Tag
Đau đáu một tình yêu Hà Nội

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

Người Hà Nội 30/07/2024 12:00
aa
TTTĐ - Suốt một đời “vì nước, vì dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một vị trí đặc biệt trong tim cho Hà Nội. Đây không chỉ là những ân tình với mảnh đất nơi Tổng Bí thư sinh ra và lớn lên, mà còn là những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của ông đối với Thủ đô - trái tim của cả nước.
Đau đáu một tình yêu Hà Nội Đau đáu một tình yêu Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết nhân dân đang vui xuân bên đền Ngọc Sơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết nhân dân đang vui xuân bên đền Ngọc Sơn (nguồn: ND)

Xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân cả nước

Hằng năm, mỗi dịp Tết đến Xuân về, Tổng Bí thư đều tới thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Điều này đã thể hiện rõ tình cảm chân thành và mối quan hệ bền chặt của Tổng Bí thư với Thủ đô Hà Nội.

Ngày 19/1/2023, trong không khí chuẩn bị đón Xuân Quý Mão của người dân cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và gửi lời chúc Tết tới Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội. Thời điểm đó, đất nước đang trong giai đoạn khôi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Bất chấp những khó khăn phải đối mặt trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ và cam kết đổi mới mạnh mẽ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và đạt được nhiều thành tích vượt mong đợi trong nhiều lĩnh vực, thể hiện sự tiến bộ và quyết tâm không ngừng nghỉ của Đảng bộ, Chính quyền và người dân Thủ đô.

Nhắc đến Hà Nội, mỗi người dân Việt Nam đều tự hào và dành những tình cảm, sự tôn kính sâu sắc đối với mảnh đất ngàn năm văn hiến, anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Hà Nội được ca ngợi, vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Đây cũng là nơi gắn bó với những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có nhiều địa danh in dấu chân Người.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các cháu thiếu nhi Thủ đô đang vui xuân bên đền Ngọc Sơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các cháu thiếu nhi Thủ đô đang vui xuân bên đền Ngọc Sơn (nguồn: ND)

Chính vì lẽ đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhắc nhở đảng viên, cán bộ chính quyền Hà Nội phải luôn nêu cao trách nhiệm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức và năng lực công tác để lãnh đạo Đảng bộ cùng người dân xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng giàu văn minh, giàu đẹp, hiện đại hơn, xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, niềm tin yêu của Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại: Trong bài viết đăng trên Báo Nhân Dân số 236 ra ngày đầu tiên Thủ đô được giải phóng (10/10/1954), Bác đã viết: "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần". Ngày 5/5-2022, Bộ Chính trị đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Đây chính là sự quan tâm đặc biệt và cũng là yêu cầu, mong muốn, tin tưởng để Hà Nội thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước, như Bác Hồ từng căn dặn với Thủ đô ta”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trong các phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ vai trò quan trọng của Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế mà còn là trung tâm văn hóa của cả nước. Ông đặc biệt lưu ý đến việc bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình văn hóa mới, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hà Nội phải là điểm hội tụ và lan tỏa văn hóa, là tấm gương sáng cho cả nước noi theo”.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ rằng, việc phát triển văn hóa Thủ đô cần phải gắn liền với chính trị và kinh tế. Ông kêu gọi các cấp, ngành cùng phối hợp để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ hội nhập quốc tế. Chỉ đạo này định hướng Hà Nội không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, từ giáo dục cho đến nghệ thuật, từ truyền thống đến hiện đại.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi, chúc Tết công nhân Công ty Môi trường đô thị đang làm việc trong đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Tây.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi, chúc Tết công nhân Công ty Môi trường đô thị đang làm việc trong đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Tây (nguồn: ND)

Đặc biệt, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc thực hiện các chương trình cụ thể để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân Thủ đô trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa. Tổng Bí thư khẳng định rằng, chỉ khi có sự tham gia tích cực của toàn bộ cộng đồng, các chính sách văn hóa mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.

Sự quan tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển văn hóa Thủ đô còn được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện tình cảm đặc biệt và sự quan tâm sâu sắc dành cho văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội.

Trong những cuộc gặp gỡ, Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn nghệ sĩ trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, cũng như khuyến khích họ sáng tạo, phát triển những tác phẩm nghệ thuật mới mẻ, gắn liền với đời sống hiện đại.

Một trong những dấu ấn nổi bật là những buổi gặp gỡ, làm việc với các Hội văn học, nghệ thuật tại Hà Nội. Tại đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của văn nghệ sĩ, chia sẻ và động viên họ. Tổng Bí thư khẳng định sự tự hào về những đóng góp to lớn của giới văn nghệ sĩ cho sự nghiệp cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho văn nghệ sĩ Thủ đô Hà Nội thể hiện qua sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ thiết thực, động viên, giúp họ yên tâm sáng tạo, cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật cũng như công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thấm nhuần lối sống giản dị, thanh lịch, văn minh

Những ngày qua, cả triệu trái tim đã cùng hướng về một trái tim lớn đã ngừng đập. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi nhưng phong cách sống giản dị, khiêm nhường, nghĩa tình cùng tư tưởng nhân văn của ông thì còn mãi. Người Cộng sản chân chính ấy tựa như đóa sen giữa hè, giản dị tỏa hương thơm ngát, để rồi mỗi người dân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ai ai cũng được thấm sâu và tiếp tục lan tỏa vẻ đẹp ấy.

Tại Hà Nội, công tác tổ chức, phục vụ, hỗ trợ chu đáo của các lực lượng chức năng, thanh niên tình nguyện và cả sự nhiệt tình, chu đáo, trân trọng tấm lòng của đồng bào thể hiện qua những việc làm tốt đẹp đã nhân lên tình đoàn kết, nhân văn cao cả trong Nhân dân.

Hai ngày quốc tang, tại Hà Nội mặc dù thời tiết có lúc nóng bức, có lúc mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nhưng cả dòng người đi viếng và những người hỗ trợ không ai rời vị trí. Rất nhiều việc làm tốt đẹp được người dân Thủ đô thực hiện trong dịp này, thể hiện tinh thần mến khách, nhân văn và đoàn kết.

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ người cao tuổi đến viếng Tổng Bí thư
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ người cao tuổi đến viếng Tổng Bí thư

Lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã làm việc "hết công suất". Không chỉ giúp đỡ người dân xếp hàng để lễ viếng được trật tự, thuận lợi hơn, những thanh niên áo xanh còn phát bánh, phát nước và dùng tay quạt, mang gió mát đến cho người dân. Với những trường hợp đặc biệt như khuyết tật, già yếu, các bạn trẻ đã có mặt kịp thời để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Thấy dòng người không ngừng đổ về Nhà tang lễ Quốc gia, chị Thanh Tú (ở số 27 Lò Đúc) đã quyết định mang toàn bộ số quạt mini cầm tay ra tặng cho người dân. Đây là một trong số những mặt hàng ở cửa hàng của gia đình chị Tú, có giá 15.000 đồng/chiếc nhưng trước tình cảm của người dân với Tổng Bí thư và thấy trời nóng bức, gia đình chị đã quyết định tặng miễn phí cho mọi người. Khoảng 1000 chiếc quạt đã được phát đi, tạo nên làn gió mát về tình người, xua tan đi nóng bức và giúp người dân thực hiện được tâm nguyện vào viếng Tổng Bí thư.

Dọc phố Lò Đúc, nhiều gia đình đã kéo quạt điện hướng ra đường nhằm giảm bớt cái nóng và mời người dân uống nước miễn phí. Có mặt trong dòng người viếng Tổng Bí thư tối 25/7, nhà văn Phan Đình Minh, một cán bộ công an đã nghỉ hưu xúc động viết trên trang cá nhân của mình: "Kỷ lục "tử tế" tối nay: Xe máy không cần gửi để từng hàng dài trên phố Lò Đúc, Nguyễn Cao... Thanh niên tình nguyện đứng quạt cho đoàn người đến viếng Tổng Bí thư. Người dân hai bên đường xẻ bìa cát tông làm quạt, đưa cho đoàn người, mình cũng được một mảnh.

