Tag
Tuyển sinh đầu cấp - cuộc đua không còn căng thẳng

Bài 1: "Giảm nhiệt" đầu vào các trường “hot”

Giáo dục 05/07/2021 14:03
aa
TTTĐ - Trong vài ba năm trở lại đây, cuộc đua đầu cấp vào các trường “hot” tại Hà Nội đã bắt đầu giảm nhiệt. Ngoài sự vào cuộc nghiêm túc, sát sao của cơ quan chức năng thì tâm lý của phụ huynh cũng bắt đầu có sự thay đổi, “hạ nhiệt”.
Mô hình trường học thông minh: Nơi học tập mơ ước của học sinh Hà Nội: Trường học chuẩn bị sẵn sàng với các phương án thi học kỳ Trường học Hà Nội siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 sau kỳ nghỉ lễ

Mọi năm, qua Tết Nguyên đán, phụ huynh lại bắt đầu cuộc đua lo cho con vào trường “hot”. Năm nay, tình trạng này khá yên ắng. Đến tháng cao điểm của mùa tuyển sinh cũng không còn cảnh các bậc phụ huynh đứng ngoài cổng hay xếp hàng xin học cho con như trước nữa.

Tâm lý phụ huynh đã “hạ nhiệt”

Đa số các trường học năm nay không nhận hồ sơ trái tuyến, thực hiện nghiêm theo đúng chỉ tiêu được giao và quy định về tuyển sinh của quận.

Những năm trước, các trường Tiểu học Gia Thuỵ, THCS Đô thị Việt Hưng… luôn được nhiều phụ huynh mong muốn cho con vào học, kể cả trái tuyến. Tuy nhiên sang năm nay, nhà trường chỉ tuyển sinh theo đúng chỉ tiêu được giao.

Những trường “hot” ở các quận khác như: THCS Giảng Võ (Ba Đình), THCS Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa), Tiểu học Nghĩa Đô (Cầu Giấy)… năm nay cũng không còn tình trạng phụ huynh chạy vạy khắp nơi nhờ xin suất học trái tuyến.

Tổ công tác hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến của trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình) năm học 2021-2022
Tổ công tác hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến của trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình) năm học 2021-2022

Ngoài việc chính quyền địa phương siết chặt tuyển sinh trái tuyến, năm nay, tâm lý phụ huynh cũng bắt đầu có sự dịch chuyển, thay đổi về suy nghĩ. Quan niệm trường công, trường tư… của nhiều người cũng đã thoáng hơn.

Theo anh Nguyễn Văn Thanh, phụ huynh ở quận Hoàng Mai: “Trước đây, khi đứa lớn nhà tôi vào lớp 6, hai vợ chồng cố gắng nhờ khắp nơi để xin trái tuyến cho con vào trường THCS Ngô Sỹ Liên. Việc đi lại, đưa đón rất vất vả. Năm nay, đứa bé cũng vào lớp 6, tôi nhận ra rằng, học ở đâu cũng được, nơi nào cũng có thầy cô tốt, lớp tốt. Điều quan trọng là trường đúng tuyến lại gần nhà, tiện lợi đủ đường”.

Chị Nguyễn Thị Mai, quận Ba Đình cũng cho biết: “Những năm trước, khi tôi có con vào lớp 1, nhiều bạn bè đã “mách nước” phải cho con vào trường nọ, trường kia để có được môi trường học tập tốt… Khi ấy, tôi thấy nhiều người nói vậy nên cũng cố gắng xin trái tuyến cho con vào một trường top trên để học. Sau đó, mỗi khi mưa bão hay mùa đông lạnh buốt, con đều phải dậy từ 5h30 để chuẩn bị đến trường vì nhà xa. Tôi thấy rất thương con. Điều đáng nói là sức học của con cũng chỉ ở mức khá, khi vào môi trường toàn bạn vượt trội, con bị đuối và tôi có cảm giác cháu tự ti.

Sau 2 năm, tôi lại xin cho con về trường đúng tuyến gần nhà. Sau một thời gian, con có tiến bộ rõ rệt. Tôi cho rằng, học ở trường “hot” hay trường “làng”, quan trọng nhất vẫn do con mình. Nếu con có tố chất thì học ở đâu cũng phát huy được”.

Chị Trịnh Thị Yến ở quận Long Biên lại cho rằng: “Tôi thấy trường có thương hiệu bao giờ chất lượng cũng tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, nhà trường bị siết chặt về chỉ tiêu, vì thế không thể xin học trái tuyến được. Tôi đành cho cháu học trường đúng tuyến gần nhà”.

Phải nói rằng, trong hai năm trở lại đây, dường như tâm lý phụ huynh đã thay đổi. Hầu hết họ không còn cố gắng để cho con vào bằng được một trường “hot” nào đó. Đa số đều cho rằng, học đúng tuyến và cố gắng phối hợp với giáo viên để giáo dục, con sẽ tốt hơn.

Nhiều giải pháp

Để giảm tải sĩ số học sinh, đặc biệt là trái tuyến, các trường “hot” đã thực hiện nhiều biện pháp. Cụ thể, nhiều quận đã giao chỉ tiêu, phân tuyến, chia khu vực để tuyển sinh. Mục đích là chia đều học sinh cho các trường gần đó, tránh tình trạng nơi quá nhiều, nơi lại quá ít.

Trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình) thử nghiệm hệ thống tuyển sinh trực tuyến
Trường THCS Phan Chu Trinh (Ba Đình) thử nghiệm hệ thống tuyển sinh trực tuyến

Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở đã xây dựng đề án phân luồng sau THCS trình thành phố phê duyệt. Đây là tình trạng trước mắt trong mùa tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội.

Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng tuyển sinh trình Trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã ra quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác tuyển sinh, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, đúng chỉ tiêu được giao; Tổ chức cấp mã học sinh, hướng dẫn cha mẹ học sinh kiểm tra thông tin cá nhân, kết quả tuyển sinh theo đúng quy định.

Lãnh đạo Hội đồng tuyển sinh nhà trường phân công thành viên trực trong thời gian tuyển sinh để hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn, thắc mắc; Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh; Thực hiện nghiệm túc quy định, quy trình tuyển sinh và hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến, đặc biệt là đối với các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Bên cạnh đó, việc Hà Nội tiếp tục tuyển sinh trực tuyến cũng sẽ hạn chế được tình trạng phụ huynh xếp hàng dài xin học trái tuyến cho con.

Ngoài động thái của Sở GD&ĐT và chính quyền địa phương, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, để giảm bớt khoảng cách giữa các trường và chia đều học sinh cho trường “làng” và trường “hot”, các trường còn cần phải tập trung phát triển chất lượng dạy và học. Đặc biệt, các trường cần nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên để tạo thương hiệu, từ đó thu hút học sinh nhiều hơn.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm