Tag

Ra mắt "Bên này thương bên kia"

Văn hóa 18/01/2017 13:39
aa
TTTĐ- Buổi ra mắt cuốn sách "Bên này thương bên kia" (do Phương Nam Books và NXB Văn hóa Văn nghệ TP Hồ Chí Minh ấn hành) sẽ diễn ra lúc 10h00 ngày 20/01/2017 tại Bookcafe Phương Nam Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP Hồ Chí Minh).

Ra mắt

Bên này thương bên kia là tập sách thứ ba của Tùng Leo sau Tìm nhau giữa Sài Gòn, Những con đường mang tên Đừng có nhớ. Nếu theo dõi hành trình của Tùng Leo qua ba tập sách này, bạn đọc dễ dàng nhận ra một chặng đường phát triển tâm lý xuyên suốt của anh, một câu chuyện kết nối cả ba tập sách: câu chuyện về tình yêu, câu chuyện về Sài Gòn. Chỉ khác là mỗi tập sách lại có sự thay đổi rất tinh tế trong cách anh nhìn nhận về tình yêu, con người, cuộc sống. Ở Tìm nhau giữa Sài Gòn là tâm trạng hoang mang của chàng trai sợ lạc mất người yêu, là cảm giác khắc khoải tìm kiếm bóng hình người thương. Qua Những con đường mang tên Đừng có nhớ, chàng trai ấy chìm trong nỗi đau tình, anh tìm quên bằng cách chạy trốn: chạy trốn trong mặt vật lý và chạy trốn trong mặt tâm tưởng. Vậy còn ở Bên này thương bên kia, chàng trai ấy gửi gắm những nỗi niềm gì?


Ra mắt


Chữ “thương” có lẽ là từ khóa lớn nhất trong tập sách mới nhất Bên này thương bên kia của Tùng Leo. Đó là thứ tình cảm đã chớm có nhưng chưa rõ nét ở hai tập sách trước đây của anh. Tùng chia sẻ trong phần giới thiệu của quyển sách rằng: “Có những tình cảm rất lạ kỳ. Nó được bắt đầu bằng một tia sét đánh. Bạn ‘chết đứ đừ’ từ cái nhìn đầu tiên. Nó tiếp tục bằng những ngày thầm thương trộm nhớ. Nó nảy nở bằng những cuộc gặp gỡ và gần gũi. Rồi nó rơi vào một khoảng lưng chừng khi có những thứ gãy đổ đã diễn ra không như ý. Rồi nó trở nên điên cuồng và tan tành. Đỉnh điểm, nó dường như tan biến đi sau những mệt mỏi và tổn thương. Rồi người ta khai tử một cuộc tình.” Những dòng này như chính tâm sự của anh trong hai tập sách đầu tiên, đó là tình yêu, ở đây chữ “yêu” được nhấn mạnh. Nhưng đến Bên này thương bên kia, chàng trai từng yêu điên cuồng, từng đau khổ khi chia tay ấy đã trưởng thành hơn, điềm đạm hơn, anh nhận ra rằng: “Chia tay không phải là chấm hết. Chia tay vẫn còn nhớ thương nhau, một niềm nhớ thương không để tìm nhau. Chỉ để an lòng rằng mình đã từng hạnh phúc.” Và khi đọc hết tập sách này, dễ dàng nhận ra rằng với anh bây giờ, tình thương là thứ còn quan trọng hơn cả tình yêu, chữ “thương” cần được nhấn mạnh hơn chữ “yêu”: “Muốn hôn nhau khi chào tạm biệt cuối ngày. Muốn nương tựa vào nhau nhìn về phía bình yên. Thứ tình cảm đó. Người ta gọi là tình thương. Bên này thương bên kia, nhiều lắm đó…”


Ra mắt

Bên này thương bên kia tuy là một tập tản văn – thơ nhưng lại chia chương như một cuốn tiểu thuyết, có lẽ vì khi đứng cạnh trong một tập sách, những cảm xúc tản mạn dường như đang cùng nhau dệt nên câu chuyện nào đó mà tùy theo sự nhặt nhạnh, kết nối chi tiết của người đọc, nó có thể trở thành những câu chuyện khác nhau. Sách gồm 6 chương được đặt tên riêng theo đúng trình tự, liền kề nhau. Tên gọi của các phần dường như đang gợi mở cho người đọc thấy trình tự diễn biến tâm lí của chàng MC cung Sư Tử tài hoa này: Không khóc ở Saigon – Sao con người vẫn bền bỉ ghét nhau? – Saigon không phải để yêu – Chia tay không phải chấm hết – Nàng – Anh gọi em là Saigon. Trình tự 6 chương này cho ta thấy hành trình vượt qua nỗi đau tình của chàng trai, từ những gam màu buồn bã đến những gam màu tươi sáng hơn, từ đau khổ đến bình yên. Có lẽ đây chính là điều anh muốn hướng đến khi viết tập sách này bởi bài cuối cùng trong sách là một bài thơ có tên “Yên”, một bài thơ gửi gắm ước mơ về niềm hạnh phúc bình dị.

Vậy là Tùng Leo đã trưởng thành như thế. Từ một người đi tìm người yêu trong Tìm nhau giữa Sài Gòn, anh trở thành người chạy trốn trong Những con đường mang tên Đừng có nhớ, cuối cùng anh chấp nhận an yên một mình trong tình thương với người cũ sau khi chia tay, an yên để từ bên này nhìn về bên kia, an yên để bên này thương bên kia. Cứ mãi hoài, mãi hoài như thế.

Tin liên quan

Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát Văn hóa

Ca sĩ Diệu Hà nghiêm túc và kiên định với ca hát

TTTĐ - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV "Tình ca" đồng thời công bố dự án âm nhạc Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy lấy tựa đề "Nghìn trùng xa cách". Nữ ca sĩ dành nhiều tâm huyết thực hiện dự án và khẳng định mình nghiêm túc, kiên định với con đường ca hát.
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc

TTTĐ - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại nhiều quận, huyện của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân Điện ảnh - Âm nhạc

7 đơn vị nghệ thuật biểu diễn phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), 7 đơn vị nghệ thuật của Hà Nội tổ chức nhiều đêm biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô. Hoạt động này được diễn ra tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách Văn hóa

Thí sinh thuyết trình, hùng biện để lan tỏa tình yêu với sách

TTTĐ - Năm 2024, Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Hà Nội với yêu cầu cao hơn, quy mô và chất lượng hơn. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là mở rộng đối tượng dự thi cho các em đang học tập tại các trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm Văn hóa

Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm

TTTĐ - “Hoàng tử Ví, Giặm” Lê Thanh Phong tiết lộ về điệu Tứ hoa trong dân ca Ví, Giặm trong đêm nhạc "Quê ơi là quê".
Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực Văn hóa

Hà Nội tuyên truyền, cổ động trực quan có trọng điểm, thiết thực

TTTĐ - Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, tầng lớp Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên” Văn hóa

70 tác phẩm đặc sắc khắc họa chân thực “Đường lên Điện Biên”

TTTĐ - Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, triển lãm "Đường lên Điện Biên" trưng bày 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích… của 34 tác giả, sáng tác trải dài từ năm 1949 - 2009.
SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc Văn hóa

SBOOKS livestream lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Hòa chung không khí Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đội ngũ SBOOKS đã tổ chức livestream tại gian hàng tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
Xem thêm