Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy

Người Hà Nội 19/07/2023 14:28
aa
TTTĐ - Có được cuộc sống thanh bình, yên ấm và đầy đủ như ngày hôm nay, ai trong số chúng ta cũng đều hiểu nền hòa bình không đến một cách dễ dàng. Bởi thế, sự hi sinh máu xương của các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ đi trước luôn được con cháu người Việt tri ân.
Phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình hạnh phúc

Giáo dục truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”

Sáng 17/7/2023, Cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban phụ trách Đội cùng với đại diện học sinh trường THCS Ba Đình phối hợp với UBND phường đã đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Bích, mẹ liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân tại địa chỉ số 130 ngõ 173 Hoàng Hoa Thám. Tại đây, cô trò nhà trường đã thắp hương tri ân liệt sĩ nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - liệt sĩ, cũng là dạy các con về truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Đại diện BGH, Công đoàn, Chi đoàn, Ban phụ trách Đội trường THCS Ba Đình cùng học sinh thăm gia đình liệt sĩ Dương Hoàng Đức Quân
Đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, Chi đoàn, Ban phụ trách Đội trường THCS Ba Đình cùng học sinh thăm gia đình liệt sĩ Dương Hoàng Đức Quân

Truyền thống đó không chỉ được duy trì, tiếp nối trong suốt chiều dài phát triển của đất nước mà còn tiếp tục được nhân lên, phát triển trong thời hiện đại. Là đất nước tươi đẹp, vị trí địa lí thuận lợi, nhiều sản vật quý hiếm, Việt Nam vốn chịu cảnh “sớm chắn bão giông chiều ngăn nắng lửa”. Mấy nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước đã khiến máu xương của bao thế hệ đổ xuống để bảo vệ nền hòa bình, độc lập cho dân tộc mình.

Trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên khắp dải đất hình chữ S, biết bao nhiêu người con Hà Nội đã ra đi và mãi mãi không về. Máu xương họ có khi còn nằm lại đâu đó ở miền quê hẻo lánh, nơi biên ải xa xôi hay có khi cả ở bên nước bạn. Nỗi xót thương chưa nguôi khi nhiều ngôi nhà của Thủ đô còn treo ảnh liệt sĩ. Có những người may mắn trở về với gia đình nhưng một phần cơ thể họ đã khuyết thiếu với bao vết thương còn nhức nhối trong người.

Dù ở nơi nhà cửa san sát, phố phường chật hẹp nhưng mỗi phường ở Thủ đô đều có những nhà bia tưởng niệm liệt sĩ hay các đài tưởng niệm liệt sĩ. Những công trình này đều trang trọng và khiến người dân mỗi khi qua đây kính cẩn nghiêng mình. Điều đặc biệt là rất nhiều gia đình thường đưa con cháu tới đây để giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Bởi thế, những ngày này, tại địa điểm tri ân anh hùng liệt sĩ, không khó để bắt gặp hình ảnh các gia đình nhiều thế hệ đến quét dọn, dâng hương hoa và tưởng nhớ người đã khuất. Có những đôi bạn trẻ thay vì chọn chụp ảnh cưới ở cánh đồng hoa, studio sang trọng lại chọn đài tưởng niệm liệt sĩ để ghi lại khoảnh khắc đánh dấu ngày trọng đại trong đời. Điều đó cho thấy, tất cả mọi tầng lớp Nhân dân của Hà Nội ngày nay chưa bao giờ quên công lao to lớn này. Họ sẽ mang trong mình truyền thống quý báu ấy để gửi đến tương lai cho con cháu mình.

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy
Đại diện các đơn vị ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"

Những ngày này, hoạt động thăm hỏi các gia đình có Bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ và thương binh khắp Hà Nội đang diễn ra rộng khắp. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đều thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình.

Mới đây, sáng 18/7, Thành đoàn Hà Nội tổ chức hội thu ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2023. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023) nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ Thủ đô với các thương, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, anh hùng liệt sĩ và các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Đoàn Thanh niên thành phố đã kêu gọi và phát động trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cơ quan Thành đoàn cùng các cấp bộ Đoàn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, cá nhân, đơn vị, tổ chức Hội... tích cực hưởng ứng và đóng góp công sức tham gia phong trào và xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố. Sự ủng hộ của tuổi trẻ Thủ đô sẽ góp phần cùng Đảng, Nhà nước tập trung nguồn lực hỗ trợ người có công với cách mạng, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Phát động chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ - 2023”

Sáng 24/6, tại Hà Nội, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1405) tổ chức phát động chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ - 2023”.

Đây là năm thứ 12, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình nhắn tin “Tri ân liệt sĩ” nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7). Hoạt động nhằm mục đích tạo nguồn kinh phí cho hoạt động tri ân và tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Chương trình nhắn tin tri ân liệt sĩ năm 2023 mở cổng từ 0h00 phút ngày 23/6 đến 24h ngày 20/8. Mỗi người dân chỉ cần nhắn tin với cú pháp "TALS" gửi Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1405 là đã đóng góp 20.000 đồng tới Quỹ "Tri ân liệt sĩ".

Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy
Các đại biểu cùng nhắn tin ủng hộ Quỹ "Tri ân liệt sĩ"

Với mỗi tin nhắn chỉ bằng 20.000 đồng nhưng đây là sự thể hiện lòng biết ơn vô hạn của thanh niên Thủ đô với các anh hùng liệt sĩ - những tấm gương sáng mãi, lan tỏa mãi, thắp sáng đêm tối, xóa đi những kí ức đau buồn của chiến tranh. Những tình cảm lớn lao ấy như khiến sức mạnh của dân tộc được kết nối, hội tụ. Tổ quốc sẽ vững mạnh hơn bởi có gốc rễ vững bền ấy chính là truyền thống yêu nước, hy sinh vì đất nước và tri ân nguồn cội luôn tiếp nối qua các thế hệ.

Trong khi đó, tại các khu dân cư, đặc biệt là tại các doanh nghiệp, tiểu thương trong những ngôi chợ cũng vận động nguồn của cải vật chất để thăm hỏi tặng quà động viên thân nhân liệt sĩ, gia đình chính sách, xây nhà tình nghĩa, trao học bổng cho con em liệt sĩ vượt khó…

Đây không chỉ là hình thức mà là sự tri ân sâu sắc, xuất phát từ tấm lòng của chính quyền, các tổ chức xã hội và cả cá nhân. Mỗi một phần quà, một lời thăm hỏi là nguồn động viên to lớn đối với anh linh liệt sĩ, thân nhân của họ và cả những thương bệnh binh còn đang chịu di chứng của chiến tranh.

Sự thăm hỏi, động viên ấy cũng khiến những người may mắn được thụ hưởng nền hòa bình tự chủ ngày nay sống có trách nhiệm hơn với những gì mà thế hệ cha ông đã tạo dựng. Họ sẽ yêu Hà Nội như yêu quê hương, đất nước mình, tận tâm tận lực để cống hiến cho thành phố phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.

Mạch ngầm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn chảy dạt dào và bền bỉ trong huyết quản mỗi người Hà Nội. Yêu nước, thương nguồn, đó là một phẩm chất không thể thiếu của một người Thủ đô văn minh thanh lịch hôm nay. Đó cũng là lối ứng xử “có trước có sau” của cư dân thành phố này. Điều đó càng khiến chúng ta có cơ sở vững chắc rằng nét thanh lịch văn minh, lối ứng xử đậm đà tình nghĩa vẫn là dòng chảy chủ đạo để hướng Hà Nội tới tương lai.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng Người Hà Nội

Thúc đẩy tình yêu với sách, bồi đắp văn hóa đọc cho cộng đồng

TTTĐ - Đến với Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024, các đơn vị xuất bản không chỉ mang đến nguồn bồi đắp tri thức, khai mở tâm hồn mà còn thúc đẩy tình yêu với sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng. Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam để làm rõ hơn về vấn đề này.
Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công Người Hà Nội

Công nhận nghề truyền thống kim hoàn - đậu bạc Định Công

TTTĐ - Ngày 29/9, tại Cụm di tích Đình, Đền, Miếu khu Thượng (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công" được công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức Nhịp điệu cuộc sống

Điểm hẹn mùa thu, "kho vàng" tri thức

TTTĐ - Diễn ra vào dịp cuối thu hàng năm, Hội Sách Hà Nội vừa là điểm hẹn của người yêu sách, vừa là "kho vàng" để mỗi người bồi đắp tri thức và tâm hồn mình thông qua những ấn phẩm được chọn lựa.
Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô Người Hà Nội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm của nhà báo với văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tối 28/9, tại Hoàng thành Thăng Long đã diễn ra lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024. Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải C và 2 giải Khuyến khích.
Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII Người Hà Nội

Lễ trao giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

TTTĐ - Tối 28/9, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình" Người Hà Nội

Hàng nghìn người tham dự sơ duyệt “Ngày hội văn hóa vì hòa bình"

TTTĐ - Ngày 28/9, hàng nghìn người phấn khởi tham dự sơ duyệt chương trình "Ngày hội văn hóa vì hòa bình". Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà dự và chỉ đạo sơ duyệt.
Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” Người Hà Nội

Tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch”

TTTĐ - Ở mùa thứ 7, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã trở thành điểm hẹn của những cây viết tâm huyết với Thủ đô. Những tác phẩm báo chí góp phần tô thắm thêm những đóa “hoa thanh lịch” và làm hương sắc kinh đô ngàn năm tuổi đậm đà, bay xa hơn nữa trong lòng người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Tái hiện nét đẹp văn hoá gia đình của người Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Tái hiện nét đẹp văn hoá gia đình của người Hà Nội

TTTĐ - Trong bối cảnh phim truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ, "Hoa sữa về trong gió" được khán giả màn ảnh nhỏ yêu thích bởi câu chuyện đầy cảm xúc, sâu lắng về tình cảm gia đình, không khí gia đình ấm áp và văn hóa người Hà Nội. Bộ phim được VFC đặc biệt thực hiện nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô Người Hà Nội

Tiếp nối truyền thống, cống hiến cho Thủ đô

TTTĐ - Những truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, đặc biệt là trong 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô cần phải được thế hệ trẻ ngày nay hiểu, ghi nhớ, tự hào, giữ gìn và phát huy. Thanh niên Thủ đô phải biết tự hào vì mình là người Hà Nội, mình đang sống và xây dựng Thủ đô.
Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng! Người Hà Nội

Chúng tôi đã sống những năm tháng cực kỳ xứng đáng!

TTTĐ - Tham dự buổi toạ đàm trực tuyến gặp mặt nhân chứng lịch sử "Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai" do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 25/9, nhà báo Phùng Huy Thịnh đã có những chia sẻ đầy xúc động về một giai đoạn lịch sử hào hùng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm