc đẩy, cổ động tình yêu Hà Nội, viết về Hà Nội của các lứa nhà văn kế cận.
Ấn hành hai tác phẩm dành cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Đình Tú

Phải có những trải nghiệm vô cùng phong phú với đời sống Hà Nội, phải có một tình yêu vô cùng lớn với mảnh đất này thì mới có thể kết tinh thành những con chữ, những tác phẩm đậm hơi thở của Hà Nội. Nguyễn Ngọc Tiến là một người như thế. Có thể kể đến những “Đi dọc Hà Nội”, “Đi ngang Hà Nội”, “5678” bước chân quanh hồ Gươm, rồi thì “Me Tư Hồng”, “Đi xuyên Hà Nội”, “Mong manh”, “Lính Hà”, “Chuyện quanh hồ Dâm Đàm”…

Những tác phẩm viết về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến
Những tác phẩm viết về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến

Dù là tản văn, khảo cứu, tiểu thuyết… Bao nhiêu trang sách là bấy nhiêu những câu chuyện khiến người đọc phải ồ, à. Bao nhiêu cuốn sách là bấy nhiêu câu chuyện xưa mà Nguyễn Ngọc Tiến đã kì công mang ra từ lớp bụi thời gian, làm bóng bẩy lại cho người đời nay đọc và ngẫm.

Gọi ông là “sử nhân” của Hà thành không ngoa, bởi ẩn sau cái vẻ thâm trầm, đôi phần chậm rãi ấy là cả một kho tàng về những thứ “âm ti củ tỉ” trên đất này.

Nếu “5678 bước chân quanh Hồ Gươm” là những câu chuyện thú vị, ít người hiểu thấu đáo mà phải là những người “ở gần Tháp Rùa” mới có dịp chứng kiến thì “Đi ngang Hà Nội” là những khảo luận đầy ắp tư liệu, về rất nhiều chuyện từ "Xe đạp Hà Nội", "Xe máy", "Bia hơi", "Chơi đĩa than" cho tới… "Điếm xưa, điếm nay".

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến

Rất nhiều tư liệu quý, hiếm mà ông rất mất công, thậm chí gặp không ít khó khăn để “truy tìm” trong sách, báo đã ấn hành; Gặp gỡ các nhà nghiên cứu, người cao tuổi sống lâu năm ở Hà Nội và trải nghiệm bản thân.

Với "Đi dọc Hà Nội", Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục triển khai góc nhìn mới về một số vấn đề, sự kiện, giúp người đọc biết về “người Tràng An thanh lịch” qua thú chơi hoa, qua lịch sử cầu Thê Húc, qua thuốc phiện và rượu lậu của một thời…

Một thời, thanh niên Hà Nội hay nói "Một chọi một lên cột đồng hồ", vậy cột đồng hồ đó ở đầu phố Hàng Đậu hay ở chỗ khác và tại sao họ lại thách đố nhau ở đó? Hay "Kẻ cắp chợ Đồng Xuân" đó là câu cửa miệng hay có hẳn tích về chuyện đó? Rồi tiếng rao Hà Nội và nhiều chuyện khác nữa cũng được Nguyễn Ngọc Tiến khắc họa đầy đủ trong cuốn sách này.

Là một họa sĩ nổi tiếng nhưng lại rất say mê với con chữ, Đỗ Phấn đã viết đến hơn 20 tác phẩm về Hà Nội. Trong đó, những cuốn tản văn mang đến cho độc giả nhiều câu chuyện, nhiều kí ức về Hà Nội một thời.

Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học
Những cuốn sách trong "gia tài" viết về Hà Nội của họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn

Gần 1000 trang viết về Hà Nội của Đỗ Phấn chia ra bốn cuốn sách: Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Ngẫm ngợi phố phường, Bâng quơ một thời Hà Nội và Đi chơi bờ hồ… Một con người sinh ra ở Hà Nội, sống một đời gắn bó buồn vui với Hà Nội, yếu quý Hà Nội hết lòng nên nói, kể, viết về Hà Nội cả đời cũng không hết chuyện.

Bốn cuốn tản văn của tác giả khi thì chia mục: Ăn, Chơi, Ở (trong Ngồi lê đôi mách với Hà Nội); Nếp cũ nhà xưa, Ẩm thực lưu kí, Đi và nghĩ (Đi chơi bờ hồ…); Quà quê quà phố, Sắc màu chớm đông, Biển trời nhung nhớ (Bâng quơ một thời Hà Nội). Có thể nói khái quát là tác giả đã viết về ba vấn đề lớn ăn, ở, chơi của người Hà Nội.

Tất nhiên điều đó chỉ có tính chất tương đối như trong bất kì việc phân loại nào. Tất cả những gì liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của một thành phố nghìn năm tuổi, một “đô thị đáng sống” đều được tác giả nâng niu, trân trọng làm sống lại trên những trang viết của mình.

Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn trong một buổi ra mắt sách về Hà Nội của ông
Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn trong một buổi ra mắt sách về Hà Nội của ông

Có thể nói không quá rằng tản văn của Đỗ Phấn đã làm nên một bảo tàng sống về Hà Nội một thời bao cấp vất vả thiếu thốn cho đến thời mở cửa phát triển bung ra. Từ một Hà Nội gồm những ngôi làng lớn yên bình, vỉa hè nền đất đầy cỏ xanh, giao thông chủ yếu bằng xe đạp và tàu điện thành một thành phố Hà Nội sôi động với những tòa nhà cao ngất, bạt ngàn xe máy ô tô.

Trong cái bảo tàng khổng lồ đó, có thể tìm thấy rất nhiều “hiện vật” mà ngày nay thể hệ 8X hay 9X chỉ có thể nghe kể và đọc trong sách báo, xem trong những tranh ảnh, phim tài liệu. Ví như bia hơi Cổ Tân lấy nắp hầm cá nhân mới đúc chưa khô làm bàn, nước giải khát “si-rô” là món quà ao ước của trẻ con thời đó, món “chè đỗ đen đá” là món ưa thích và phổ biến với mọi người. Rồi thì đào hầm, hố ở thành phố. Những khoanh bê tông làm hầm trở thành khoanh thành giếng thời Hà Nội thiếu nước sạch. Rồi chuyện về loại cá biển cắt ô tem phiếu, chè chén vỉa hè đồng giá 5 xu…

“Ai cũng có thể yêu Hà Nội và tình yêu thì không ai giống ai... Tình yêu này, không cần từng trải mới có được. Nhưng sống ở Hà Nội thì nên yêu Hà Nội. Có tình yêu thì vẫn tốt hơn, đừng nên chỉ coi nơi đây như một chốn dừng chân” - Trần Chiến đã viết trong cuốn sách “A đây rồi Hà Nội 7 món” của mình khi ông nhìn thấy bao nhiêu ngổn ngang, bề bộn, đổi thay ở thành phố mà ông đã sinh ra và lớn lên.

Khác những cuốn tản văn luôn viết về nét đẹp Hà Nội qua góc phố, hàng cây, tiếng rao đêm, món ăn ngon hay cái se lạnh của mùa thu..., nhà văn Trần Chiến yêu Hà Nội với tất cả sự đa dạng vốn có của nó. Với “Sương phố mặt người”, “Của nặng và nhẹ”, “Hà Nội là Hà Nội này”, Hà Nội của Trần Chiến hiện lên qua nhiều mảng màu, nhiều nét họa khác nhau, có vui có ngẫm nghĩ, có những nét đẹp và có cả những nỗi niềm “Hà Nội giờ thế đấy...”.

Hà Nội - những mạch nguồn vô tận cho tác phẩm văn học
Cuốn sách "A đây rồi Hà Nội 7 món" của nhà văn, nhà báo Trần Chiến

26 bài tản văn trong cuốn sách được viết rải rác trong nhiều năm. Có những bài viết từ hai chục năm về trước, đến nay vẫn không “lỗi thời”, như “Phố và Chợ” được viết năm 1991 về thành phố “đang bung ra rất chi hết mình”; như “Hà thành ẩm thực” được viết năm 1992, đi tìm câu trả lời cho “ăn uống Hà thành đang ở đoạn nào?”; hay “Ngõ nhỏ phố nhỏ” được viết năm 1999, thong dong từng nhịp chữ để thấy mỗi con ngõ có linh hồn, tâm trạng riêng, “ngõ như cái bảo tàng lưu lại dấu vết một Hà Nội từ làng xã phát triển lên, lưu luyến những gì cổ kính”.

Những bài viết gần đây, quãng 2015 - 2017, nếu “Ở bầu thì tròn”, “Đi ăn kiểu Mỹ” là những nghĩ suy về nếp sống đô thị, về thị dân hiện thời thì trong “Chín bỏ làm mười”, “Ký ức một hào” lại gợi về một Hà Nội bảng lảng xa xưa với cái Tết “vừa đủ, không ê hề, giữa khí xuân rào rạt bên ngoài và mùi nhang nồng đượm bên gian thờ”...

“Cậu ấm” và “A đây rồi Hà Nội 7 món” là những tác phẩm đã mang lại Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2015 cho nhà văn, nhà báo Trần Chiến.

Những cuốn sách về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Trương Quý
Những cuốn sách về Hà Nội của nhà văn Nguyễn Trương Quý

Nguyễn Trương Quý thì quá gần gũi với độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ. Là một kiến trúc sư viết sách, cái nhìn của Nguyễn Trương Quý nhiều phen khiến độc giả bất ngờ. Đến nay, nhà văn Nguyễn Trương Quý đã xuất bản chục cuốn sách về Hà Nội, như: "Tự nhiên như người Hà Nội" (NXB Trẻ, 2004); "Ăn phở rất khó thấy ngon" (NXB Trẻ, 2008); "Hà Nội là Hà Nội" (NXB Trẻ, 2010); "Xe máy tiếu ngạo" (NXB Trẻ, 2011); "Còn ai hát về Hà Nội" (NXB Trẻ, 2013); "Dưới cột đèn rót một ấm trà" (NXB Trẻ, 2013); "Mỗi góc phố một người đang sống" (NXB Trẻ, 2015); "Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca" (NXB Trẻ, 2018), “Hà Nội bảo thế là thường”... Trong đó, cuốn “Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca” vinh dự nhận giải “Tác phẩm” thuộc Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12-2019.

Nguyễn Trương Quý thầm lặng đi theo con đường viết về Hà Nội, giống như các bậc tiền bối Nguyễn Vinh Phúc, Băng Sơn hay Hoàng Đạo Thúy. Anh viết từ góc nhìn của anh, từ những chi tiết rất nhỏ mà mang đặc trưng của Hà Nội, từ phở, xe máy, cho đến những chiều sâu về thời gian và tính cách của người Hà Nội. Những năm gần đây, những trang viết của Nguyễn Trương Quý đã giàu tính khảo cứu hơn, khiến tản văn của anh hấp dẫn hơn.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý
Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Còn nhiều cuốn sách khác, của các nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học, Lữ Thị Mai… hay những tác phẩm là tập hợp của nhiều người viết. Điều đó cho thấy rằng, viết về Hà Nội luôn là một mạch nguồn vô tận. Thông qua những cuốn sách này, văn hóa Hà Nội, nét đẹp Hà Nội sẽ được lưu giữ mãi. Đồng thời, cả những thói hư tật xấu, những điều cần phải loại bỏ cũng được mang ra phê phán để đào thải ra khỏi nhịp sống hiện đại.

“Cô gái à, ngừng than vãn” hãy thay đổi bản thân... “Cô gái à, ngừng than vãn” hãy thay đổi bản thân...
"Nhật kí của chú bé Phil Mọt Sách" đến với độc giả Việt
Ra mắt tác phẩm thể hiện góc nhìn thú vị về những người yêu sách Ra mắt tác phẩm thể hiện góc nhìn thú vị về những người yêu sách

Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội Người Hà Nội

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.
Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người Văn hóa

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.
Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc Người Hà Nội

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".
Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội Người Hà Nội

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.
Xem thêm