Tag
Xây dựng văn hóa giao thông cho người đi bộ: Khó... mà dễ!

Bài 2: Nhiều người băng ngang đường, "phớt lờ" cầu bộ hành

Giao thông 27/10/2023 14:00
aa
TTTĐ - Việc người đi bộ thản nhiên băng qua đường, “phớt lờ” cầu bộ hành và các quy định an toàn giao thông đang là thực trạng diễn ra tại nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội: Lắp đặt trụ đá giành lại không gian vỉa hè cho người đi bộ Đề xuất xây cầu vượt cho người đi bộ qua đường Trịnh Văn Bô Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn tương lai sẽ có hình lá dừa nước

“Sang đường luôn nhanh hơn so với leo lên cầu”

11 giờ 45 phút trưa, từng tốp các em học sinh của trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy) chạy ùa ra khỏi cổng khi tiếng trống báo hiệu tan học vừa điểm. Giao thông ùn tắc, ô tô và xe máy của các bậc phụ huynh dừng, đỗ chật ních trên vỉa hè và dưới lòng đường. Mặc dù điểm cầu bộ hành chỉ cách cổng trường vài bước chân nhưng theo ghi nhận của phóng viên, chỉ có một số ít các bậc phụ huynh và các em học sinh lên cầu để đi sang bên kia đường. Nhiều em cùng cha mẹ chọn cách “thản nhiên” băng qua đường mặc cho dòng xe cộ đang nườm nượp.

Các em học sinh “vô tư” sang đường dù cầu đi bộ chỉ cách vài bước chân
Các em học sinh “vô tư” sang đường dù cầu đi bộ chỉ cách vài bước chân

Khi được hỏi tại sao không lên cầu mà lại băng qua đường lúc các phương tiện đang di chuyển nguy hiểm như vậy, em Bùi Anh Thư trả lời: “Em thấy đi sang đường luôn thì nhanh hơn so với việc phải leo lên cầu thang để đi lên cầu”.

Không chỉ các em mà ngay cả người lớn cũng đồng tình quan điểm. Chị Hà, (mẹ em Bùi Anh Thư), cho biết: “Cũng biết là nguy hiểm nhưng từ cổng trường sang bên này đường có một đoạn ngắn nên tôi bảo cháu cứ sang thẳng cho nhanh. Đi bộ lên cầu cũng phải mất 4-5 phút”.

Đây không phải là tình trạng chỉ diễn ra ở cầu đi bộ nối tiếp giữa Trường THCS Dịch Vọng và Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) mà còn là tình trạng chung của 70 cầu bộ hành, chủ yếu ở các nút giao cắt và khu vực gần trường học, bệnh viện tại thành phố Hà Nội.

học sinh vượt rào để sang đường
Học sinh vượt rào để sang đường

Ghi nhận thêm tại điểm cầu đi bộ trước cổng trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, nhiều người dân ở các lứa tuổi đều đi bộ băng qua làn đường có các phương tiện đang di chuyển đông đúc. Đáng nói, nhiều học sinh, sinh viên tận dụng những đoạn không có đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ để di chuyển sang bên kia đường, thay vì sử dụng cầu đi bộ cũng chỉ cách cổng trường vài bước chân.

Lý giải về việc cố tình băng qua đường, em Chu Mai Diệp Linh, sinh viên của trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho hay: “Em thấy đường cũng không đông lắm nên tiện băng qua luôn. Nhiều bạn cũng như em. Ban đầu thì chúng em cũng sợ nhưng đi nhiều thành quen, cứ nhìn trước nhìn sau cẩn thận là không phải lo”.

Có thể nhận thấy mặc dù đa phần người dân nhận thức rõ được sự nguy hiểm khi băng qua đường và không chấp hành luật lệ giao thông nhưng vì sự tiện lợi, nhanh chóng trước mắt mà họ cố tình “nhắm mắt làm ngơ” cầu đi bộ.

Em Nguyễn Bảo Châu, học sinh lớp 9A6, trường THCS Dịch Vọng chia sẻ: “Theo em, khi sử dụng cầu thang bộ để đi sang đường thì sẽ giảm thiểu được các trường hợp tai nạn do sang đường, tạt đầu xe và sẽ an toàn hơn cho mọi người. Tuy nhiên có một số bạn chủ quan, nghĩ mình có đủ khả năng để sang đường an toàn nên cứ thế đi qua hoặc do bắt chước theo đám đông”. Chính những suy nghĩ này đã gây nên ngày càng nhiều những nguy cơ gây nguy hiểm cho chính bản thân người dân và những người tham gia giao thông.

Người dân ngang nhiên qua đường khi không có bất kỳ tín hiệu nào dành cho người đi bộ
Người dân ngang nhiên qua đường khi không có bất kỳ tín hiệu nào dành cho người đi bộ

Anh Hoàng Bảo Ninh (quận Tây Hồ) ngán ngẩm lắc đầu: “Nhiều lúc mình đi xe máy cũng sợ vì cứ bất thình lình lại thấy một người chạy ào qua đường. Tay lái không vững hoặc không quen đường thì có khi bất ngờ mất lái”.

Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe

Hiện tại, trên toàn thành phố Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành phục vụ người đi bộ sang đường ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc.

Trung bình, mỗi cây cầu có mức đầu tư từ 3-10 tỷ đồng. Có không ít cầu bộ hành đã được xây dựng nhiều năm nhưng đến nay người dân sống tại Thủ đô vẫn chưa có thói quen dùng cầu để qua đường.

Bên cạnh đó, chế tài xử phạt những trường hợp vi phạm chưa đủ nghiêm khắc. Khi phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng chủ yếu nhắc nhở, hướng dẫn người dân đi đúng phần đường, không gây trở ngại cho các phương tiện tham gia giao thông. Nếu có xử phạt thì mức độ phạt hành chính cũng rất nhẹ.

Theo Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không đi đúng phần đường quy định; Vượt qua dải phân cách; Đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn… Ngoài ra, đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, nếu người đi bộ vi phạm giao thông như: Băng qua đường, đi dưới lòng đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể đối diện với việc bị phạt tù từ 7 đến 15 năm.

Nhìn ra thế giới, tại Thái Lan, có những đoạn đường được sơn chữ to để người đi bộ dễ quan sát. Những ai đi qua đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền khoảng 200 USD (tương đương khoảng 4,7 triệu đồng).

Ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật, có nhiều đoạn đường người đi bộ không dám băng qua. Vì nếu chẳng may bị tai nạn thì người đó không những không được bồi thường mà ngược lại phải bồi thường cho người điều khiển phương tiện giao thông.

Bài 2: Nhiều người băng ngang đường,
Từng tốp người dân sang đường trong khi cầu đi bộ ở ngay bên cạnh

Tuy chính quyền Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, đồng thời xử lý các trường hợp vi phạm nhưng số lượng người vi phạm quá nhiều khiến việc xử lý không xuể. Vậy là “đâu lại vào đấy”.

Trước tình trạng nhiều người tự ý băng qua đường, không sử dụng cầu bộ hành, ảnh hưởng đến giao thông đô thị, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của công tác kiểm tra, xử phạt để thay đổi thói quen băng cắt qua đường tùy tiện của người đi bộ.

Theo chuyên gia giao thông TS. Phan Lê Bình, chúng ta phải có trách nhiệm làm hầm đi bộ hấp dẫn hơn, như cho phép người bán hàng nhỏ kinh doanh trong hầm, vừa tạo nơi mua sắm, vừa có người trông coi và quan sát, giúp hạn chế hiện tượng trấn lột, mất an toàn trong đó.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần lắp đặt thêm camera tại các vị trí gần cầu vượt và hầm bộ hành để tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm. Điều cốt lõi nhất vẫn là mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức và có trách nhiệm bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng trong quá trình tham gia giao thông.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Xuất hiện "sống trâu" trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi Giao thông

Xuất hiện "sống trâu" trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

TTTĐ – Nhiều vệt “sống trâu” xuất hiện trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.
Nỗ lực thay đổi nhận thức của người trẻ về an toàn giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Nỗ lực thay đổi nhận thức của người trẻ về an toàn giao thông

TTTĐ - Chương trình đào tạo quốc tế Autosobriety Training Program 2024 được khởi động nhằm nâng cao nhận thức của bạn trẻ về tác hại của việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia tại Việt Nam.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội Giao thông

Cách di chuyển trên các tuyến đường ngập sâu ở ngoại thành Hà Nội

TTTĐ - Đối với các vùng ngập sâu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các phương tiện lưu thông, đồng thời có hướng dẫn hướng di chuyển phù hợp.
Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong Giao thông

Đắk Lắk: Lật xe giường nằm, 8 người thương vong

TTTĐ - Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại km 1684+600, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Ea Hleo, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk) khiến 4 người bị thương và 4 người tử vong thương tâm.
Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương Giao thông

Hà Nội cấm nhiều loại xe ôtô qua cầu Chương Dương

TTTĐ - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hạn chế các phương tiện lưu thông trên cầu Chương Dương để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu do nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa" Giao thông

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành hình đẹp như "dải lụa"

TTTĐ - Sau hơn 1 năm khởi công Dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được thành hình đang tiến tới trải nhựa, đáp ứng đúng theo tiến độ của hợp đồng.
Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Giao thông

Tập trung “gỡ vướng”, sớm triển khai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

TTTĐ - Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được khởi xướng đầu tư vào năm 2020 trong thời điểm thị trường bất động sản sôi động, UBND tỉnh Lâm Đồng dự kiến khởi công vào năm 2023 nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa Giao thông

Hải Phòng đình chỉ các hoạt động giao thông thủy nội địa

TTTĐ - Hải Phòng vừa có Thông báo đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thuỷ nội địa, cáp treo, vui chơi giải trí trên các khu vực biển đảo, ven sông để phòng, chống siêu bão Yagi.
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 Giao thông

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 673/TTg-CN ngày 5/9/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025 nhằm hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
Xem thêm