Tag

Bài 142: Biến việc phi thường thành bình thường

Người Hà Nội 13/09/2017 11:23
aa
TTTĐ.VN - Lẽ ra, với truyền thống văn hóa lâu đời, việc cư xử một cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội là điều đương nhiên, song vì nhiều lí do, những hành vi lệch chuẩn xuất hiện ngày càng nhiều. Những hành vi đó đang rất cần chấn chỉnh lại…

Bài 142: Biến việc phi thường thành bình thường

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 141: Để người Thủ đô lại thấm đẫm văn hóa Tràng An


Bài 142: Biến việc phi thường thành bình thường
PGS.TS Trịnh Hòa Bình


PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội và Truyền thông Đại chúng, chuyên gia tư vấn các vấn đề xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định: ““Hành là chính” là câu chuyện có thật trong xã hội. Nhiều người đã nhầm lẫn, thậm chí ngộ nhận giữa việc mình được ủy quyền và mình thực sự có quyền để làm những việc của nhà nước cho nhân dân. Điều đó dẫn đến việc lạm dụng chức phận của mình để “hành” người khác. Bản thân những cán bộ, nhân viên cơ quan nhà nước có hành vi ấy không phải không biết rằng mình đang gây khó dễ cho người khác nhưng họ không vượt qua được thói quen đã ăn sâu vào trí não họ. Vì thế, đặt ra một yêu cầu bức thiết buộc phải thay đổi lề thói, thói quen đã “ăn vào máu” này của họ”. Ông cũng đánh giá thời gian qua, những vấn đề ứng xử công cộng của người Hà Nội đang gặp rất nhiều vấn đề.

Từ đó, ông Trịnh Hòa Bình khẳng định: “Nhìn về động cơ, cũng như quá trình chuẩn bị, việc quyết tâm hiện thực hóa bộ Quy tắc ứng xử của Hà Nội đáng ghi nhận”.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng, người từng đoạt Giải thưởng lớn Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội, có nhiều năm gắn bó và ghi lại rất nhiều hình ảnh đẹp cũng như chưa đẹp của Hà Nội, cũng có nhiều trăn trở. Ông cho biết: “Những hành vi phản cảm được thống kê trong bộ Quy tắc ứng xử, tôi đều từng bắt gặp trong những năm tháng sống cùng Hà Nội. Khi văn hóa ứng xử của người Hà Nội đang đi xuống trầm trọng, việc “nắn chỉnh” là chủ trương quyết liệt cần thiết”.

Đứng trên lập trường của một nhà xã hội học, ông Trịnh Hòa Bình phân tích: “Bộ quy tắc ứng xử của công chức, viên chức nhà nước sẽ góp phần chấn chỉnh những hành vi đó. Tuy nhiên, không chỉ đợi các hình thức kiểm tra, đôn đốc sát sao mà phải làm sao để tự bản thân những người trong cuộc thấy rằng cần thay đổi, cần phải “ngấm, thấm” từ trong nhận thức, trong tâm khảm. Họ phải thấy rằng phục vụ nhân dân một cách tự nguyện, có niềm vui, có văn hóa là một việc nên làm thì mới thay đổi được”.

Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng cho rằng trong quá khứ, đã có lúc chúng ta từng áp dụng biện pháp mạnh với những người phản cảm trong ăn mặc. Điển hình là việc cắt quần ống loe của những người bị “gắn nhãn” “ăn chơi” tại Nhà hát Lớn, trước mặt mọi người những năm 1960. Theo tác giả của những bộ ảnh “Gánh hàng hoa”, “Những cây cầu và cuộc sống bên sông”, “Dạo quanh Hồ Gươm”… đó là biện pháp mang tính miệt thị. Việc bộ quy tắc ứng xử chỉ mang tính chất khuyến cáo chứ không xử phạt hành chính, là cách giải quyết gốc rễ ý thức người dân và công nhân viên chức, khắc phục được sự cứng nhắc và khuyết điểm của những cách làm trước đây.

Ông Trịnh Hòa Bình cũng nhận định đây là một hình thức chấn hưng văn hóa nên cần nêu cao sự tự nguyện, tự giác, như một lẽ sống của mỗi cá nhân. Vì thế, để quy tắc ứng xử của công chức, viên chức nhà nước có hiệu lực, hiệu quả thì cần có thời gian mới nhìn thấy rõ sự thay đổi đó. “Phải xác định quá trình triển khai không có ngay kết quả to lớn sừng sững mà cần phải có “độ trễ”, như vậy khâu kiểm tra, đánh giá phải thường xuyên, liên tục. Phải đặt nội dung, yêu cầu đó ở bất cứ nơi nào dễ nhìn dễ thấy trong cơ quan, đơn vị, nơi công cộng để bản thân quy trình, quá trình thực hiện quy tắc ứng xử trở thành một nề nếp, thông lệ.

Để triển khai tốt bộ quy tắc ứng xử này, ông Bình hiến kế: “Phải tuyên truyền, vận động liên tục, biến những quy tắc ứng xử ấy thành việc thường xuyên, thường trực trong tâm thức, trở thành nhu cầu của người dân cũng như công chức chứ không phải là trào lưu, phong trào. Tôi vẫn thấy thấm thía, tâm đắc câu “chính quyền phải thân dân”, vì dân phục vụ thì mới hết lòng, hết sức, mới có tâm huyết, hiệu quả và thể hiện ra bằng việc đối xử với nhân dân một cách có văn hóa. Mới đầu, bộ quy tắc ứng xử chỉ là những câu chữ, điển lệ nhưng khi đã được tuyên truyền, được đôn đốc kiểm tra liên tục thì nó sẽ ngấm vào máu. Người ta không cần phải đọc lại mà cứ thế trở thành thói quen, tự động, tự nhiên mà bật ra thôi. Dù biết là khó nhưng nếu cứ thực hiện thường xuyên, liên tục thì sẽ biến việc phi thường thành bình thường. Khi đó, bộ quy tắc ứng xử sẽ có đời sống, có giá trị của mình”.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Triển lãm trực tuyến góp phần giáo dục truyền thống Văn hóa

Triển lãm trực tuyến góp phần giáo dục truyền thống

TTTĐ - Với mong muốn tạo cơ hội rộng rãi cho bạn đọc tiếp xúc với bộ sách kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ và cuốn sách "Kí họa trong chiến hào", Nhà xuất bản Kim Đồng mở 2 triển lãm trực tuyến từ ngày 6/5/2024 - 12/5/2024.
Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ

TTTĐ - Mới đây, Hoa hậu Di Khả Hân gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện âm nhạc đình đám. Được biết đây là dịp để người đẹp 9X tạm gác công việc sang một bên để dành thời gian cho bản thân, cùng đắm chìm trong không gian âm nhạc.
Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam Giải trí

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam

TTTĐ - Hoa hậu Nông Thúy Hằng sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn và đồng hành với đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế 2024.
Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel

TTTĐ - Chất liệu tencel là một lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nhờ vào tính năng thoáng khí và khả năng hấp thụ độ ẩm tốt. Chính vì thế, hè này các chị em phụ nữ sẽ ưu tiên lựa chọn những thiết kế có chất liệu tencel để làm mới tủ đồ của mình.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiều 6/5/2024, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện). Triển lãm sẽ mở cửa tự do đón khách tham quan từ 7/5/2024 - 12/5/2024.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Xem thêm