Tag
"Mùa Covid" gieo chữ trên bản cao

Bài 2: Đem tình yêu tiếng Anh đến với học sinh miền núi cao Phú Thọ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 10/11/2021 16:13
aa
TTTĐ - Cô giáo Hà Thị Lan Hương còn nhớ ngày đầu về dạy môn tiếng Anh ở THCS Xuân Đài - thuộc một xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn (nay là huyện Tân Sơn, Phú Thọ) học trò chủ yếu là người dân tộc Mông, Tày nói tiếng Kinh còn chưa sõi. Đôi khi chị thấy bất lực khi dạy học trò tiếng Anh nhưng chúng trả lời bằng tiếng của người dân tộc…
"Mùa Covid" gieo chữ trên bản cao

Lên núi vận động trò đến lớp

Nghề chọn người là câu nói chị Hương, giáo viên dạy tiếng Anh cảm thấy rất đúng với hoàn cảnh của bản thân. Tốt nghiệp THPT, chị thi đỗ cả trường Đại học Ngoại thương và Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Tuy nhiên khi đã nhập học cao đẳng chị mới nhận được giấy báo trúng tuyển trường Ngoại thương.

"Mẹ mình làm cô giáo nên cũng muốn con theo nghề. Hơn nữa hoàn cảnh gia đình mình khi đó rất khó khăn nên mình quyết định học sư phạm để gần nhà và giúp đỡ bố mẹ", chị Hương chia sẻ.

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ (nay là Đại học Hùng Vương), năm 2001, chị Hương được tuyển dụng vào ngành Giáo dục và Đào tạo, nhận công tác tại trường THCS Xuân Đài - thuộc một xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn (nay là huyện Tân Sơn, Phú Thọ).

Bài 2: Đem tình yêu tiếng Anh đến với học sinh miền núi cao Phú Thọ
Cô giáo Hà Thị Lan Hương hướng dẫn học trò học bài

Khi đó, trường THCS Xuân Đài còn chưa có điện. Đường vào trường khúc khuỷu, trời mưa sình lầy bùn đất, ngày nắng bụi bặm. Phần lớn gia đình học sinh rất khó khăn nên chúng chẳng mặn mà tới trường. Chị Hương cùng các thầy cô giáo khác phải lội suối, băng đèo vào từng ngõ xóm vận động học sinh đến trường.

Chị Hương mới ra trường cảm thấy rất sốc khi thực tế không như tưởng tượng trước đó dù khi quyết định về Xuân Đài là chị biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài khó khăn về vật chất chị còn lo lắng không biết làm thế nào để dạy tiếng Anh cho những đứa trẻ còn chưa sõi tiếng Việt. Thậm chí khi chị hỏi, chúng trả lời bằng tiếng dân tộc Mường, Dao, Tày.

“Mình rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi dạy ngoại ngữ nhưng lại phải tìm cách học, hiểu tiếng người dân tộc Tày, Dao, Mường. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh đó mình lại càng thấy thương học trò ở xã khó khăn nhất, nhì của tỉnh Phú Thọ”, chị Hương tâm sự

Vì thế, chị Hương càng thêm quyết tâm, kiên trì giúp học sinh hiểu và thêm yêu môn ngoại ngữ. Khi trường Xuân Đài có điện, chị sưu tầm bài hát, hình ảnh sinh động cho các bài giảng tiếng Anh. Sự nỗ lực được đền bù xứng đáng khi học trò vùng cao ý thức được vai trò của ngoại ngữ và thích thú với bài học hơn.

Cô giáo Lan Hương dạy học tiếng Anh trên truyền hình
Cô giáo Lan Hương dạy học tiếng Anh trên truyền hình

Gắn bó với trường THCS Xuân Đài 4 năm, năm 2007, chị Hương được chuyển công tác về trường THCS Lê Quý Đôn, thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ). Tình yêu trò, yêu nghề khiến chị say mê tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, rút ra nhiều bài học chuyên môn nghiệp vụ để trở thành giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt, chị nhận thấy niềm đam mê, yêu thích học tiếng Anh từ chính học trò của mình nên có thêm động lực để phấn đấu, sáng tạo “Vì đàn em thân yêu”.

Sáng tạo trong từng tiết học

Dịch Covid-19 kéo đến trở thành phép thử sự sáng tạo với chị Hương và các thầy cô giáo khác. Trong điều kiện học sinh không thể đến trường do dịch bệnh chị đã tìm tòi các ứng dụng online để dạy học sinh của mình, đồng thời chia sẻ với các giáo viên khác.

Ban đầu chị Hương thử sử dụng cuộc gọi Messenger nhưng số lượng người tham gia hạn chế khiến học trò em học được, em không. Chị tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng khác trên mạng xã hội như Facebook, Zalo nhưng cũng chưa hiệu quả.

