Tag
Đô thị thông minh:

Xu hướng tất yếu của tương lai

Nhìn ra thế giới 18/03/2019 15:01
aa
TTTĐ - Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra trên thế giới. Nó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống con người. Mặt khác, quá trình này cũng gây ra những xáo trộn xã hội. Chính quyền nhiều thành phố phải đối mặt với các vấn đề như khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, xử lý chất thải, chăm sóc sức khỏe, đói nghèo, cơ sở hạ tầng...

Đô thị thông minh - Xu hướng tất yếu của tương lai

Đô thị thông minh sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề của xã hội hiện đại

Để vượt qua các thách thức trên, chính quyền nhiều thành phố phải tìm ra các giải pháp thức thời hơn. Đô thị thông minh (smart city) chính là giải pháp chiến lược, tận dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội này.

Xu hướng toàn cầu

Mặc dù thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về đô thị thông minh nhưng về cơ bản, đó là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ cao.

Nhiều quốc gia trên thế giới rất hào hứng và tham vọng xây dựng thành công nhiều đô thị thông minh trong tương lai.

Tại Mỹ, theo một báo cáo từ Liên đoàn các thành phố liên bang (NLC), hiện có 66% thành phố tại quốc gia này đang đầu tư vào các công nghệ phục vụ xây dựng đô thị thông minh.

Tại châu Âu, từ năm 2012, ủy ban châu Âu (EC) đã công bố sáng kiến mang tên “European Innovation Partnership on Smart Cities and Communities” (EIP-SCC). Thông qua sáng kiến này, 78 thành phố tại châu Âu đã bắt tay vào quá trình đô thị hóa.

Mới đây nhất, trong hai ngày 17 - 18/1/2019, tại tỉnh Chiang Mai (Thái Lan), Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng thư ký ASEAN đã diễn ra. Trước những tác động sâu rộng của Cách mạng công nghiệp 4.0, các nước ASEAN đều nhất trí sẽ triển khai nhiều biện pháp để chủ động thích ứng, trong đó có sáng kiến xây dựng mạng lưới thành phố thông minh và an ninh mạng.

Cuộc chạy đua của các quốc gia

Nhiều dự án chiến lược mang tầm quốc gia cùng với sự hỗ trợ, đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ, Singapore hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Nổi bật trong số các dự án xây dựng đô thị thông minh cấp quốc gia tại Singapore phải kể đến Smart Nation được triển khai từ năm 2014.

Singapore đang hướng tới mục tiêu trở thành “Quốc gia thông minh” đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Straitstimes
Singapore đang hướng tới mục tiêu trở thành “Quốc gia thông minh” đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Straitstimes

Đến nay, các dự án chiến lược trên đều được đánh giá cao về tính ứng dụng và hiệu quả mà nó mang lại cho người dân. Đặc biệt, các ứng dụng giúp định hướng tuyến đường xe buýt và tàu điện ngầm hay việc phát triển các khu đa chức năng nhằm giảm nhu cầu đi lại và cung cấp việc lựa chọn giao thông công cộng chất lượng cao đã giúp mạng lưới giao thông Singapore trở nên vô cùng hiệu quả và tiện lợi. Hiện người dân Singapore có thể tiếp cận 98% dịch vụ hành chính trên mạng.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu châu á về phát triển mô hình thành phố thông minh, vốn nằm trong chiến lược xây dựng quốc gia thông minh. Mới đây nhất, chính quyền thành phố Seoul đã công bố “Kế hoạch xúc tiến xây dựng thành phố thông minh Seoul”.

Kế hoạch được Thị trưởng Seoul Park Won-soon công bố, theo đó, thành phố sẽ đầu tư 1.400 tỷ won (hơn 1 tỷ đô la Mỹ) trong bốn năm tới để biến Seoul trở thành thủ đô dữ liệu. Mục tiêu đến năm 2022, thành phố sẽ lắp đặt 50.000 thiết bị cảm biến mạng Internet vạn vật (IoT).

Những thiết bị này sẽ thu thập các dữ liệu về môi trường đô thị như hạt bụi, tiếng ồn, gió… cũng như dữ liệu liên quan đời sống người dân như dân số lưu động và lượng xe cộ lưu thông.

Tại Canada, Chính phủ nước này công bố hợp tác với Alphabet (công ty mẹ của Google) dự án về đô thị thông minh mang tên Quayside. Một trong những mục tiêu của dự án là đưa ra những quy định về thiết kế, chính sách và công nghệ dựa trên thông tin từ một mạng lưới cảm biến rộng lớn, có khả năng thu thập dữ liệu về mọi hoạt động trong thành phố, từ chất lượng không khí đến mức độ tiếng ồn...

Helsinki (Phần Lan) là thành phố được đánh giá cao nhờ dữ liệu mở và minh bạch với hơn 1.200 kho dữ liệu dùng chung. Thành phố có hẳn một khu vực - quận Kalasatama là nơi phát triển, thử nghiệm những dịch vụ thông minh và công nghệ mới. Các dự án đáng chú ý bao gồm: Hệ thống tự động thu gom chất thải, giúp giảm lưu lượng xe chở rác tới 80 - 90%; mạng lưới điện thông minh và hệ thống giám sát thời gian thực giúp giảm 15% lượng tiêu thụ năng lượng.

Nước láng giềng với Việt Nam là Thái Lan cũng đang lên kế hoạch xây dựng thành phố thông minh. Nền tảng dữ liệu thành phố thông minh dự kiến được triển khai ngay trong năm nay để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi. Từ năm 2020, khoảng 100 dịch vụ điện tử sẽ sẵn sàng phục vụ người dân tại quốc gia này. Theo kế hoạch của ủy ban thành phố thông minh quốc gia Thái Lan (NSCC), 10 khu vực tại 7 tỉnh thành đã bắt đầu chuyển đổi bao gồm: Phuket, Chiang Mai, Khon Kaen, Bangkok, Chon Buri, Rayong và Chachoengsao.

Hà Nội hướng tới mô hình đô thị thông minh an toàn, thân thiện

Tháng 8/2018, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực hiện đề án, Chính phủ và các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực nghiên cứu, hợp tác với các doanh nghiệp có nhiều đóng góp về xây dựng thành phố thông minh trên thế giới.

Trên thực tế, Hà Nội đã bắt đầu đưa một số thành tố của đô thị thông minh vào triển khai trong thực tế. Ví dụ như: ứng dụng tìm kiếm điểm đỗ xe qua thiết bị di động - iParking; ứng dụng tìm kiếm, sử dụng xe buýt - Timbuyt; bản đồ số các điểm ngập úng...

Bên cạnh đó, có thể kể đến dự án đô thị thông minh trục Nhật Tân - Nội Bài, hợp tác xây dựng với một tập đoàn của Nhật Bản. Dự án sẽ được xây dựng đồng bộ trên diện tích khoảng 272ha. Sau khi hoàn thành, thành phố dự kiến sẽ hội tụ nhiều nền tảng công nghệ đang được áp dụng tại những khu đô thị hiện đại ở Nhật như: Điện năng lượng mặt trời, xe buýt tự lái, hệ thống điều hòa không khí tổng thích hợp với khí hậu Hà Nội…

Tháng 9/2018, Hà Nội được vinh dự chọn là thành phố đầu tiên mở đầu trong chuỗi hoạt động quan trọng của Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu á - châu Đại Dương (ASOCIO) nhằm chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh tại các quốc gia trong khu vực. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh: “Hà Nội mong muốn hướng tới một mô hình hành phố thông minh mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm