Tag

Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa từng thấy

Nhìn ra thế giới 23/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Ấn Độ đang phải oằn mình đối phó với đợt dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại quốc gia này.
Những chú khỉ tham gia băng nhóm ăn trộm tiền ở Ấn Độ
Ấn Độ đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa từng thấy
Hệ thống y tế ở Ấn Độ đang quá tải vì đại dịch Covid-19

Từ giành giật oxy…

Ít nhất 24 bệnh nhân mắc Covid-19 ở miền Tây Ấn Độ đã thiệt mạng ngày thứ Tư (21/4) sau khi nguồn cung cấp oxy bị rò rỉ.

Sự cố rò rỉ bồn oxy xảy ra bên ngoài Bệnh viện Dr Zakir Hussain ở thành phố Nashik (bang Maharashtra), cách Mumbai khoảng 200km về hướng Bắc kéo dài suốt 30 phút. Nó đã cắt đứt nguồn cung cấp cho các máy thở của hơn 60 bệnh nhân trong tình trạng nặng.

Nguồn oxy đã được khôi phục trong vòng nửa giờ sau đó. Tuy nhiên, mọi việc đã quá muộn. Theo Cơ quan Y tế bang Maharastra, nạn nhân trong vụ này là các bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tích cực bằng máy thở.

Sự việc đau lòng trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đang thiếu nguồn cung khí oxy trầm trọng và các ca nhiễm mới Covid-19 vẫn đang gia tăng.

Bệnh viện tại New Delhi và các khu vực khác cảnh báo, nguồn cung oxy y tế cho người bệnh Covid-19 thể nặng đang dần cạn kiệt.

Một số bệnh viện công ở thủ đô của Ấn Độ chỉ có đủ lượng oxy để kéo dài thêm 8 - 24 tiếng, trong khi một số bệnh viện tư nhân chỉ còn đủ lượng oxy dùng trong 4 - 5 giờ.

Max Healthcare, chuỗi y tế tư nhân lớn nhất ở Delhi và các vùng lân cận thông tin một số bệnh viện của họ chỉ cung cấp đủ oxy trong hai giờ.

Nguyên nhân làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ một phần do sự lơ là phòng chống dịch của người dân (Ảnh: Reuters)
Nguyên nhân làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ một phần do sự lơ là phòng chống dịch của người dân (Ảnh: Reuters)

Thậm chí, trong nỗ lực tuyệt vọng tích trữ oxy cho người bệnh tại nhà, nhiều người thân của các bệnh nhân mắc Covid-19 ở bang Madia Pradesh, miền Trung Ấn Độ đã cướp bình oxy từ một kho chứa của bệnh viện. Vụ việc xảy ra khi một xe tải chở bình oxy đến bệnh viện ở địa phương, nhiều người đã lao tới, đe dọa nhân viên y tế, rồi cướp bình oxy.

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi cho biết nước này đang phải đối mặt với “cơn bão” Covid-19 áp đảo hệ thống y tế. Chính phủ đang phối hợp với chính quyền các tiểu bang và các công ty tư nhân để cung cấp oxy nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày 21/4, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 trong 24 giờ của nước này ở mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay. Cụ thể, Ấn Độ ghi nhận 2.023 ca tử vong trong ngày 21/4, mức cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 tại quốc gia Nam Á này trên lên 182 nghìn ca.

Ngoài ra, số ca mắc mới Covid-19 tại Ấn Độ cũng trong nhóm cao nhất trên thế giới, với 295.041 ca, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên trên 15,6 triệu ca, chỉ đứng thứ hai sau Mỹ với hơn 31 triệu ca.

… đến khủng hoảng y tế trầm trọng

Hệ thống y tế của Ấn Độ cũng đang phải căng mình trước sức ép các số ca mắc Covid-19 chưa thể thuyên giảm trong tương lai gần. Các bệnh viện Ấn Độ đang thiếu nhân lực và quá tải. Các xét nghiệm Covid-19 bị chậm lại, toàn bộ đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), đều đã hoạt động hết công suất.

Theo thống kê, với chỉ 5 giường bệnh/10.000 dân và 8,6 bác sỹ/10.000 dân (đứng thứ 155/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong Báo cáo phát triển con người năm 2020 của Liên hợp quốc), ngành Y tế vốn kém hiệu quả của Ấn Độ chưa sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng như vậy.

Không chỉ thiếu hụt trang thiết bị y tế, từ nhà xuất khẩu lớn, Ấn Độ phải nhập vắc-xin ngừa Covid-19.

Hệ thống y tế tại Ấn Độ đang lâm vào tình trạng quá tải (Ảnh: Getty)
Hệ thống y tế tại Ấn Độ đang lâm vào tình trạng quá tải (Ảnh: Getty)

Lúc đầu, Ấn Độ chỉ đặt mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người có nguy cơ cao nhất vào tháng 8 (tương đương hơn 1/5 nền dân số 1,35 tỷ người). Đến nay, Chính phủ quốc gia này hiện đã mở rộng phạm vi tiêm chủng cho thêm 100 triệu người và hứa sẽ mở rộng hơn nữa.

Sau khi tặng và xuất khẩu hàng chục triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 ra nước ngoài, nước này bất ngờ rơi vào tình trạng thiếu hụt vắc-xin. Vì vậy, quốc gia sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 lớn thứ hai thế giới đã quyết định ngừng gần như toàn bộ việc xuất khẩu vắc-xin để ưu tiên nhu cầu trong nước.

Trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng, Ấn Độ phải thay đổi quy định để có thể nhập khẩu vắc-xin dù trước đó đã từ chối các nhà sản xuất nước ngoài như Pfizer.

“Cơn khát” vắc-xin tại Ấn Độ được lý giải là do thiếu nguồn cung nguyên liệu thô cùng với việc lơ là cảnh giác, đánh giá thấp tình hình dịch bệnh.

Từ tháng này, Ấn Độ sẽ nhập khẩu vắc-xin Sputnik V của Nga để tiêm chủng cho 125 triệu người. Sự đảo ngược này có thể cản trở không chỉ cuộc chiến chống đại dịch của Ấn Độ mà còn cả các chiến dịch tiêm chủng tại trên 60 quốc gia nghèo hơn, chủ yếu ở Châu Phi, trong nhiều tháng.

Viện Serum của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, từng tuyên bố sẽ cung cấp ít nhất 2 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Gần một nửa mục tiêu này dự định sẽ được thực hiện vào cuối năm 2021.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách Nhìn ra thế giới

Singapore mang loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách

TTTĐ - Mùa hè này, quốc đảo Singapore sẽ mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn đến du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Xem thêm