Xuất bản cuốn sách kỉ niệm 200 ngày sinh nhà văn Ivan Turgenev
Bìa cuốn sách "Nhật kí của một con người thừa" của nhà văn Ivan Turgenev
Bài liên quan
Xuất bản "Những cú nhảy nghề nghiệp"
Lắng nghe âm nhạc cứu rỗi trái tim trong "Cây vĩ cầm Ave Maria"
Xuất bản cuốn sách kinh điển về đề tài truyền cảm hứng
Độc giả đội mưa xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Ivan Sergeevitr Turgenev (1818-1883) là một trong những nhà văn có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Nga thế kỷ XIX. Các tác phẩm của ông được xem như cuốn biên niên sử ghi lại đời sống tinh thần của nhân dân Nga, của giới trí thức quý tộc Nga suốt 40 năm, từ những năm 1840 đến 1870.
Đánh giá về các đóng góp của ông, có thể nói, Turgenev là người đầu tiên trong văn học Nga viết cuốn sách mà ở đó thông qua bức tranh sinh hoạt thường nhật của cuộc sống Nga nơi thôn dã, thông qua hình ảnh vô số các nông phu Nga lam lũ lao động kiếm sống đã khẳng định không chút hoài nghi rằng nhân dân mới chính là động lực và cội rễ làm nên lịch sử, làm nên linh hồn sống của cả dân tộc (Bút ký người đi săn).
Ông cũng là người đầu tiên có sáng kiến xây dựng thử nghiệm hình ảnh một nhà hoạt động xã hội năng nổ, một nhà dân chủ lý tưởng, một “con người mới” của thời đại những năm 1860 khi chế độ quân chủ phong kiến bắt đầu tan rã, phản biện về các phẩm chất đạo đức và đặc điểm tâm lý của con người ấy (Đêm trước, Cha và con).
Cũng chính Turgenev, một lần nữa, lại là người đầu tiên trong văn học Nga đưa ra lời đánh giá về ý nghĩa của một vận động xã hội khác diễn ra ở Nga những năm 1860 - đó là sự thay đổi vai trò người phụ nữ trong đời sống xã hội và mẫu hình của người phụ nữ tiến bộ thoát ra khỏi các định kiến gò ép của môi trường nông nô gia trưởng.
Ở Việt Nam, các tác phẩm của Turgenev được dịch chưa nhiều, gồm tập "Bút ký người đi săn", các truyện vừa "Mối tình đầu", "Axia", "Lũ xuân", các tiểu thuyết "Một tổ quý tộc", "Đêm trước", "Cha và con".
Tập truyện "Nhật kí của một con người thừa" gồm năm truyện ngắn và truyện vừa khác nữa của nhà văn: "Nhật ký của một con người thừa", "Ba bức chân dung", "Mumu", "Giấc mơ", "Bài ca tình yêu chiến thắng".
Trong đó ba truyện đầu thuộc mảng đề tài quen thuộc trong sáng tác của ông mà độc giả Việt Nam từng biết đến qua những dịch phẩm kể trên - những câu chuyện tình yêu với kết thúc buồn, những con người có trí tuệ nhưng đáng tiếc là đã sống hoài, sống phí, những cuộc đời nông nô nhiều đắng cay và nước mắt,…
Hai truyện sau với nội dung hoang đường khác lạ cho thấy một phương diện khác trong cuộc kiếm tìm nghệ thuật của nhà văn giai đoạn cuối đời.