Cơ hội đến khi chị Hương là một trong những giáo viên tiếng Anh được chọn dạy học trên truyền hình của tỉnh Phú Thọ và Đài truyền hình Việt Nam. Vừa dạy học truyền hình, chị tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng dạy học online khác để giúp học sinh đại trà được tham gia học tập nhiều hơn như phần mềm Zoom, Google Meet, Ms Teams, Olm.edu.vn, Shub.edu.vn, Quizizz…

Cô giáo Lan Hương luôn tìm tòi để mang đến những giờ học online hấp dẫn, hiệu quả
Cô giáo Lan Hương luôn tìm tòi để mang đến những giờ học online hấp dẫn, hiệu quả

Tuy nhiên, tất cả các ứng dụng này đều yêu cầu học sinh phải có điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối mạng internet. Khó khăn lại đặt ra vì không phải mọi học sinh đều có thể tham gia được, chị Hương lại tìm cách khắc phục.

Chị giao bài tập, chia nhóm hoạt động, kiểm tra online. Học sinh không chỉ tương tác với giáo viên mà còn chữa bài, hướng dẫn cho bạn. Đặc biệt các em được thử sức, thêm hứng thú học tập qua các trò chơi trực tuyến. Chị cũng hướng dẫn bạn bè đồng nghiệp sử dụng các ứng dụng đó trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với sự sáng tạo, tâm huyết của chị Hương và các thầy cô giáo học sinh của trường vẫn có những sân chơi bổ ích. Các em được tham gia các cuộc thi qua mạng internet, giao lưu các câu lạc bộ tiếng Anh từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Tháng 12/2020, học sinh nhà trường tham gia giao lưu Câu lạc bộ Tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh và đạt giải Nhì toàn đoàn. Kết quả thi vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 điểm trung bình môn tiếng Anh của trường vươn lên xếp thứ 5/258 trường THCS trong toàn tỉnh.

“Niềm vui của thầy cô giáo là mang đến những tiết học bổ ích cho học sinh. Chúng mình cảm thấy vui hơn khi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp các em học sinh thuộc huyện miền núi Thanh Sơn có môi trường học tập an toàn với những tiết học bổ ích”, chị Hương tâm sự.

(Còn nữa)

Cô giáo thổi đam mê cho học sinh yêu môn Hóa học Vinh danh thầy cô giáo có nhiều sáng kiến dạy học trong điều kiện khó khăn Tuyên dương học sinh "3 tốt" và giáo viên trẻ tiêu biểu 2021 Giáo viên, nhà trường cần làm tròn vai trò và trách nhiệm của mình

Đọc thêm

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc

TTTĐ - Bền bỉ nỗ lực, vun đắp, không ít gia đình người khiếm thị đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, các thành viên thành công trên nhiều lĩnh vực. Họ là những người có nghị lực phi thường, vượt qua khuyết tật của cơ thể để hạnh phúc.
Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện”

TTTĐ - Sáng 29/6, Tuổi trẻ Hải Phòng ra quân đồng loạt hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Chương trình nằm trong chuỗi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024.
Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng… Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội) người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh cũng là cái tên gây chú ý trong lĩnh vực tình nguyện vì cộng đồng và là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06

TTTĐ - Nhìn lại thời gian thực hiện thí điểm Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), các cán bộ trẻ chính là lực lượng đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng nền tảng của Đề án.
Công an TP Hồ Chí Minh tiếp sức, hỗ trợ sĩ tử đi thi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Công an TP Hồ Chí Minh tiếp sức, hỗ trợ sĩ tử đi thi

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông, Công an TP Hồ Chí Minh còn tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức, đồng hành cùng sĩ tử trên chặng đường tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2024.
Thêm kiến thức lý luận, thực tiễn phòng, chống tin xấu độc trên mạng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thêm kiến thức lý luận, thực tiễn phòng, chống tin xấu độc trên mạng

TTTĐ - Tại chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Lý luận trẻ các cấp quý II năm 2024 do Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức sáng 26/6, các bạn đoàn viên, sinh viên, thành viên câu lạc bộ đã được học tập chuyên đề "Cách nhận biết và phòng, chống tin xấu độc trên không gian mạng".
Kỳ thủ nhí Thủ đô chơi cờ hay, học cực tốt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Kỳ thủ nhí Thủ đô chơi cờ hay, học cực tốt

TTTĐ - Nguyễn Thiên Kim (học sinh lớp 6A11, trường THCS Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) được biết đến là tài năng nhí của cờ tướng Thủ đô bởi sở hữu nhiều huy chương trong và ngoài nước. Kim cũng người là người trẻ nhất được vinh danh “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu” năm 2023.
Bí quyết học tốt của chàng trai “vàng” Hóa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí quyết học tốt của chàng trai “vàng” Hóa học

TTTĐ - Ở tuổi 19, Đinh Cao Sơn (sinh năm 2005), sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến bao người nể phục khi sở hữu bảng thành tích khủng với Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế… Chàng trai “vàng” Hóa học cho biết, phương pháp học tập không có gì đặc biệt, khi gặp bài khó sẽ không ngại hỏi anh chị khoá trên và thầy cô…
Xem thêm