125 xã và 1.298 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020
Nhiều hộ nghèo ở xã Sơn Phú, Na Hang, Tuyên Quang được hỗ trợ cá giống từ Tiểu Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 để phát triển sinh kế
Bài liên quan
Nhiều thôn bản “thay da đổi thịt” nhờ Chương trình 135
Bài 1: Đổi mới tư duy và những con số ấn tượng
Bài 2: Những bài học kinh nghiệm quý
Bài 3: Niềm tin từ những mô hình
Bài 4: Lấy thôn bản và người dân làm trung tâm
2.275 xã vào diện đầu tư Chương trình 135
Phân theo khu vực thì vùng Đông Bắc Bộ có tỷ lệ số xã và thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 cao nhất. Vùng Nam Trung Bộ có tỷ lệ xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 thấp nhất.
Việc rà soát các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 được các địa phương thực hiện nghiêm túc, bình xét từ cơ sở theo tiêu chí rõ ràng, đảm bảo công khai, thống nhất, do đó không xảy ra khiếu kiện, góp phần ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Mức độ hoàn thành mục tiêu chương trình chủ yếu là nhờ các tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo giảm 3 – 4%/năm; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (75% hộ gia đình trở lên); tỷ lệ diện tích đất canh tác được tưới tiêu (đáp ứng từ 75% - 80%); tiêu chí về y tế… Tuy nhiên có một tiêu chí rất quan trọng là thu nhập bình quân tăng 2 lần so với năm 2015 thì hầu hết các xã, thôn chưa đạt được, trừ xã, thôn của tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai.
Theo số liệu của Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Ủy ban Dân tộc, giai đoạn 2016 - 2019, Chương trình 135 được phân bổ trên 15.375 tỷ đồng, bằng 80% tổng số vốn được ngân sách trung ương bố trí cho cả giai đoạn 2016 - 2020.
Các địa phương cũng đã chủ động đầu tư, hỗ trợ, vận động người dân tham gia đóng góp, lồng ghép với các nguồn lực được gần 4.230 tỷ đồng. Một số tỉnh huy động được nguồn lực từ địa phương nhiều như: Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa…, trong đó riêng tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên 1.308 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chính phủ Ai Len cũng đã viện trợ không hoàn lại 12 triệu Euro (tương đương 318 tỷ đồng) để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc 5 tỉnh: Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Trà Vinh.
Ông Võ Văn Bảy - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135 cho biết, nguồn kinh phí được bố trí thực hiện Chương trình đã giúp 1,7 triệu hộ được hưởng lợi trong Tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất. Đến nay, 100% xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi mới; các hộ nghèo, cận nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, kinh nghiệm sản xuất. 15.110 công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, trong đó hoàn thiện, đưa vào sử dụng 12.000 công trình. 3.552 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở được tổ chức, với 243.495 lượt người tham gia.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân. Đến nay, đã có trên 70% số xã đảm nhận làm chủ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng; gần 100% số xã làm chủ đầu tư Tiểu dự án Hỗ trợ sản xuất và duy tu, bảo dưỡng công trình; người dân hiểu rõ hơn chính sách của Đảng, Nhà nước và nội dung Chương trình 135, tích cực tham gia thực hiện và giám sát các hoạt động của Chương trình với chất lượng ngày càng cao.