Tag

Đảm bảo mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và phát triển bền vững

BHXH & Đời sống 30/06/2020 17:15
aa
TTTĐ - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời từ năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014. Đây là cơ sở pháp lý thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế công thông qua BHYT toàn dân theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

Đảm bảo mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và phát triển bền vững

Đồng chí Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bài liên quan

Quyền lợi của người tham gia BHYT 5 năm liên tục

"Chiếc phao cứu sinh" giúp người bệnh không rơi vào cảnh nghèo đói

Nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Bảo hiểm y tế: Chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo

Nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân

Những kết quả ấn tượng

BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Thực tiễn cho thấy chính sách, pháp luật BHYT ngày càng hoàn thiện, con đường tiến tới thực hiện BHYT toàn dân được chỉ rõ tại các văn kiện của Đảng, quy định trong Luật BHYT và đang dần trở thành hiện thực. BHXH Việt Nam, với trách nhiệm là cơ quan tổ chức thực hiện đã nỗ lực không ngừng để việc thực thi pháp luật BHYT hiệu quả nhất, mọi người dân sớm được hưởng quyền an sinh về BHYT.

Sau gần 6 năm triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi, đã có những kết quả nổi bật trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT được ghi nhận. Theo đó, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đã đạt gần 90% dân số. Đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm 2015 - 2019 tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia BHYT.

Trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế, như: Nhóm người lao động (NLĐ) đã tham gia BHYT đạt hơn 90%; Nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội đạt 100% (khoảng 3,1 triệu người); Nhóm được ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên (HSSV) đạt xấp xỉ 100% và trên 17,5 triệu người tham gia theo hình thức hộ gia đình.

Như vậy, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Do đó, mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số như Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới đặt ra là hoàn toàn khả thi.

Để đạt được kết quả khả quan như vậy là do sự nỗ lực của ngành BHXH và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan. BHXH Việt Nam đã chủ động đề xuất với Chính phủ giao chỉ tiêu thực hiện BHYT cho từng địa phương. Ngành BHXH cũng tích cực phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và quyết liệt chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp để người dân tham gia BHYT thuận lợi nhất.

Bên cạnh việc nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam cũng đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Nếu như năm 2014, mới có 2.111 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH thì đến tháng 6 năm 2020 số cơ sở KCB BHYT là 2.571 cơ sở KCB, tăng 22% so với năm 2014. Đặc biệt, số cơ sở KCB tư nhân ký hợp đồng KCB BHYT đã tăng gần gấp đôi từ 424 cơ sở KCB năm 2014 lên 835 cơ sở KCB năm 2020.

Cơ hội tiếp cận với dịch vụ KCB BHYT ngày càng mở rộng, số lượt KCB BHYT được quỹ BHYT thanh toán cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2009 mới có 92,1 triệu lượt KCB BHYT thì đến năm 2019 số lượt người đi KCB BHYT đã tăng gần gấp hai lần với 186 triệu lượt. Số chi khám bệnh, chữa bệnh từ quỹ BHYT cũng ngày càng tăng, từ 15,5 nghìn tỷ (tương đương 970 triệu USD) của năm 2009, tăng lên đến hơn 100 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD) của năm 2019.

Với hơn 18.000 dịch vụ kỹ thuật y tế bao gồm cả những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn như: Can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật nội soi, MRI, CT, PET-CT… Hàng ngàn loại vật tư y tế bao gồm cả vật tư y tế thay thế như: Máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, khớp nhân tạo… phạm vi quyền lợi về BHYT của Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là rộng rãi so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, BHXH Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Thực hiện liên thông, kết nối với tất cả cơ sở KCB trong cả nước và đã đưa hệ thống giám định điện tử đi vào hoạt động, một mặt kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, giúp cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT hướng tới quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ BHYT, mặt khác thông qua đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân

Ngoài những thành tựu nêu trên thì trong thời gian vừa qua, ngành BHXH đã gây được ấn tượng mạnh mẽ khi tiến hành cấp mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT để nhằm quản lý xuyên suốt quá trình tham gia đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT, làm căn cứ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT điện tử thay thế cho thẻ BHYT chất liệu giấy.

Việc cấp một mã số BHXH duy nhất mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý và cả người tham gia, đáp ứng yêu cầu về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung trên toàn quốc của ngành BHXH. Theo đó, cơ sở dữ liệu này giúp loại bỏ được tình trạng cấp trùng thẻ, chống các hành vi sử dụng thẻ giả, lạm dụng quỹ BHYT đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Hướng tới phát triển BHYT bền vững

BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHYT cần có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển bền vững chính sách BHYT cũng đang gặp nhiều vấn đề thách thức trong thời gian tới như: Già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi... và đặc biệt là chi KCB BHYT không ngừng gia tăng. Từ năm 2017, quỹ BHYT bắt đầu trong tình trạng chi vượt quá thu trong năm. Do đó, để thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề ra là đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số và để phát triển BHYT bền vững, cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Theo đó, cần phát triển đối tượng tham gia BHYT bền vững, hiện tại số người dân chưa tham gia BHYT hiện nay tuy còn ít nhưng lại là thách thức không nhỏ, bởi đó là những người không có thu nhập ổn định, thuộc thị trường lao động tự do, thường khi có bệnh mới tham gia BHYT, đi ngược lại nguyên tắc chia sẻ rủi ro của chính sách BHYT.

Hướng giải quyết đặt ra là ngành BHXH cần phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chính quyền địa phương để đề xuất những giải pháp hỗ trợ người dân tham gia BHYT, giúp những đối tượng này có những thuận lợi ban đầu khi tham gia BHYT.

Đồng thời có những giải pháp đảm bảo tính ổn định, bền vững cho các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT bằng cách nâng cao nhận thức của người dân ý thức chia sẻ cộng đồng và cơ hội có nguồn tài chính vững chắc phòng khi không may mắc bệnh.

Ngành BHXH cũng cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cho phép người tham gia BHYT thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT.

Ngoài ra, ngành BHXH cần có chính sách quản lý, sử dụng quỹ BHYT hiệu quả, an toàn nhưng cũng cần bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT; Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; Hoàn thiện các chính sách về BHYT, xây dựng gói quyền lợi BHYT phù hợp, rà soát ưu tiên đưa vào danh mục quỹ BHYT chi trả đối với các dịch vụ y tế có tính chi phí hiệu quả cao; Bảo đảm công khai và minh bạch trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT.

Đặc biệt, ngành BHXH cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với BHXH các tỉnh phố và các cơ sở KCB BHYT; Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hình thức lạm dụng BHYT cũng như các trường hợp người bệnh BHYT không được đảm bảo quyền lợi tối đa.

Với việc triển khai những giải pháp đồng bộ, hiệu quả như vậy, ngành BHXH sẽ đạt được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân và đảm bảo phát triển BHYT bền vững.

Phạm Lương Sơn

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đọc thêm

Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng BHXH & Đời sống

Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, trên cả nước xảy ra không ít vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng. Do đó, các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo đảm an toàn lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo đảm tiến độ công trình.
Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách BHXH & Đời sống

Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay. Chính sách này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.
Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội Xã hội

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội

TTTĐ - Những năm qua, ngành BHXH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử.
Khẳng định quyền an sinh của người dân BHXH & Đời sống

Khẳng định quyền an sinh của người dân

TTTĐ - Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời.
Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân BHXH & Đời sống

Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân

TTTĐ - Thời gian qua, với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân, giúp gia tăng nhận thức và niềm tin của Nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT ngày càng sâu sắc, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước ta.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH BHXH & Đời sống

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Đảng và Nhà nước với chủ đề: “BHXH Việt Nam – Trụ cột an sinh xã hội”. Đây là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/2/1995 – 16/2/2025).
Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06 BHXH & Đời sống

Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06

TTTĐ - Thời gian qua, trên nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam đã tích cực triển khai Đề án 06 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành, đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
BHXH Việt Nam công bố công tác cán bộ tại Trung tâm Truyền thông Nhân sự

BHXH Việt Nam công bố công tác cán bộ tại Trung tâm Truyền thông

TTTĐ - Sáng 13/6, tại trụ sở BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông BHXH Việt Nam. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, cùng toàn thể cán bộ viên chức của Trung tâm Truyền thông.
Nợ bảo hiểm xã hội Quảng Nam tăng cao Xã hội

Nợ bảo hiểm xã hội Quảng Nam tăng cao

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 322 tỷ đồng nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong đó khối doanh nghiệp nợ hơn 246 tỷ đồng.
Xem thêm