Tag

Bài 133: Hiền tài thời nào cũng quan trọng

Phóng sự 02/01/2017 09:28
aa
TTTĐ - Gần một năm qua với 132 bài viết, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về công tác phát triển nguồn nhân lực trẻ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ, đây là một vấn đề có ý nghĩa sống còn với sự phát triển của quốc gia, dân tộc nhất là trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và quyết liệt như giai đoạn hiện nay.

Bài 133: Hiền tài thời nào cũng quan trọng

>> Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
* Bài 130: Đừng bỏ quên những ông chủ “sinh ra từ làng”
* Bài 131: Xây dựng chiến lược và quản lý bằng hệ thống
* Bài 132: Làng nghề đổi mới phương pháp đào tạo để “giữ” thợ giỏi


Bài 133: Hiền tài thời nào cũng quan trọng

Hiền tài thời nào cũng quan trọng. Ảnh minh họa.

Nhân tài được đặc biệt quan tâm

Từ xa xưa, ông cha ta đã đặc biệt quan tâm và trọng dụng nhân tài. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng nói: “Có giang sơn thì sĩ đã có tên, so chính khí đã đầy trong trời đất” và coi nhân tài là rường cột của quốc gia, với một chính sách nhất quán và cụ thể đi từ cấp trung ương đên tận làng xã.

Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta, trải qua bao nhiêu thăng trầm, trước mọi cuộc xâm lăng với những tên đế quốc sừng sỏ nhất vẫn trường tồn và phát triển cho đến ngày nay là do nhiều yếu tố, trong đó không thể không đề cập đến chính sách sử dụng và trọng dụng nhân tài của người xưa.

Phương pháp tuyển chọn nhân tài bằng thi cử ở Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Lý và kéo dài đến thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX). Cùng với Trường Quốc Tử Giám (để đào tạo văn quan), còn có các Giảng Võ đường để đào tạo võ quan.Đối với các triều đại phong kiến Việt Nam, tuyển chọn nhân tài có nhiều cách nhưng việc tuyển chọn tốt nhất, công bằng nhất là tổ chức các khoa thi. Các khoa thi được tổ chức thường xuyên, ngày càng nghiêm túc và chặt chẽ; trở thành cơ chế tuyển chọn nhân tài chủ yếu cho bộ máy cai trị ở trung ương và các cấp địa phương.

Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, đánh giá và sử dụng cán bộ, giao cho họ những trọng trách và giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã có nhiều chính sách để thu hút nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự viết “Chiếu cầu người hiền tài”, kêu gọi mọi người, các địa phương tiến cử người hiền tài cho Chính phủ.

Trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài càng phải được thực hiện nghiêm túc, sáng suốt, có hiệu quả cao. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII vừa ban hành mới đây chỉ rõ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước…

Đảng ta quyết làm trong sạch đội ngũ, để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, trách nhiệm, trong sạch… “Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân” – Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ.

Hiểu đúng để trọng dụng hiền tài

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” câu nói nổi tiếng của cụ Thân Nhân Trung, Tiến sỹ thời Lê không ít người không biết đến. Tuy nhiên, có nhiều người lại đồng nghĩa nhân tài với hiền tài và thậm chí không ít người tài hèn, đức mọn lại luôn tự nhận mình là người có tài và đòi hỏi phải được trọng dụng. Hiền tài ở đây phải hiểu là đức và tài đi liền với nhau.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, rõ ràng cả cụ Thân Nhân Trung và Cụ Hồ Chí Minh đều nói đến chữ “đức” trước và rất trọng chữ “đức”. Hiện nay đang tồn tại quan niệm là phải trải thảm đỏ như có chế độ lương bổng cao, cấp đất, cấp nhà và nhiều ưu đãi khác trên cơ sở sở bằng cấp mà người được gọi là “tài” đang có. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta quên mất một điều rằng người như thế nào thì được gọi là “tài” và thế nào là “hiền tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: Nếu đọc hàng ngàn, hàng vạn cuốn sách mà không làm được việc gì có ích cho dân, cho nước thì việc đọc đó cũng vô nghĩa. Điều đó có thể hiểu là: Người giúp được dân được nước mới quan trọng chứ không phải mang bằng cấp ra để khoe với thiên hạ.

Hiền tài không phải đơn thuần chỉ là người có bằng cấp cao hoặc được học ở chỗ nọ, chỗ kia. Những người nông dân chế tạo ra máy gặt, máy bóc lạc và thậm chí còn cả “máy bay”… thì họ cũng chính là hiền tài của đất nước. Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để họ có thêm điều kiện phát triển những sáng kiến làm lợi cho nền nông nghiệp nước nhà. Ngược lại, không ít người có thể bằng cấp đầy mình, lúc nào cũng tự cho mình là nhân tài phải được trọng dụng. Họ phê phán, chê bai rất giỏi nhưng nếu hỏi họ đã làm được gì để đất nước tốt hơn, tập thể tốt hơn thì họ không thể trả lời được. Trên thực tế có không ít người, nếu không có tiền đóng góp của nhân dân thông qua Chương trình học bổng 322 thì không biết đến đời nào, kiếp nào họ mới có thể ra được nước ngoài để học tập. Vậy mà, khi học xong họ lại quên mất những người đã giúp họ ngày hôm nay. Họ không muốn trở về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc và luôn biện bạch với nhiều lý do khác nhau…

Bước vào thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hóa là bước vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt về trình độ khoa học – công nghệ mà thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân tài, về thu hút người tài.

Các quốc gia phát triển từ nửa thế kỷ trước họ đã chủ động đề ra chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, thu hút người tài, do đó mà có hiện tượng di chuyển người tài từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Trước tình hình đó, nếu không muốn tụt hậu ngày càng xa, các quốc gia đang phát triển phải sớm có chiến lược nhân tài của mình.

Người tài có nhiều mức độ. Thiên tài là người có tài năng kiệt xuất, được trời phú, vượt trội lên về nhiều mặt, là chung đúc của khí thiêng ong núi, là tinh hoa của dân tộc và thời đại. Vì vậy, thiên tài là cực kỳ quý hiếm trong thiên hạ, có khi hàng trăm năm mới xuất hiện một vài người.

Nhân tài ở mức thấp hơn, không đến nỗi “thưa thớt như sao buổi sớm” nhưng cũng là tài sản quý hiếm. Họ là những người có tài năng xuất sắc, có trí tuệ hơn người, có tầm nhìn xa trông rộng, am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nhất định, nên có khả năng dự báo, đề xuất những giải pháp mới, biết quy tụ sức mạnh tập thể, có ý chí vượt qua trở ngại, khó khăn, góp phần thúc đẩy cuộc sống tiến lên. Do đó, ở đâu chú trọng đào tạo, thu hút nhân tài, ở đâu người tài được trọng dụng, đặt đúng chỗ, ở đó có khả năng tạo ra động lực cho sự phát triển.

Trong đấu tranh chống ngoại xâm, cha ông ta thường “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”. Lực mỏng phải tạo thế, dùng thế để tăng lực. Thế mạnh của Việt Nam là con người, do đó khâu then chốt là phải biết dùng người tài. Ngày nay, Việt Nam cũng vẫn phải đi lên chủ yếu bằng con đường phát triển con người, bằng trí tuệ của con người Việt Nam.

Cuộc cạnh tranh quyết liệt ở bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xét đến cùng là cuộc cạnh tranh nhân tài. Sự chậm chạp trong chiến lược nhân tài; sự bỏ rơi, lãng quên, làm mất mát nhân tài cũng là làm mất mát tài sản quốc gia quý giá nhất. Do đó, vấn đề cấp bách nhất đối với nước ta hiện nay không phải là vấn đề tồn tại hay không tồn tại, mà là tồn tại như thế nào, nhanh chóng bứt lên hay để tụt hậu ngày càng xa? Đó là vấn đề nhân tài và chiến lược người tài.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm