Tag

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

Người Hà Nội 01/06/2017 12:16
aa
TTTĐ.VN - Trong xã hội nào thì vai trò giáo viên cũng vô cùng quan trọng, ngoài việc dạy chữ, dạy làm người thì nhân cách của người thầy tạo nên dấu ấn đối với mỗi học sinh. Để có được nhân cách đó, người thầy phải luôn học hỏi, không ngừng đổi mới…

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:

Bài 100: Giáo viên cần được sàng lọc bằng tiêu chuẩn đạo đức


Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương
TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.

TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề này.

- Vừa qua có nhiều vụ việc như: Thầy đánh trò, trò đánh lại thầy và cãi lại thầy, bạo lực học đường gia tăng… Ông đánh giá như thế nào về nề nếp, kỉ cương trong trường học?

- Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương, có nề nếp mới duy trì được trường học, có kỉ cương mới dạy được học trò nên người, vì nói cho cùng, con người sống trong xã hội phải tuôn theo quy tắc xã hội, nề nếp kỉ cương là như vậy. Về chuyện trò cãi lại thầy cô, không tôn trọng thầy cô, với cương vị là hiệu trưởng, là người làm giáo dục 50 năm thì tôi lại nghĩ rằng, thời đại bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. Học sinh giỏi lắm, các em đâu có phải chỉ học ở thầy? Các em học ở thầy chủ yếu là học nhân cách và kinh nghiệm sống của thầy, còn chữ thì thầy không thể dạy hết được. Thầy cô mà không nâng cao năng lực, học sinh biết nhiều hơn thầy cô, biết cao hơn, biết sâu hơn, biết đúng hơn mà thầy cô bắt nó phải theo cái hơn cũ, hơi lạc hậu, không còn đúng thì đương nhiên nó phải phản ứng.

Trước đây quan điểm là dạy học trò nên người, học trò phải ngoan, phải biết nghe lời… Nếu học trò chỉ biết vâng lời, ngoan thì chúng ta đào tạo người máy, còn đào tạo con người là dạy nó biết phản biện.

Trong cuộc sống ta cứ nặng về kỉ luật mà chưa đối xử với trò như con người. Cứ thấy trò vi phạm kỉ luật, chưa tìm hiểu lí do đã mắng mỏ… Nhiều vi phạm kỉ luật đều có nguyên nhân, chúng ta không thể dùng cái uy của người thầy để lấn át học trò. Thời đại bây giờ là thời đại dân chủ. Nếu thầy sai, thầy phải xin lỗi học trò. Tuy nhiên, hiện nay thầy cô sai có xin lỗi học sinh không? Đó chính là sự dân chủ trong nhà trường. Nếu khi chúng ta thương yêu, tôn trọng, dân chủ thì sẽ đem lại cái nề nếp còn hơn là kỉ luật.

Tôi cho rằng kỉ cương, nề nếp trong nhà trường chúng ta vẫn cứ thiết lập và để học sinh tự giác thực hiện. Thầy cô là người giám sát, tất cả những điều gì học sinh chưa làm được thì chúng ta phải hiểu các em cần được giúp đỡ, được nâng niu, cần chỉ bảo thay cho mắng mỏ, thay cho quy kết, thay cho chụp mũ thì không có chuyện học trò cãi lại đâu.

Nếu có học trò đánh thầy thì cần hiểu là thầy giáo đã đối xử với học sinh đúng chưa? Nếu anh đối xử với nó một con người thì không có chuyện trò đánh lại thầy đâu. Cho nên tôi muốn nói là nhà trường dứt khoát phải có nề nếp, kỉ cương nhưng nề nếp, kỉ cương ấy phải được xây dựng trên lòng yêu thương, trung thực, phải được xây dựng trên quan điểm chăm lo tới học sinh, vì sự tiến bộ, sáng tạo của học sinh.

- Như ông vừa nói thì vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng bởi không chỉ dạy chữ mà giáo viên còn dạy học sinh về nhân cách. Ông đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên hiện nay?

- Trong giáo dục, điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên, giáo viên của chúng ta cũng được đào tạo cơ bản nhưng có điều là xã hội thì thay đổi, kinh tế thì phát triển, mọi thứ không dừng lại ở một chỗ, chỉ có giáo viên là dừng lại, nhiều thầy cô được đào tạo bao nhiêu năm vẫn thế. Thậm chí có những thầy cô giáo trong trường phổ thông còn không sử dụng được máy tính, không biết gì về công nghệ thông tin cả, không biết sử dụng trang thiết bị dạy học, phần lớn là dạy theo sách giáo khoa mà sách giáo khoa thì viết 20 năm nay rồi.

Tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là dạy kiến thức phải đi kèm kĩ năng, nhất là thái độ, dạy kiến thức để dạy người chứ không phải dạy kiến thức để có kiến thức. Kiến thức đó phải ngấm vào trong dòng máu, nó phải trở thành cách cư xử, trở thành lí tưởng cuộc sống, trở thành ý trí phấn đấu, trở thành tình thương. Đấy là sự chuyển hóa từ kiến thức sang kĩ năng và sang thái độ. Hiện nay, các thầy cô giáo chỉ làm một việc là truyền thụ kiến thức, rót kiến thức vào đầu học sinh thôi. Như thế thì chúng ta chưa hoàn thành mục tiêu. Nhiều giáo viên đang nghĩ rằng làm theo bằng cấp, có bằng cấp là đủ rồi nhưng không phải như thế mà phải học suốt đời, các thầy, cô phải học nhiều nhất thì mới dạy được học sinh. Nếu các thầy cô không lo nâng cao trình độ, lạc hậu hơn mà vẫn đứng trên bục giảng làm thầy thì dẫn đến hậu quả là thầy trò không đồng nhất, trò không phục.

- Để giáo viên không ngừng làm mới bản thân thì động lực thúc đẩy lớn là từ phía quản lí nhà trường. Ông đánh giá như thế nào về vai trò hiệu trưởng trong giáo dục hiện nay?

- Lâu nay, cán bộ quản lí của mình cứ sống lâu lên lão làng. Làm hiệu trưởng thì làm đến khi về hưu, dù được hay không được nhưng đã có quyết định làm hiệu trưởng thì anh cứ làm cả đời, chẳng bao giờ có chuyện người khác lên khi anh không hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên nếu đội ngũ cán bộ quản lí không giỏi, không chuyên nghiệp thì làm sao giáo dục theo kịp thời đại được ?

Sở GD-ĐT cũng có đào tạo nhưng tập huấn cho hiệu trưởng nhưng chỉ một ngày, hai ngày làm sao giải quyết được vấn đề? Bản thân hiệu trưởng, cán bộ quản lí phải học tập suốt đời, bản thân các cơ sở quản lí các cấp nhất là Sở và Phòng giáo dục phải có cách làm cho hiệu trưởng phải luân phiên nhau đi học.

Sắp tới Bộ triển khai chương trình phổ thông tổng thể mà không chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lí thì thành công chưa nói trước được. Dù chính sách, đường lối có hay đến mấy, chương trình có hay đến mấy nhưng người ta không thực hiện hay thực hiện sai thì tôi nghĩ giáo dục khó phát triển được.

- Xin cảm ơn ông!


Tin liên quan

Đọc thêm

Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi Thời trang - Làm đẹp

Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi

TTTĐ - Võ Minh Nguyệt Khuê gia nhập làng mode chưa lâu nhưng mới đây, mẫu nhí 10 tuổi đã ghi dấu ấn khi catwalk thần thái trong BST “Nghiên" của NTK Đức Lương tại "NDQ Fashion Show Tinh hoa đất Rồng".
Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương Văn hóa

Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương

TTTĐ - Vừa qua, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương đã chính thức ra mắt.
Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), thực hiện sự phân công của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi Điện ảnh - Âm nhạc

Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi

TTTĐ - Top One Studio vừa ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi, công bố các dự án sáng tạo đột phá
Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024

TTTĐ - Chào đón Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và dịp hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt dự án biểu diễn có tên gọi “Mùa hè yêu thương”.
Á hậu Lâm Kiều Anh sẽ về Việt Nam hoạt động nghệ thuật Giải trí

Á hậu Lâm Kiều Anh sẽ về Việt Nam hoạt động nghệ thuật

TTTĐ - Á hậu Đại dương Lâm Kiều Anh vừa tốt nghiệp khoa tài chính của trường Bucknell University Pennsylvania ở Mỹ và cho biết sẽ trở về Việt Nam để hoạt động nghệ thuật trong thời gian tới.
Phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của kinh tế Việt Nam Văn hóa

Phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của kinh tế Việt Nam

TTTĐ - Sáng 14/5, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, giai đoạn 2025-2035.
30 đơn vị tham gia Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Điện ảnh - Âm nhạc

30 đơn vị tham gia Tiếng hát cựu thanh niên xung phong

TTTĐ - Chung khảo Liên hoan Tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong - Hà Nội năm 2024 có 30 đơn vị quận, huyện, thị xã tham gia. Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội tổ chức.
NTK Trần Phương Hoa hé lộ 2 thiết kế áo dài mới tại Úc Thời trang - Làm đẹp

NTK Trần Phương Hoa hé lộ 2 thiết kế áo dài mới tại Úc

TTTĐ - Hoa hậu Ngọc Châu và Hoa hậu Xuân Hạnh mặc những thiết kế mới nhất của NTK Trần Phương Hoa thực hiện dành riêng cho chương trình Roadshow Du lịch Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 tại Úc.
Những xu hướng hàng đầu tháng 3 - 4/2024 trên TikTok Giải trí

Những xu hướng hàng đầu tháng 3 - 4/2024 trên TikTok

TTTĐ - Từ những khoảnh khắc đời thường gần gũi đến những nội dung mang đậm giá trị giải trí, cộng đồng TikTok đã cùng nhau chào đón tháng 3 và tháng 4 theo cách sáng tạo chưa từng thấy. Đặc sắc, mới mẻ, tích cực chính là những gì đã diễn ra trên TikTok trong hai tháng vừa qua.
Xem thêm