Tag

ABBANK chuẩn bị tổ chức họp Đại hội cổ đông 2025

Doanh nghiệp 31/03/2025 13:00
aa
TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
ABBANK và Thang Long Real Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện MAYBANK và ABBANK hợp tác chiến lược, tư vấn phát triển bán lẻ và số hóa Ra mắt nền tảng ngân hàng số trên cơ sở đầu tư vào Backbase ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG Năm 2024, ABBANK tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58%

Ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Theo nội dung báo cáo tài chính được kiểm toán, kết thúc năm 2024 ABBANK ghi nhận tăng trưởng tại các chỉ số quan trọng: Tổng tài sản của ABBANK đạt 176.619 tỷ đồng, tăng 9,04% so với cuối năm 2023, đạt 103,9% kế hoạch 2024. Dư nợ tín dụng đạt 110.099 tỷ đồng, tăng 7,47% so với năm 2023. Huy động từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 109.960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2023.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động

Trong năm 2024, ABBANK đã trích lập 1.412 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao khả năng chống chịu trước rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính, phát triển bền vững. Đồng thời, ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân theo định hướng của Chính phủ ngay từ đầu năm.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 sau kiểm toán ghi nhận đạt 779 tỷ đồng, tăng 51,68% so với năm 2023. Nợ xấu trên tổng dư nợ cuối năm 2024 ở mức 2,48%, tuân thủ theo quy định về kiểm soát nợ xấu dưới 3% của NHNN tại Thông tư số 11/2021/TT-NHNN.

Năm 2024, ABBANK ghi nhận tăng trưởng số lượng khách hàng ở cả hai nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa & nhỏ, lần lượt là 7,17% và 4,81% so với năm 2023 nhờ việc cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên sự am hiểu thị trường vi mô, liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2024 của ABBANK sau kiểm toán đạt 779 tỷ đồng, tăng 51,68% so với năm 2023
Lợi nhuận trước thuế năm 2024 của ABBANK sau kiểm toán đạt 779 tỷ đồng, tăng 51,68% so với năm 2023

Năm 2024 là năm đánh dấu bước chuyển đổi số mạnh mẽ của ABBANK tập trung vào các giải pháp công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ các giao dịch từ xa, tăng tiện ích cho khách hàng như hệ thống thanh toán điện tử (e-payment) kết nối trực tiếp với EVN, xây dựng hệ thống xác thực và ký số tập trung, thu hộ qua tài khoản ảo Virtual Account, thanh toán điện tử song phương với Kho bạc Nhà nước, thu phí hạ tầng cảng biển…

Đặc biệt, ngân hàng đã tự phát triển app ABANK dành cho khách hàng cá nhân và nền tảng ABBANK Business dành cho khách hàng doanh nghiệp dựa trên hiểu biết khách hàng và phù hợp với định hướng phát triển dịch vụ của ngân hàng. Quy mô giao dịch trên kênh ngân hàng số vì vậy cũng ghi nhận tăng trưởng, với số lượng khách hàng giao dịch tăng 11,8% và số lượng giao dịch trên kênh số tăng 70,08% so với năm 2023.

Trong năm 2024, ABBANK đã rà soát và thực hiện việc cơ cấu lại mô hình kinh doanh, tăng cường chủ động kiểm soát rủi ro trên cơ sở nền tảng tư vấn chiến lược của Mc Kinsey và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế.

Năm 2024, số lượng khách hàng của ABBANK có sự tăng trưởng tích cực nhờ việc cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên sự am hiểu thị trường vi mô và liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm Khách hàng
Năm 2024, số lượng khách hàng của ABBANK có sự tăng trưởng tích cực nhờ việc cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên sự am hiểu thị trường vi mô và liên tục cải tiến nâng cao trải nghiệm khách hàng

Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

Cùng với việc công bố Báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán, ABBANK thông báo đến cổ đông về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2025, ABBANK dự kiến trình đại hội phê duyệt các chỉ tiêu kinh doanh năm 2025 như sau: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 131% so với thực hiện năm 2024; Tổng tài sản đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2024; Huy động từ khách hàng tăng 5% lên 115.458 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng tăng 16% lên 127.810 tỷ đồng (điều chỉnh theo cơ chế điều hành tăng trưởng tín dụng từ NHNN); Tiếp tục kiểm soát tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% theo đúng quy định của NHNN.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2024, ABBANK đề xuất để lại toàn bộ số lợi nhuận còn lại chưa phân phối nhằm bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch chiến lược, tạo tích lũy nội tại để tăng vốn điều lệ trong tương lai. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của Ngân hàng trong năm 2024 là 470,4 tỷ đồng. Theo đó, cùng với lợi nhuận còn lại của các năm trước chưa sử dụng, tổng lợi nhuận chưa phân phối của ABBANK đang là 2.311 tỷ đồng.

ABBANK đang triển khai các công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 2025 vào ngày 18/4/2025
ABBANK đang triển khai các công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 2025 vào ngày 18/4/2025

Tại đại hội, dự kiến các cổ đông cũng sẽ thông qua việc thay đổi thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023 - 2027 do có sự thay đổi 1 người đại diện vốn của cổ đông Maybank và 1 thành viên HĐQT độc lập có đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

Cụ thể, ngày 5/1/2025, cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank đã có văn bản gửi ABBANK thông báo đề cử ông Syed Ahmad Taufik Albar làm thành viên HĐQT ABBANK và làm người đại diện 50% vốn của Maybank tại ABBANK thay thế ông John Chong Eng Chuan, hiệu lực ngay sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan; ngày 18/01/2025, ông Trần Bá Vinh - thành viên độc lập HĐQT đã có đơn từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, hiệu lực kể từ thời điểm Đại hội đồng Cổ đông thông qua việc miễn nhiệm.

Đọc thêm

Đại Hùng giai đoạn 3 - bản lĩnh của người lao động Petrovietnam Doanh nghiệp

Đại Hùng giai đoạn 3 - bản lĩnh của người lao động Petrovietnam

TTTĐ - Sau một quá trình triển khai đầy gian khó, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên (FO) vào lúc 18 giờ 50 phút ngày 7/5/2025. Để ghi nhận dấu mốc quan trọng này, tối 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Petrovietnam đã tổ chức Lễ đón dòng dầu đầu tiên của Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, Lô 05-1(a).
Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC Doanh nghiệp

Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC

TTTĐ - Trong nửa đầu tháng 5/2025, Công ty Cổ phần Ánh Dương (Ánh Dương Building) đã đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường xây dựng công nghiệp khi liên tiếp trở thành tổng thầu, khởi công hai dự án trọng điểm tại miền Bắc.
Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào Kinh tế

Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào

TTTĐ - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục ngàn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Kinh tế

Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.
Vedan tặng Nhà tình nghĩa quân - dân tại tỉnh Đồng Nai Nhịp sống phương Nam

Vedan tặng Nhà tình nghĩa quân - dân tại tỉnh Đồng Nai

TTTĐ - Vedan Việt Nam vừa phối hợp trao tặng Nhà tình nghĩa quân - dân cho anh Võ Văn Lâm tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt Tin Y tế

Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt

TTTĐ - Công ty TNHH Shynh Beauty đã bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt 140 triệu đồng, buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm do có vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.
Kỳ vọng luồng gió thổi cánh diều kinh tế tư nhân bay cao Doanh nghiệp

Kỳ vọng luồng gió thổi cánh diều kinh tế tư nhân bay cao

TTTĐ - Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để khu vực này thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân được kỳ vọng sẽ là "cú hích" quan trọng, thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI Quốc tế Nam Ninh Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI Quốc tế Nam Ninh

TTTĐ - Thành phố Nam Ninh - một trong những trung tâm công nghệ mới nổi của Trung Quốc vừa trở thành tâm điểm của cộng đồng công nghệ quốc tế khi đăng cai tổ chức Hội nghị Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo Quốc tế “AI+” 2025. Với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo dẫn lối - Cùng ASEAN phát triển”, sự kiện không chỉ là nơi trình diễn những đột phá công nghệ mà còn là diễn đàn hợp tác chiến lược giữa các quốc gia khu vực, đặc biệt là trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường.
Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Doanh nghiệp

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình việc hạn chế tiền kiểm, chuyển dần sang hậu kiểm nhưng lo ngại việc giảm thanh, kiểm tra, thậm chí miễn, sẽ khó phát hiện vi phạm của doanh nghiệp...
Xem thêm