Tag

Bài 68: Nâng cao hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

Phóng sự 13/08/2017 13:27
aa
TTTĐ.VN - Theo báo cáo thực hiện nhiệm vụ chính trị 7 tháng đầu năm 2017 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, đơn vị này được Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN) giao phối hợp với các vụ, ban nghiệp vụ của BHXHVN và các nhà thầu triển khai các phần mềm nghiệp vụ ngành. Trong việc tiếp nhận hồ sơ một cửa điện tử, 100% thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận trả kết quả. Trong 7 tháng đầu năm, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 400.000 lượt hồ sơ, tăng 136,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bài 68: Nâng cao hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 67: Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả ở Cục Hải quan thành phố Hà Nội

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công việc cho phép đơn vị theo dõi việc tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết, trả kết quả giữa các phòng và BHXH các quận, huyện theo quy trình khép kín; xác định rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đến nay, 100% đơn vị sử dụng lao động và 100% TTHC đã được tiếp nhận và trả kết quả qua hệ thống mọt cửa điện tử. Với 13 TTHC được thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, Hà Nội đã có hơn 53.000 đơn vị sử dụng lao động giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm 87%.

Bài 68: Nâng cao hiệu quả nhờ ứng dụng công nghệ thông tin
Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận “một cửa” của BHXH Hà Nội

Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế của BHXH Hà Nội cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Bên cạnh đó, BHXH Hà Nội còn phối hợp với Công an Thành phố và Sở Tư pháp thực hiện liên thông “3 trong 1” (cấp giấy khai sinh, đăng ký hộ khẩu và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi). Theo đó, người dân giờ chỉ cần ngồi tại nhà, khai báo trên mạng intenet hoặc đến UBND xã, phường (1 lần) để khai báo hồ sơ điện tử cho 3 TTHC trên. Cách làm này khá đơn giản, tiết kiệm được thời gian, công sức, nên được người dân ủng hộ, hoan nghênh.

BHXH và Bưu điện Hà Nội cũng đã xây dựng quy trình giao nhận, chuyển phát hồ sơ giải quyết TTHC về BHXH. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, rất thuận tiện, an toàn và bảo mật dữ liệu. Trong 7 tháng, đơn vị này đã tiếp nhận và trả kết quả đối với hơn 90.000 TTHC qua đường bưu chính.

Đặc biệt, BHXH Hà Nội còn tập trung cao độ thí điểm hệ thống phần mềm giám định BHYT tại 6 cơ sở khám chữa bệnh. Kết quả cho thấy, phần mềm đã cảnh báo được những chi phí bất hợp lý, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT...

Về kế hoạch CCHC giai đoạn 2016- 2020, BHXH TP.Hà Nội cho biết, sẽ tập trung xây dựng hệ thống CNTT dùng chung, đồng bộ, thông suốt; kết nối liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ BHXH thành phố đến BHXH các quận, huyện, thị xã nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, đơn vị này tiếp tục công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan trên Cổng thông tin điện tử, tạo môi trường điện tử để người dân giám sát, góp ý...

Bên cạnh đó, BHXH thành phố sẽ tích hợp cơ sở dữ liệu về dân cư để phục vụ chính quyền điện tử; triển khai cơ sở dữ liệu dân cư và dịch vụ công theo lộ trình tạo điều kiện để người dân sử dụng các dịch vụ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, gia đình chính sách, người có công, người trên 80 tuổi. Ngoài ra, còn quyết tâm quy trình hóa giải quyết các công việc điều hành, quản lý theo hướng ứng dụng CNTT kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO...

Cùng với đó, với mục đích tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết kịp thời những vướng mắc của người lao động đang làm việc tại các Khu công nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHXH thành phố Hà Nội đã kịp thời lập tổ công tác tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Tổ công tác có nhiệm vụ định kỳ hàng tháng xây dựng chương trình, lịch làm việc và phân công các nhóm làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để kịp thời giải đáp thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động về chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN; hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng, giải đáp các vướng mắc, phản ánh của doanh nghiệp và người lao động…


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm