Tag
Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Cần có điểm nhấn, nhiệm vụ trọng tâm, tư duy cốt lõi

Giáo dục 11/04/2024 07:26
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 153/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực về dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Giáo dục lịch sử địa phương - nhiều hình thức gần gũi, hấp dẫn Hành trình chuyển đổi số giáo dục với dữ liệu và AI Giáo dục chất lượng cao có vai trò quan trọng với Hà Nội
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Theo đó, Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản để xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Chiến lược phải kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29). Từ đó, Chiến lực xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đột phá về chương trình, tiêu chuẩn, tiêu chí về cơ sở vật chất, nguồn lực… đối với từng bậc học (phổ thông, học nghề, đại học, sau đại học).

Hoạt động giáo dục, đào tạo phải gắn kết giữa cung cấp kiến thức với hình thành kỹ năng và tư duy tự học, giữa thực học và thực nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới, cũng như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế. Chiến lược cần có điểm nhấn, nhiệm vụ trọng tâm, tư duy cốt lõi; kiên trì định hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp đúng đắn nhưng cũng cần có sự đổi mới, đột phá.

Việc triển khai Chiến lược phải huy động sự tham gia của cả hệ thống, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân để nguồn lực xã hội song hành cùng với nguồn lực nhà nước, tăng đầu tư hiệu quả cho giáo dục. Cơ quan chức năng cần tính đến cấu trúc của nền kinh tế, cơ cấu các ngành nghề, lĩnh vực trong tương lai, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong tham gia vào quá trình hoạch định mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối với giáo dục và đào tạo.

Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế; cần sử dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp tăng cường tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng hệ thống giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ cấp bậc học… hướng tới xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần thực hiện công bằng, bình đẳng và hoà nhập trong giáo dục và đào tạo; xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có lộ trình, kế hoạch nguồn lực, giải pháp rõ ràng

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Hội đồng, ý kiến các đại biểu dự họp để hoàn thiện Chiến lược với cách tiếp cận khoa học, bài bản, khả thi, trong đó lưu ý: Có lộ trình, kế hoạch nguồn lực, giải pháp rõ ràng, đồng bộ, toàn diện; ựa chọn những khâu đổi mới, đột phá; có sự linh hoạt để tạo điều kiện cho các địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội có thể mạnh dạn "đi trước, làm thử" những cơ chế, chính sách mới trong trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục tiêu cao hơn, lộ trình thực hiện sớm hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo môi trường công bằng và bình đẳng đối với người học lẫn cơ sở giáo dục; bổ sung các nội dung về giáo dục nghề nghiệp để có sự gắn kết với Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo thành hệ thống giáo dục mở, liên thông.

Phóc Thủ tướng yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong dự báo nhu cầu, yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan; xác định rõ vai trò, sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội… trong quá trình thực hiện Chiến lược.

Các mục tiêu cụ thể được xác định cho từng bậc học và có các giải pháp tương ứng bảo đảm có tính đột phá, khả thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bám sát nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo Chiến lược và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định sau khi Trung ương, Bộ Chính trị có chỉ đạo, bảo đảm kịp thời, chất lượng.

Đọc thêm

Dwight School Hanoi và hành trình học tập cá nhân hóa cho từng học sinh Giáo dục

Dwight School Hanoi và hành trình học tập cá nhân hóa cho từng học sinh

TTTĐ - Dwight School Hanoi - thành viên mới nhất của hệ thống Trường Dwight toàn cầu chính thức tiếp nhận đăng ký tuyển sinh năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội.
Thạc sĩ khiếm thị đi thật xa để về quê hương dạy học Giáo dục

Thạc sĩ khiếm thị đi thật xa để về quê hương dạy học

TTTĐ - Không có đôi mắt sáng nhưng Huỳnh Hữu Cảnh (sinh năm 1985, tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đã phấn đấu trở thành Thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Flinder của Úc và trở về quê hương dạy học. Với nghị lực của mình, Hữu Cảnh không chỉ đạt thành tích cao trong học tâp mà còn tìm kiếm được một nửa yêu thương.
Đình chỉ lớp mẫu giáo sau vụ việc nghi bạo hành trẻ em Giáo dục

Đình chỉ lớp mẫu giáo sau vụ việc nghi bạo hành trẻ em

TTTĐ - Lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM), nơi quay được clip cô giáo có hành vi bạo hành, ngồi lên người trẻ ép ăn bị đình chỉ hoạt động từ ngày 25/4.
Mầm non Minh Khai - trường học công viên, ngôi nhà hạnh phúc Giáo dục

Mầm non Minh Khai - trường học công viên, ngôi nhà hạnh phúc

TTTĐ - Trong thế giới hiện đại, giáo dục không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn tạo ra môi trường thú vị và bổ ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Lào Cai và Bình Dương khảo sát mô hình giáo dục tại Hà Nội Giáo dục

Lào Cai và Bình Dương khảo sát mô hình giáo dục tại Hà Nội

TTTĐ - Ngày 24/4, Phòng GD&ĐT Ba Đình được UBND TP Hà Nội lựa chọn là đơn vị đón đoàn công tác Lào Cai và Bình Dương đến tham quan mô hình chuyển đổi số trường, lớp học tại trường Tiểu học Thành Công B.
Nhân rộng mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” Giáo dục

Nhân rộng mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

TTTĐ - Sáng 24/4, UBND phường Giảng Võ phối hợp Trường Tiểu học Kim Đồng tổ chức lễ ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”. Tham gia buổi lễ có 900 học sinh, phụ huynh và thầy cô trường Tiểu học Kim Đồng.
Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non Giáo dục

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

TTTĐ – Đại diện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, trường vừa có quyết định thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký học ngành giáo dục mầm non, ngành học mà rất nhiều năm qua không có sinh viên nam.
Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hôm nay, ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Xem thêm