Tag

7 dấu ấn trong phát triển kinh tế, xã hội huyện Mê Linh năm 2021

Nông thôn mới 25/12/2021 17:48
aa
TTTĐ - Năm 2021, huyện Mê Linh trải qua 2 lần bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Vượt qua các khó khăn, kinh tế của huyện ngoại thành này vẫn duy trì tăng trưởng. Mê Linh trở thành một phần trong dự kiến chủ trương quy hoạch lên thành phố hứa hẹn những điểm sáng cho huyện Mê Linh.
Huyện Mê Linh khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ năm 2021 Huyện Mê Linh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học

Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022” của huyện Mê Linh nhận định những biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, quyết liệt hơn được áp dụng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định: “Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng vẫn duy trì tăng trưởng”.

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và mỗi người dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, huyện Mê Linh đã cơ bản được kiểm soát được dịch COVID-19.

Công tác tiêm chủng được đẩy nhanh ở huyện Mê Linh - ảnh: Nguyễn Tuyền
Công tác tiêm chủng được đẩy nhanh ở huyện Mê Linh (Ảnh: Nguyễn Tuyền)

Công tác rà soát, xét nghiệm và tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho người trên 18 tuổi được tập trung đẩy nhanh, đạt tỷ lệ cao (đến ngày 13/12/2021, mũi 1 đạt 98,7%; mũi 2 đạt 91,8%); số trẻ em từ 15-17 tuổi (học sinh THPT) mũi 1 đạt 99,6%; số trẻ em 12-14 tuổi mũi 1 đạt 92%.

Duy trì sự phát triển kinh tế

Vượt qua khó khăn, việc sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN Quang Minh vẫn được đảm bảo. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp thuận lợi, chăn nuôi ổn định, chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạt động tái đàn được chú trọng.

Do đó, tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu năm 2021 của huyện Mê Linh ước đạt 30.376 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 7,6% so cùng kỳ; cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng; dịch vụ; nông nghiệp tương ứng là: 87,8%; 6,3%; 5,9%.

Ngành y tế huyện Mê Linh tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho công nhân tại KCN Quang Minh vào ngày 10/9
Ngành y tế huyện Mê Linh tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho công nhân tại KCN Quang Minh vào ngày 10/9

Dự kiến giá trị sản xuất ngành công nghiệp tại Mê Linh năm 2021 ước đạt 27.187 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 8,0% so cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, chăn nuôi ổn định, chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạt động tái đàn được chú trọng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 1.871,4 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 3,6% so cùng kỳ.

Ổn định thị trường

Giống như các địa phương khác, thương mại truyền thống tại huyện Mê Linh bị ảnh hưởng mạnh: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ đầu mối phải tổ chức sắp xếp lại, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu để phòng chống dịch COVID-19.

7 dấu ấn trong phát triển kinh tế, xã hội huyện Mê Linh năm 2021
Hà Nội khai trương điểm bán sản phẩm OCOP huyện Mê Linh

Trước tình hình đó, huyện Mê Linh đã thực hiện các giải pháp cung – cầu và giá cả hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, huyện này tổ chức nhiều mô hình cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân như “Chợ không đồng”, “Gian hàng không đồng”… Các xã, thị trấn đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế.

Một nội dung quan trọng khác là huyện Mê Linh phối hợp Sở Công thương giới thiệu 35 sản phẩm OCOP đến các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng thực phẩm và 3 điểm bán sản phẩm OCOP của huyện.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp

Các chính sách gia hạn, miễn, giảm nghĩa vụ tài chính được triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người nộp thuế phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đến hết 30/11/2021, huyện Mê Linh đã thực hiện gia hạn, miễn, giảm 33.088 triệu đồng (trong đó, gia hạn 31.326 triệu đồng tiền thuế và tiền thuê đất, giảm 1.762 triệu đồng tiền thuê đất).

Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh phát biểu tại hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp hoạt động ở KCN Quang Minh
Ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh phát biểu tại hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp hoạt động ở KCN Quang Minh

Đặc biệt, huyện Mê Linh thực hiện biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như gia hạn thời hạn nộp thuế, giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mê Linh thực hiện tốt tín dụng ưu đãi với các đối tượng chính sách; Doanh số cho vay ước đạt 150 tỷ đồng với 4.339 lượt khách hàng; Tổng dư nợ của 8 chương trình tín dụng ước đạt 458 tỷ đồng với 10.509 khách hàng. Tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh đến cuối năm khoảng 0,0028% so với tổng dư nợ tín dụng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin được chú trọng phát triển, ứng dụng mạnh mẽ trong các hoạt động kinh tế, xã hội: Quét QRCode truy vết F0 phòng, chống dịch COVID-19; thương mại điện tử; dạy học online; họp trực tuyến; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4…

Nhờ đó, huyện đã đảm bảo tiến độ công việc trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, nhất là đã giải quyết lượng lớn công việc cho người dân và doanh nghiệp nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính.

Huyện Mê Linh áp dụng công nghệ trong quá trình lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm.
Huyện Mê Linh áp dụng công nghệ trong quá trình lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm

Đảm bảo chất lượng giáo dục và an sinh

Huyện Mê Linh chỉ đạo các nhà trường chủ động về các phương án dạy học trực tuyến và trực tiếp để chuyển đổi linh hoạt, ứng phó kịp thời với các tình huống diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương.

Việc dạy học trực tiếp tại trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh) đảm bảo an toàn phòng chống dịch
Việc dạy học trực tiếp tại trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh) đảm bảo an toàn phòng chống dịch

Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang thiếu điều kiện học tập; đến nay huyện Mê Linh đã quyên góp được 126 thiết bị gồm máy tính, điện thoại thông minh… kịp thời hỗ trợ cho các em phục vụ việc học trực tuyến.

Về an sinh xã hội, huyện Mê Linh thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng về chế độ, chính sách đối với người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Song song, huyện tích cực hỗ trợ kịp thời, công khai, minh bạch các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Mê Linh trong năm 2021 tiếp tục được giữ vững, không để phát sinh các vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Triển khai thực hiện nghiêm túc 2 dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý Căn cước công dân theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công an, Công an thành phố đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

7 dấu ấn trong phát triển kinh tế, xã hội huyện Mê Linh năm 2021
Lực lượng công an và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ tại hu vực cách ly thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội)

Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tiếp tục được đảm bảo, không để xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe và cổ vũ đua xe trái phép. Không để xảy ra các vụ cháy, nổ thiệt hại về người, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Bên cạnh những thành tựu nói trên, huyện Mê Linh cũng thẳng thắn nhìn nhận các hạn chế như tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ không đạt mục tiêu đề ra; Thu ngân sách đạt thấp so với kế hoạch HĐND huyện giao và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công không đạt mục tiêu đề ra.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm