Tag
Triển khai đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Xứng đáng vị thế "đầu tàu" kinh tế, "trái tim" văn hóa

Nhịp điệu cuộc sống 28/11/2024 17:39
aa
TTTĐ - Các chuyên gia thống nhất nhận định, Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh hơn vai trò của Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước. Đồng thời, Thủ đô càng lúc càng trở thành nhịp đập lan tỏa văn hóa, kết tinh bản sắc của một dải non sông.
Khẳng định vị thế lá cờ đầu ngành Giáo dục Thủ đô

Động lực sau sự phát triển công nghiệp của Bắc Giang

Khoảng 2 thập kỷ gần đây, tỉnh Bắc Giang nổi lên như là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tính riêng 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh Bắc Giang thu hút trên 1,7 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi. Trong đó, cấp mới 20 dự án trong nước, vốn đăng ký 12.700 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2023; 54 dự án FDI, vốn đăng ký 367 triệu USD, bằng 26% cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng điều chỉnh 16 dự án trong nước, vốn đăng ký tăng thêm gần 2.600 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần; điều chỉnh 53 dự án FDI tổng vốn tăng thêm 725,5 triệu USD, gấp 2,2 lần. Tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 9 cả nước.

Dự án Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang do CNCTech đầu tư trên diện tích 67 hecta, dự án phức hợp về kho bãi, logistics, trung tâm phân phối, triển lãm, trạm dừng nghỉ, khách sạn, căn hộ dịch vụ ngay trên tuyến quốc lộ 1, huyết mạch giao thương đường
Dự án Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang do CNCTech đầu tư trên diện tích 67 hecta, dự án phức hợp về kho bãi, logistics, trung tâm phân phối, triển lãm, trạm dừng nghỉ, khách sạn, căn hộ dịch vụ

Về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của Bắc Giang trong lĩnh vực thu hút công nghiệp, ngoài yếu tố quyết sách đúng đắn từ Trung ương đến địa phương, thì vấn đề liên kết với Thủ đô Hà Nội cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh này.

Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang Đào Xuân Cường cho hay, tỉnh nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư thông qua hợp tác và liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế lớn. Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội, hạ tầng kỹ thuật và xã hội của vùng đang được tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại.

Trong vùng, Bắc Giang được xem là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Đây là lợi thế lớn để Bắc Giang thu hút đầu tư, công nghiệp.

Xứng đáng với vị thế đầu tàu kinh tế,
Các KCN tại Bắc Giang (Ảnh: CTTĐT Bắc Giang)

Xác định rõ mối liên kết với Hà Nội là yếu tố then chốt cho sự phát triển, trong quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000 nhấn mạnh yêu cầu trọng tâm cần nghiên cứu quy hoạch đô thị Bắc Giang là tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược: đô thị cửa ngõ, trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Vùng Thủ đô gồm 10 tỉnh, thành là: Thủ đô Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Tương tự như Bắc Giang, câu chuyện tận dụng lợi thế trong mối liên kết với Hà Nội cũng được nhắc đến tại Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình và hầu hết các tỉnh trong vùng kinh tế phía Bắc. Có thể nói, Hà Nội thực sự chứng minh vai trò đầu tàu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực.

Đầu tàu kinh tế của vùng và đất nước

Điểm nổi bật của Luật Thủ đô (sửa đổi) là có một chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24/5, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh nội dung: “Tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối về giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước”.

Những vành đai lan toả sự phát triển của Hà Nội tới cả vùng thủ đô.
Những vành đai lan tỏa sự phát triển của Hà Nội tới cả vùng Thủ đô

Trong khi đó, Nghị quyết số 15- NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng: “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước cùng phát triển”. Qua đây khẳng định vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm rất lớn của Hà Nội với cả nước về việc liên kết, phát triển vùng.

Điều 44 chương 5 của Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc có trách nhiệm liên kết, phát triển theo các chương trình, dự án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống quy hoạch quốc gia.

Vành đai 4 đoạn qua xã Vân Tảo, huyện Thường Tín. Phía xa là sông Hồng, nơi dự kiến sẽ xây dựng cầu Mễ Sở nối Hà Nội với Hưng Yên (thuộc Vành đai 4 Vùng Thủ đô). Ngoài Mễ Sở, hai cầu lớn khác trên Vành đai 4 gồm cầu Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng vượt sông Đuống cũng sắp được triển khai xây dựng.
Vành đai 4 đoạn qua xã Vân Tảo, huyện Thường Tín. Phía xa là sông Hồng, nơi dự kiến sẽ xây dựng cầu Mễ Sở nối Hà Nội với Hưng Yên (thuộc Vành đai 4 Vùng Thủ đô). Ngoài Mễ Sở, hai cầu lớn khác trên Vành đai 4 gồm cầu Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng vượt sông Đuống cũng sắp được triển khai xây dựng

Theo đó, mục tiêu, nguyên tắc liên kết, phát triển vùng trong Luật Thủ đô (sửa đổi), quy định thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc có trách nhiệm liên kết, phát triển theo các chương trình, dự án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống quy hoạch quốc gia. Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển vùng và cả nước.

Việc liên kết, phát triển vùng phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, Luật Thủ đô và các luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng; đồng thuận, bình đẳng, công khai, minh bạch; thực hiện phối hợp, liên kết phát triển thông qua kế hoạch, chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án được giao cho địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan hoặc chịu tác động nhiều nhất đến lĩnh vực, nhiệm vụ cần phối hợp, liên kết.

Hội chợ xúc tiến thương mại tại huyện Phú Xuyên
Hội chợ xúc tiến thương mại giữa các tỉnh phía Bắc

Cụ thể hóa yêu cầu đó, Hà Nội đã chủ động, tiên phong triển khai Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhằm khắc phục hạn chế về liên kết vùng. Từ tháng 6/2023, thành phố Hà Nội cùng với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh khởi công dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Con đường chiến lược này là huyết mạch tạo ra không gian và động lực phát triển cho Hà Nội, cho Vùng Thủ đô và cả nước.

Về thương mại dịch vụ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội Nguyễn Ánh Dương, cho biết, hạ tầng thương mại của thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài (AEON, LOTTE, Mega Market; FUJIMART...) và các doanh nghiệp phân phối hàng đầu trong nước (Winmart, Co.op Mart...), với 28 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, 164 chuỗi kinh doanh an toàn kết nối với 12 tỉnh, thành phố phía Bắc, trên 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 600 website thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử...

Hệ thống phân phối với quy mô và sức ảnh hưởng lớn này là điều kiện, lợi thế giúp Hà Nội trở thành trung tâm kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa của các tỉnh, thành phố và xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài. Đổi lại, hàng hóa được đưa về góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Thủ đô.

Khách tham quan hào hứng mua sắm tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024
Khách tham quan hào hứng mua sắm tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội tổ chức

Đến nay, thành phố Hà Nội đã kết nối, ký kết các văn bản hợp tác toàn diện với 44 tỉnh, thành phố; liên tục đổi mới hoạt động liên kết, mở rộng đầu tư với các tỉnh, thành phố trong các vùng kinh tế trọng điểm cũng như mọi vùng, miền trên cả nước.

Về chủ trương hợp tác trong giai đoạn tới, quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho rằng, Hà Nội đang đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở để giữ vai trò trung tâm, tạo động lực liên kết, phát triển vùng.

Về hoạt động kết nối, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Mạc Quốc Anh, Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành phố trên 7 nhóm nội dung phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cần phối hợp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong các lĩnh vực có lợi thế của mỗi địa phương; tăng cường trao đổi thông tin thương mại, xuất nhập khẩu; liên kết, phát triển mạng lưới logistics.

“Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối phát triển du lịch giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố nhằm cùng phát huy lợi thế, cùng xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, có sức cạnh tranh cao, nhằm kích cầu tiêu dùng, thu hút khách du lịch đến với mỗi địa phương”, ông Mạc Quốc Anh nêu ý kiến.

“Trái tim” văn hóa

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội cho rằng, Thủ đô cũng phải thực hiện tốt được vai trò liên kết vùng về phát triển công nghiệp văn hóa; trong đó có liên kết các không gian truyền thống của nghìn năm văn hiến với không gian mới hiện đại, gắn không gian Ba Vì, Hồ Tây, Cổ Loa và văn hóa xứ Đoài... để tạo ra một sức sống mới cho Hà Nội.

Xứng đáng với vị thế đầu tàu kinh tế,
Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư Trưởng thành phố Hà Nội

Ông Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh, Hà Nội có diện tích rộng, lịch sử phát triển lâu dài, có những đặc trưng khu phố cổ, phố cũ thời Pháp, khu cảnh quan như Hồ Gươm, Hồ Tây, khu trung tâm chính trị Ba Đình, các làng nghề truyền thống.

Nhiệm vụ trong những năm vừa qua, qua 7 lần quy hoạch, Hà Nội mặc dù đã cố gắng cải tạo, phát huy giá trị di sản này, nhưng chưa hết tiềm năng. Giai đoạn tới, Hà Nội cần đảm bảo phát triển mới, gắn với cải tạo tái thiết các khu đô thị hiện hữu. Bên cạnh đó, Hà Nội phải quyết tâm trong bảo tồn biệt thự, bảo tồn phố cổ, bảo vệ khu trung tâm Ba Đình và đặc biệt khai thác cảnh quan để bảo vệ môi trường của hơn 120 hồ nước.

"Để nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, động lực thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô trước hết chúng ta cần có chính sách bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị cốt lõi của chủ thể văn hóa Thăng Long - Hà Nội tạo ra sức lan tỏa cho các vùng ngoại vi cạnh nó", GS. TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nêu ý kiến tại hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Văn hoá lễ hội của Hà Nội được tái hiện trên sân khấu đi bộ trong Ngày hội Văn hoá vì hoà bình
Văn hóa lễ hội của Hà Nội được tái hiện trên sân khấu đi bộ trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn, trước hết, cần cụ thể hóa hơn chính sách kinh tế trong văn hóa, chính sách văn hóa trong kinh tế, chính sách xã hội hóa... để chính sách phải trở thành cầu nối gắn kết văn hóa với kinh tế trong phát triển vùng. Bởi trong chính quá trình tiếp xúc, giao lưu kinh tế - văn hóa luôn chấp nhận chọn lọc, không chối từ mà Thăng Long - Hà Nội luôn luôn được bổ sung, tăng cường, tích góp các yếu tố văn minh, kỹ thuật, văn hóa từ “Tứ chiếng”, “Tứ trấn” đến cả nước và quốc tế.

Nói cách khác, tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa đã làm nên diện mạo của kinh tế - văn hóa Thăng Long trong mọi thời điểm. Không có tiếp xúc ggiao lưu kinh tế, văn hóa, không có một Thăng Long - Hà Nội như đã và đang có. Thời đại ngày nay, văn hóa ngày càng thể hiện rõ nét nhân tố tạo sự gắn bó và sự sáng tạo của Nhân dân.

Hà Nội được mệnh danh là “Thủ đô di sản”, để phát huy hiệu quả các giá trị kinh tế - xã hội của di sản và tạo thương hiệu cho riêng mình, theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn, Hà Nội cần lập ra hội đồng, tổ chức hội thảo chuyên đề để chọn lọc những di sản văn hóa tiêu biểu để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa có tính chất quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Thủ đô. UBND thành phố và Sở Du lịch Hà Nội cần đưa ra quy hoạch, chiến lược phát triển loại hình du lịch sinh thái và nhân văn.

Bạn trẻ giới thiệu đặc sản làng nghề truyền thống của Hà Nội trên sân khấu thực cảnh tại Ngày hội văn hoá vì hoà bình
Bạn trẻ giới thiệu đặc sản làng nghề truyền thống của Hà Nội trên sân khấu thực cảnh tại Ngày hội văn hóa vì hòa bình

Ngoài ra, với vị trí trung tâm của toàn vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô, Hà Nội phát huy tính kết nối với các địa phương phát triển du lịch, khai thác các thế mạnh của từng địa phương; tăng cường liên kết, nhất là liên kết liên vùng phát triển thành vùng du lịch trung tâm, quan trọng của miền Bắc với các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù đem lại thương hiệu cho vùng Thủ đô. Với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô di sản” và ngày nay là “Thành phố sáng tạo”, Thủ đô Hà Nội là cầu nối liên kết Việt Nam với thế giới.

Việc tổ chức các hội nghị quốc tế kết hợp với các tour du lịch ngắn ngày nhằm quảng bá văn hóa đặc sắc và hoạt động kinh tế của nhiều vùng miền, địa phương tại Thủ đô và của Thủ đô tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước”.

Đọc thêm

Festival Hoa Đà Lạt tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị về hoa và nghề trồng hoa Du lịch

Festival Hoa Đà Lạt tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị về hoa và nghề trồng hoa

TTTĐ - Tối 5/12, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X-năm 2024.
Đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Giao thông

Đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết

TTTĐ - Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Ất Tỵ 2025, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch, chỉ rõ các nhiệm vụ, và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Làm mới không gian phố đi bộ bằng sản phẩm văn hóa di sản Du lịch

Làm mới không gian phố đi bộ bằng sản phẩm văn hóa di sản

TTTĐ - Với những điểm đặc sắc về văn hoá, lịch sử, không gian đi bộ đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Ðình, Hà Nội) đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị kết hợp giữa ẩm thực, cảnh quan và di sản văn hoá.
Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp Người Hà Nội

Trăn trở trước những công trình kiến trúc thời bao cấp

TTTĐ - Trên chặng đường phát triển của Hà Nội, những công trình kiến trúc thời bao cấp làm nên bản sắc văn hóa của Thủ đô. Theo các chuyên gia, giữ lại các công trình kiến trúc thời bao cấp cũng là giữ một phần “hồn” đô thị của Hà Nội.
Cần xử phạt nghiêm tình trạng xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều Giao thông

Cần xử phạt nghiêm tình trạng xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều

Tình trạng xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều… vào giờ cao điểm, ở nhiều ngã tư tại Hà Nội hiện nay vẫn diễn ra khá phổ biến, việc không chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ, không chỉ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
Cần có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại Giao thông

Cần có duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, cơ bản, hiện đại

TTTĐ - Sáng 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, TP HCM và các bộ, ngành liên quan về Đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
Chuyên gia phân tích vai trò dự án du lịch tại Vịnh Trung tâm Cát Bà Du lịch

Chuyên gia phân tích vai trò dự án du lịch tại Vịnh Trung tâm Cát Bà

TTTĐ - Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, tăng trưởng du lịch theo hướng sinh thái xanh là hướng đi đúng đắn của Cát Bà. Theo đó, hòn đảo này cần thu hút được những doanh nghiệp đầu tư chuyên nghiệp, bài bản và tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững.
Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ... Người Hà Nội

Để di tích được tôn vinh, trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ...

TTTĐ - Việc đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện mô hình tuyên truyền di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn chính là tôn vinh di tích, thúc đẩy những giá trị ngàn xưa cha ông để lại trở thành nguồn lực văn hóa mạnh mẽ, tham gia vào công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa tại Hà Nội.
Khai mạc Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 Du lịch

Khai mạc Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 4

TTTĐ - Sáng 5/12, trước cổng di tích chợ Bến Thành, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ Du lịch TP Hồ Chí Minh lần thứ 4, năm 2024, bắt đầu chuỗi hoạt động lễ hội, du lịch sôi động xuyên suốt một tuần.
Đón chờ festival hoa Mê Linh Du lịch

Đón chờ festival hoa Mê Linh

TTTĐ - Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối thàng 12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện này.
Xem thêm