Tag
Cơ chế mua bán điện trực tiếp:

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

Thị trường - Tài chính 08/05/2024 17:00
aa
TTTĐ - Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ sớm được ban hành
Bài 1: Có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định

Theo Bộ Công thương, ngày 9/4, cơ quan này đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

Ngày 10/4 Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp lần thứ nhất, thảo luận và hoàn thiện dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA sau khi nhận được 14 văn bản góp ý từ các thành viên.

Ngay sau đó, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã hoàn thiện dự thảo 2 và đăng công khai trên các trang website, đồng thời gửi lấy ý kiến các bộ, ngành cơ quan liên quan vào ngày 16/4.

Ngày 23/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp tục họp, thảo luận, rà soát, bổ sung dự thảo 2 Nghị định trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên. Ngày 24/4, Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến với các đơn vị liên quan.

Theo báo cáo, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị.

Dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?
Ảnh minh họa.

Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định; dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 26/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc đồng ý với đề nghị của Bộ Công thương về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế DPPA theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Công thương đã gửi văn bản tới Bộ Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Nghị định cơ chế DPPA.

Ngay sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công thương cho biết sẽ triển khai các công tác rà soát, tiếp thu giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và hoàn thiện dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Tập trung vào 2 chính sách

Theo Bộ Công thương, dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA tập trung vào 2 chính sách: Thứ nhất là mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng. Thứ hai là mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua lưới điện quốc gia.

Cùng với dự thảo Nghị định, Bộ Công thương cũng gửi kèm báo cáo đánh giá tác động về chính sách với những phân tích cụ thể về 2 phương án đối với mỗi chính sách.

Dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?
Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương)

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, Bộ Công thương đề xuất lựa chọn phương án 2 vì có nhiều tác động tích cực. Cụ thể, về kinh tế sẽ tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo; tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân; giảm chi phí vận hành trung gian, tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.

Phương án 2 về mặt xã hội – môi trường, sẽ giúp khách hàng chủ động lựa chọn nguồn cung cấp điện; có quyền kiểm soát hơn về nguồn điện và các dịch vụ kèm theo. Khuyến khích sử dụng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng gây ô nhiễm. Không có tác động, ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật; không phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Đối với chính sách mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia, Bộ Công thương đề xuất chọn phương án 2 vì nó phù hợp với sự phát triển tập trung của nguồn điện gió, điện mặt trời; giảm bớt sự phức tạp trong việc quản lý và ít yêu cầu đầu tư hạ tầng.

Cụ thể, về kinh tế của phương án 2 sẽ giúp giảm chi phí điện cho khách hàng sử dụng điện lớn; Tạo thu nhập phụ cho các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo và tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập; giảm rủi ro năng lượng do đa dạng nguồn cung và tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Về mặt xã hội – môi trường, theo phân tích của phương án 2, việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm mới; giảm ô nhiễm không khí và khí nhà kính; giúp vệ tài nguyên thiên nhiên; giảm khí thải carbon, giảm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, dự thảo Nghị định về cơ chế DPPA dựa trên nguyên tắc là giúp doanh nghiệp linh hoạt, chủ động đàm phán có giá cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của mình. Bộ Công thương sẽ thiết lập khung pháp lý và quy định rõ ràng, đảm bảo tính công khai, minh bạch và bảo vệ lợi ích các bên tham gia.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng sẽ xây dựng cơ chế giám sát và kiểm soát, đảm bảo các quy định và quy tắc trong quá trình mua bán DPPA được tuân thủ. "Mục tiêu là nhằm khuyến khích sự phát triển của năng lượng tái tạo và tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia thị trường, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch", ông Hòa nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024 Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024.
"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương Thị trường - Tài chính

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương

TTTĐ - Báo Công thương là "cầu nối" các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, bạn đọc.
Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp? Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024

TTTĐ - Theo đó, chương trình Đối thoại hữu nghị lần thứ 2 và Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 sẽ cùng diễn ra vào tháng 9 tới.
Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Từ 15 giờ ngày 18/7, giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống, cũng là lần giảm thứ 2 liên tiếp của mặt hàng này.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online? Thị trường - Tài chính

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

TTTĐ - Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản Thị trường - Tài chính

Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản

TTTĐ - Sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhận ra cơ hội tiếp cận những khách hàng ở cách xa hàng nghìn dặm.
Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn Kinh tế

Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách cho 31.113 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh Thị trường - Tài chính

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities Thị trường - Tài chính

Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered, tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hợp tác với một nhóm định chế tài chính đã đồng thu xếp thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 175 triệu USD (hơn 4.450 tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần Chứng khoán kỹ thương (Techcom Securities - TCBS).
Xem thêm