Tag
Cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận

Bài 1: Kiến tạo thêm không gian công cộng tại Hà Nội

Xã hội 19/03/2025 08:00
aa
TTTĐ - Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, mục tiêu đến năm 2045, Hà Nội là Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, thành phố xanh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cùng với quy hoạch thiếu đồng bộ đang khiến Hà Nội thiếu trầm trọng các không gian công cộng.
"Hà Nội đáng sống là khi có nhiều không gian dành cho cộng đồng" Công bố quy hoạch không gian công cộng quanh hồ Hoàn Kiếm

Thiếu không gian công cộng

Không gian công cộng (KGCC) có thể hiểu là những không gian mà ở đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận, bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế, quyền này được bảo vệ bởi pháp luật. Tại Việt Nam, theo Thông tư số 34/2009/TTBXD của Bộ Xây dựng ngày 30/9/2009, KGCC được mô tả là “Không gian sinh hoạt cộng đồng, công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vực đi bộ được tổ chức, không gian mở, có điểm vui chơi nghỉ ngơi giải trí phục vụ đời sống tinh thần dân cư đô thị”.

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, KTS Phạm Trung Hiếu, giảng viên Đại học Kiến trúc chia sẻ, Hà Nội đang thực sự thiếu không gian công cộng. Là một trong những đô thị có mật độ dân số lớn nhất thế giới (lên tới 404 người/ha) song bên cạnh đó Hà Nội cũng là thành phố có tỷ lệ KGCC rất hạn chế: 0,3% diện tích thành phố với tỷ lệ ít hơn 1m² trên đầu người. So với các thành phố có cùng quy mô tương tự trên thế giới nói chung và tại Châu Á nói riêng thì diện tích cho KGCC, không gian xanh rất hạn hẹp. Hà Nội chỉ đạt 11,2m² trên đầu người, trong khi tỷ lệ trung bình của các thành phố Châu Á là 39m² trên đầu người.

Theo chỉ số TP Xanh của Châu Á 2011 (2011 Asian Green City Index), Hà Nội là TP duy nhất, trên tổng số 22 TP được điều tra, bị đánh giá là “đứng dưới mức trung bình” về mặt sử dụng đất và xây dựng.

Bài 1. Kiến tạo và phát huy giá trị không gian công cộng tại Hà Nội
Hội sách hàng năm được tổ chức ở không gian hồ Hoàn Kiếm

Bên cạnh đó, theo TS.KTS Nguyễn Việt Huy, giảng viên Đại học Kiến trúc, thành phố Hà Nội vẫn còn một bộ phận rất lớn người dân vẫn phải cư trú và sinh hoạt trong các khu vực có điều kiện sống chật chội, thiếu không gian xanh và không gian giao tiếp xã hội. Nhiều KGCC như công viên, vườn hoa, vỉa hè vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, chất lượng cảnh quan suy giảm, chưa đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của người dân.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có gần 50 công viên, vườn hoa đang xuống cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là sự lấn chiếm trái phép của các hoạt động dân sinh, làm mất đi công năng sinh hoạt chung. Nhiều công viên biến thành nơi cho thuê đất, kho xưởng, nhà hàng, bến bãi khiến người dân mất đi những không gian sinh hoạt chung. Mặc dù các lực lượng chức năng đã vào cuộc để xử lý nhưng do tồn tại lâu năm, nên quá trình khắc phục tạo hiệu quả thấp.

Thành phố Hà Nội đang đặt mục tiêu cải tạo 45 công viên, vườn hoa và xây mới 9 công viên đến năm 2025, tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, nhiều công viên đến nay vẫn còn là bãi đất trống.

Tầm nhìn cho một Thủ đô xanh

Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2024, hoạt động kinh tế - xã hội của Hà Nội được xác định tổ chức theo mô hình 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…

Để thực hiện được mục tiêu, quy hoạch Thủ đô xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và bốn khâu đột phá phát triển của Hà Nội. Cụ thể, 5 nhiệm vụ trọng tâm là: Bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hoá - xã hội; phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá phát triển của Thủ đô gồm: Thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.

Các phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội trong Quy hoạch Thủ đô được nghiên cứu, xác định theo mô hình: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực phát triển - 5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị.

Theo đó, 5 không gian phát triển: Khai thác, sử dụng đồng bộ, hiệu quả và hợp lý không gian trên cao; không gian ngầm dưới mặt đất; không gian công cộng; không gian văn hoá - sáng tạo; không gian số.

Bài 1. Kiến tạo và phát huy giá trị không gian công cộng tại Hà Nội
Vườn hoa Lý Thái Tổ đã trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện của TP và là điểm đến hấp dẫn hàng ngày cho mọi lứa tuổi của người dân Thủ đô

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, trong Luật Thủ đô 2024 đã có hẳn một chương về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, trong đó nêu rất rõ các căn cứ để thực hiện quy hoạch phát triển, cải tạo, tái thiết đô thị; nhất là nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô; đồng thời, xác định rõ việc quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan của Thủ đô...

Đáng chú ý, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có hẳn 1 điều về không gian ngầm, theo nhiều chuyên gia, việc này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho khai thác không gian tiềm năng mới cho phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng cấp, ngành trong thực hiện cải tạo, tái thiết đô thị.

Đặc biệt, Luật đưa ra quy định UBND TP Hà Nội thành lập và quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây có thể coi là một yếu tố quan trọng để hiện thực hóa chủ trương cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử mà nhiều năm qua không thực hiện được do thiếu nguồn lực.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tập trung gỡ vướng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai Đô thị

Tập trung gỡ vướng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai

TTTĐ - UBND TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc đối với 109 dự án đầu tư công khó khăn, chậm tiến độ, đặc biệt tập trung đối với các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thực hiện năm 2025...
Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025 BHXH & Đời sống

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng tháng 4/2025.
Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động Xã hội

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động

TTTĐ - Mặc dù Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum đã bị UBND tỉnh Kon Tum thu hồi đất dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Kon Plông nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự “thờ ơ” khó hiểu của chính quyền địa phương.
Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

TTTĐ - Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa Môi trường

Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa

TTTĐ - Nhằm cải thiện môi trường sống, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận dụng mọi nguồn lực để cải tạo các điểm tập kết rác thải, bãi đất trống… thành những vườn hoa, khu vui chơi phục vụ người dân. Mô hình này hiện đang ngày càng được lan tỏa rộng rãi.
Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

TTTĐ - Chiều 31/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm...
Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm