Tag

Huế sẽ có Bảo tàng nghệ thuật thêu đầu tiên

Du lịch 25/04/2017 10:22
aa
TTTĐ.VN- “Bảo tàng nghệ thuật thêu XQ” tại Huế sẽ khai trương vào ngày 27/4/2017 tại số 1 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế. Qua đó, tạo thêm nét văn hóa, điểm nhấn cho du lịch Thừa Thiên Huế.

Huế sẽ có Bảo tàng nghệ thuật thêu đầu tiên

Từ trước đến nay, phụ nữ xứ Huế vốn nổi tiếng với nghề thêu thùa, may vá. Không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, nghệ nhân thêu nơi đây còn nâng nghề thủ công truyền thống thành một nghệ thuật, phục vụ chốn cung đình thời triều Nguyễn với kỹ thuật thêu đỉnh cao, phong phú về mẫu mã, sáng tạo trong bố cục mảng màu.

Các tác phẩm thêu của nghệ nhân đất cố đô đã đạt đến trình độ tinh hoa nghề nghiệp, nhiều sản phẩm của họ đang được lưu giữ ở Bảo tàng Nghệ thuật cung đình Huế, mang giá trị nghệ thuật cao và là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc nổi tiếng như bức thêu "Thất sư hý cầu" (bảy con rồng vờn một quả cầu) của cố nghệ nhân Lê Văn Hỡi, bức thêu bộ kinh "Kim Cương" của cố ni sư Diệu Tâm, bức thêu "Ðêm trăng Vỹ Dạ" của cố nghệ nhân Lê Thị Bích Ðàn...

Tác phẩm của các nghệ nhân tài hoa xứ Huế còn được nhiều nhà nghiên cứu, yêu nghệ thuật sưu tập, trưng bày trong các không gian triển lãm, bảo tàng tư nhân với các bộ tranh phong cảnh, chân dung các danh nhân, thư pháp, trướng liễn, kinh phật, hoàng bào, xiêm y… Tuy nhiên, để trưng bày một cách bài bản, giới thiệu đầy đủ nhất về lịch sử hình thành và phát triển của nghề thêu trong cả nước, cũng như của riêng xứ Huế thì tại Huế chưa có một bảo tàng đúng nghĩa.

Nhận thức được điều này, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định giao Công ty XQ Việt Nam xây dựng phương án và triển khai thực hiện Bảo tàng Nghề thêu truyền thống Huế. Bảo tàng Nghề thêu truyền thống Huế được triển khai trên cơ sở Trung tâm Xúc tiến du lịch và Hỗ trợ du khách tại số 1 phố Phạm Hồng Thái, TP Huế, trên diện tích hơn 900 m2, phối hợp không gian xanh của Bảo tàng Văn hóa Huế.

Huế sẽ có Bảo tàng nghệ thuật thêu đầu tiên


Vào ngày khai trương 27/4, Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ quy tụ trưng bày gần 400 tác phẩm, hiện vật, tranh ảnh, tài liệu gồm các thể loại chính: tranh thêu, tranh thêu 2 mặt, điêu khắc chỉ và các hiện vật liên quan đến nghề thêu.

Nội dung trưng bày được thể hiện qua 3 chủ đề chính bao gồm: Cơ thể nghề thêu; Gương mặt nghề thêu; Một tiếng nói cho nghề thêu… được thể hiện qua 64 tác phẩm tranh hai mặt, 13 tác phẩm tĩnh vật, 25 tác phẩm phong cảnh, 94 tác phẩm quê hương, 42 tác phẩm chân dung, 126 tác phẩm các loài hoa, 15 tác phẩm triết lý, hơn 50 tác phẩm điêu khắc chỉ.

Dự kiến, chương trình lễ khai trương sẽ có các hoạt động như: nghi lễ “Rước nước sông Hương về Đền hơi thở tổ tiên”, chương trình “Gánh hàng rong của mẹ bên dòng sông Hương”...

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi tranh thêu lụa Việt Nam vươn đến đỉnh cao nghệ thuật cũng là lúc nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã vạch một hướng đi mới cho ngành nghề bằng cách kết hợp các đặc điểm của nghệ thuật hội họa, với những tinh hoa của kỹ thuật thêu cổ truyền mà chị Hoàng Lệ Xuân – xuất thân từ một gia đình gốc Huế thừa hưởng và sáng tạo. Đó cũng là tiền đề cho Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ ngày nay.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hoa hậu Kim Nguyên quyến rũ với hình ảnh Nữ thần Ai Cập Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Kim Nguyên quyến rũ với hình ảnh Nữ thần Ai Cập

TTTĐ - Hoa hậu Châu Á Việt Nam Kim Nguyên hóa thân vào hình ảnh Nữ thần Ai Cập đầy quyến rũ trong BST "Lạc giữa hoang mạc" của NTK Dexnol - Tuấn Huỳnh khiến người hâm mộ sắc đẹp không thể rời mắt.
"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Văn hóa

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
Xem thêm