Tag
Hiến tấc đất, tỏ lòng "vàng"

Bài 2: Người lính già không nề hà hiến ruộng

Nông thôn mới 30/07/2021 08:00
aa
TTTĐ - Ở xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, dường như không ai không biết biết đến người cựu chiến binh (CCB) gương mẫu Lê Tôn Thực. Không chỉ là tấm gương sáng trong lao động sản xuất, ông còn có tấm lòng vàng, luôn giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn và sẵn sàng sẻ chia vì cộng đồng.
Các cựu chiến binh chung tay cùng thành phố trong "trận chiến" chống dịch Tấm lòng nhân ái của cựu chiến binh Bùi Văn Mạ Khánh thành “Nhà nhân ái” tặng cựu chiến binh quận Đống Đa

Người lính già giàu lòng nhân ái

Nằm bên bờ đê sông Đáy, ngôi nhà ở thôn Lai Tảo của gia đình CCB Lê Tôn Thực (SN 1956) lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười nói. Cả gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống trong không gian ấm áp ngập tràn những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc CCB Lê Tôn Thực cùng với các đồng đội ngoài chiến trường.

Ông Lê Tôn Thực không chỉ là người có tấm lòng nhân ái mà còn là một CCB làm kinh tế giỏi
Ông Lê Tôn Thực (trái) không chỉ là người có tấm lòng nhân ái mà còn là một CCB làm kinh tế giỏi (Ảnh tư liệu)

Ngày ấy, sinh ra và lớn lên khi cả nước cùng nhau chống giặc, chàng trai trẻ Lê Tôn Thực đã cùng hàng triệu thanh niên yêu nước “xếp bút nghiên” ra chiến trường, với khát vọng đóng góp sức trẻ giải phóng quê hương.

Hòa bình trở về, ông luôn gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong công tác. Ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, ông Thực còn được người dân địa phương yêu mến, nể phục bởi tấm lòng nhân ái, luôn giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.

Ông Thực luôn tâm niệm rằng, rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Vì vậy, CCB Lê Tôn Thực vừa cố gắng động viên gia đình phát triển kinh tế, vừa tự xây dựng cho mình một quỹ từ thiện riêng. Cứ mỗi dịp địa phương phát động xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ gia đình chính sách, ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn... cả gia đình người CCB già đều tích cực tham gia.

Từ năm 2017 đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình ông ủng hộ làm việc thiện nguyện từ 150 - 250 triệu đồng. Năm 2017, thông qua Hội CCB xã, gia đình ông Thực đã tặng 2 ngôi nhà trị giá 35 triệu đồng cho gia đình thương binh là hộ nghèo; Tặng 2 con bò trị giá 15 triệu đồng cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; 25 triệu đồng trùng tu các công trình tâm linh...

Hiến ruộng để đường làng khang trang

Năm 2018, đại gia đình CCB Lê Tôn Thực đồng lòng tình nguyện hiến 360m2 ruộng và đóng góp thêm 10 triệu đồng để làng làm đường giao thông. Hai mảnh ruộng giờ cả nhà chỉ còn lại một nhưng con đường làng thì nhờ đó mà khang trang và rộng rãi hơn hẳn.

: Con đường khang trang do ông Lê Tôn Thực và người dân trong thôn hiến đất cùng làm
Con đường trải bê tông do ông Lê Tôn Thực và người dân trong thôn hiến đất cùng làm (Ảnh tư liệu)

Từ sự đi đầu đóng góp đất ruộng làm đường của gia đình ông Thực mà người dân trong làng đã bảo nhau hiến đất theo. Nhà nào ít thì vài mét vuông, nhiều hơn thì lên đến vài chục mét. Vậy là, con đường bê tông rộng 6 mét đã hoàn thành vào năm 2020 trong sự vui mừng và trông đợi của người dân và cả chính quyền địa phương.

Từ ngày có con đường ấy, cuộc sống của người dân trong làng thuận tiện hơn hẳn. Theo ông Thực, con đường này đẹp lắm! Nó đẹp không chỉ bởi người ta làm ra nó đẹp mà trong đôi mắt của người CCB già, con đường này đẹp vì có sự thống nhất, đồng lòng đóng góp và chung sức của tất cả người dân trong thôn.

Nó còn đẹp hơn vì nhờ con đường ấy, dân làng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ đi lại được an toàn. Vào những vụ mùa vàng, bà con có thêm diện tích để phơi thóc, phơi rơm. Những dịp lễ hội, con đường này luôn ngập tràn cờ hoa cùng những nét văn hóa truyền thống dân gian được lớp lớp các thế hệ tiếp nối và gìn giữ.

Trong thời điểm đất ở Hà Nội có giá trị cao như hiện nay, quyết định hiến 360m2 đất ruộng của gia đình CCB Lê Tôn Thực thật đáng để người ta nể phục. Noi theo tấm gương mẫu mực này mà giờ đây, các con, cháu của ông Thực đều cố gắng học hỏi, làm việc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Những tấm huân, huy chương và hàng chục Bằng khen, Kỷ niệm chương của Trung ương, thành phố, huyện và địa phương về công tác hoạt động xã hội của ông Thực như viết lại cả một cuộc đời cống hiến đầy hào hùng, yêu thương và sẻ chia. Dù gánh nặng tuổi tác nay đã đè lên đôi vai người CCB già nhưng mong muốn được làm nhiều việc thiện của ông dường như chẳng có giây phút nào bị lãng quên...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm