Tag

"Mùa Covid" gieo chữ trên bản cao

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 09/11/2021 18:04
aa
TTTĐ - Trước thách thức của dịch bệnh Covid-19, giáo viên, đặc biệt là thầy cô ở miền núi đã có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh “bám lớp”, hứng thú học tập trong điều kiện khó khăn.
Huyện Thường Tín sẽ tiêm vắc xin phòng Covid-19 hơn 20.000 trẻ từ 12 đến 17 tuổi Quảng Ninh: Nhiều trường cho học sinh nghỉ học do dịch Covid-19

Họ cũng là những gương mặt tiêu tiểu được Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021.

Bài 1: Cô giáo người Hà Nhì nhanh chóng “chuyển đổi số”

Cô giáo 8X sinh ra và lớn lên ở vùng quê Y Tý, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc. Đây là vùng đất sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông và Hà Nhì với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Khát khao muốn góp sức làm “thay da đổi thịt” bản nghèo, cô gái người dân tộc Hà Nhì sớm nuôi dưỡng quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành nhà giáo.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo

Chị Trang Thó Phe (sinh năm 1988), người dân tộc Hà Nhì hiện là giáo viên, Chủ tịch Công đoàn trường THCS và THPT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Hơn 9 năm trong nghề sư phạm, cô giáo trẻ luôn cố gắng tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, khích lệ, động viên, giúp học sinh thêm hứng thú, hăng say với những câu chuyện công nghệ, cũng như bài học trên ghế nhà trường và cuộc sống.

Sau quá trình nỗ lực, năm 2012 chị Trang Thó Phe hoàn thiện chương trình đại học sư phạm và được nhận quyết định tuyển dụng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, chính thức soạn những trang giáo án, bắt đầu sự nghiệp “trồng người” tại trường THPT số I Mường Khương.

Cô giáo Trang Thó Phe trên bục giảng

Ba năm sau, chị chuyển công tác về trường THCS và THPT huyện Bát Xát, tiếp tục sứ mệnh “trồng người” trên chính quê hương. Qua 9 năm công tác, cô giáo trẻ trải qua nhiều cảm xúc vui, buồn bên đồng nghiệp và các cô, cậu học trò nơi đây. Với nhiệm vụ chính là giảng dạy Công nghệ - bộ môn rất thiết thực với đời sống, học trò của chị luôn hứng thú và cố gắng học tập.

Khi cơn bão Covid-19 ập đến, Lào Cai cũng như nhiều tỉnh, thành khác giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng, chống dịch. Trong hoàn cảnh đó, trường THCS và THPT huyện Bát Xát buộc phải dạy học trực tuyến qua phần mềm Zoom meeting. Việc dạy học trực tuyến trên bản cao của cô giáo 8X Trang Thó Phe gặp không ít khó khăn, bởi học sinh nơi đây chủ yếu ở cách xa trung tâm huyện, sóng yếu, đa số các em không có điện thoại, máy tính, không có mạng internet.

Cô giáo trẻ trên đường đi vận động học sinh đến trường
Cô giáo trẻ dừng nghỉ trên đường đi vận động học sinh đến trường
Trước những khó khăn ấy, cô giáo Phe đã phân chia từng đối tượng học sinh để giảng dạy hợp lý nhất. “Với các em học sinh không có điện thoại hoặc không có sóng, tôi phối hợp với lãnh đạo xã để gửi bài tập, tuyên truyền đến các em. Tôi lựa chọn phần mềm XR, áp dụng thực tế ảo tăng cường AVR vào giảng dạy trong các tiết học môn Công nghệ và được tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF lựa chọn là gương mặt đại diện cho hoạt động đổi mới sáng tạo - chuyển đổi số với công nghệ ở trường học Việt Nam đang còn nhiều thách thức”, chị Phe cho biết.

Người mẹ, người bạn của học trò Mường Hum

Với sự sáng tạo của chị Phe đã giúp giáo viên vẫn luôn tiếp cận được với học sinh trong hoàn cảnh dịch bệnh. Việc dạy học trực tuyến cũng trở nên dễ dàng và gần gũi hơn với các cô cậu học trò người dân tộc thiểu số trên bản Mường Hum, Bát Xát.

Cô Trang Thó Phe cùng học trò
Cô Trang Thó Phe cùng học trò

Bên cạnh là giáo viên giảng dạy bộ môn, chị còn kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ tại trường như làm cán bộ Đoàn, Chủ tịch Công đoàn nhà trường. Nữ giáo viên 8X luôn nhiệt huyết, tham gia nhiều hoạt động, cống hiến sức trẻ cho nhà trường. Chị còn làm công tác chủ nhiệm lớp, vừa giống như người mẹ, vừa là người bạn của học sinh. Cô giáo chủ nhiệm luôn ân cần quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, động viên, an ủi và khuyên bảo các em. Chị không quản ngại khó khăn đi vào từng thôn bản vận động học sinh đến lớp, chỉ với mong muốn các em lớn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Chị Phe trải lòng: “Nhà tôi cách trường 30km. Chồng là bộ đội luôn ở lại đơn vị để giữ bình yên cho Tổ quốc. Vì vậy một mình tôi chăm lo gia đình và các con. Hàng ngày đi lại 60km từ nhà lên trường và từ trường về nhà để vừa đảm bảo công việc và vừa chăm lo cho các con ăn học. Có những ngày mưa, đường trơn rất khó đi, khi tôi lên đến trường cả người ướt đẫm, các trò gặp cứ ngỡ cô vừa đi lội ruộng về”.

Dù gian nan là thế và nhiều điều còn chưa kể hết, trong hành trình gieo tri thức cho học sinh vùng cao nhưng với lòng say nghề, sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, tình yêu thương, tin tưởng của học sinh, cô giáo trẻ luôn kiên cường, mẫn cán và có thêm sức mạnh phấn đấu, tiếp tục công việc hàng ngày, gắn bó với nghề “đưa đò” trên đỉnh núi mà mình đã chọn.

(Còn nữa)

Với những nỗ lực của mình, năm học 2020 - 2021 cô giáo Trang Thó Phe đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi và là lớp có thành tích xuất sắc nhất trong năm học. Trong thời gian làm Bí thư Đoàn trường, chị phối hợp với BCH Huyện đoàn Bát Xát, Đoàn xã Mường Hum tham gia thực hiện nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa như: Chiến dịch Hoa phượng đỏ; Kêu gọi tổ chức thiện nguyện giúp đỡ học sinh khó khăn; “Tiếp sức mùa thi”.

Năm học 2020 - 2021, chị Phe cùng tổ chức Công đoàn phối hợp cùng nhà trường chia sẻ, giúp đỡ hơn 10 đơn vị trường học trên địa bàn huyện Bát Xát và hơn 3 đơn vị ngoại huyện hệ thống nước nóng miễn phí cho học sinh vùng cao; Kêu gọi, vận động được hơn 1.000 chiếc khẩu trang, 6 triệu tiền mặt và trên 30 máy tính cầm tay tặng học sinh…

Đọc thêm

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
Xem thêm