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

Lòng dân đồng thuận, kết thành khối đại đoàn kết vững mạnh thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa đất nước vững bước đi lên. Đó là điều mà Tổng Bí thư suốt đời mong mỏi. Tin rằng, với lòng biết ơn công lao đồng chí đã cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, người dân Hà Nội cũng như Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần nhân văn cao cả, đoàn kết thắm thiết để cùng nắm tay nhau bảo vệ và dựng xây Tổ quốc ta phát triển hơn.

Có mặt tại thôn Lại Đà, huyện Đông Anh, Hà Nội (quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) trong những ngày diễn ra lễ tang Tổng Bí thư, chúng tôi dễ dàng nhận ra, ông có vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của những người dân nơi đây. Chị Đào Thị Hải, ở xóm 9 cho hay, suốt một tuần kể từ khi nhận tin buồn tới khi kết thúc lễ tang, hầu như các ngôi nhà đều sáng đèn suốt đêm. Những câu chuyện về bác Trọng, về các thành viên trong gia đình bác với lối sống chan hòa, giản dị, thanh bạch, gần gũi, thân thiết được người dân ở vùng quê này lan truyền và kể lại cho con, cháu.

Người phụ nữ này bảo, chẳng phải bỗng dưng, không ai bảo ai, mọi người chủ động dọn dẹp vệ sinh từ nhà mình đến đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng như nhà văn hóa, đình, chùa, ao hồ…. Từ đầu làng đến cuối làng, không khí khẩn trương và tất bật, nhà nhà, người người cùng chuẩn bị tinh thần để tổ chức lễ tang cho ông như một người thân thiết, ruột thịt. Bởi lẽ, như chị Hải nhắc đi nhắc lại với phóng viên: “Bác Trọng như người ông, người cha của chúng tôi vậy”.

Bài 2: Tự hào là công dân Thủ đô

Suốt 2 ngày diễn ra lễ tang, chúng tôi được tận mắt chứng kiến hàng ngàn người xếp hàng nối dài như vô tận ngay từ đầu thôn từ 6h sáng. Lạ là, cái nắng gắt trưa hè không làm những người xếp hàng thấy ngột ngạt, sốt ruột như thường lệ mà còn khiến họ trở nên kiên nhẫn, trật tự và từ tốn hơn. Có lẽ vì, từ trong sâu thẳm, ai cũng mong mỏi được thắp một nén tâm nhang cho một người đã cống hiến sức mình cho dân tộc đến tận hơi thở cuối cùng. Từ mọi miền của Tổ quốc, từ Bắc chí Nam, có người thuê xe, đi cả ngày đường mới đến Lại Đà và xếp hàng suốt 4 tiếng đồng hồ mới được vào viếng.

Thật ấm lòng, trong thời gian xếp hàng chờ đợi, họ nhận được từ tay những đoàn viên, thanh niên, những bà, những anh, chị gái, em gái ở đây những ly nước vối mát lạnh, cái quạt giấy, một lốc sữa nhỏ, chai nước suối hay chiếc bánh mì. Khi trời lắc rắc hạt mưa, nhiều người dân trong thôn đi phát tận tay từng tấm áo mưa cho các đoàn viếng. Những người già đau chân, yếu mệt dừng giữa đường thì ngay lập tức, có người mời lên xe để chở đến Nhà văn hóa thôn Lại Đà, nơi tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư. Hành động ấy tự thân như minh chứng cho một nếp sống gần gũi, đầy nghĩa tình ở ngôi làng nhỏ xinh này.

Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên trước những cử chỉ diễn ra rất tự nhiên trước mắt, anh Vương Khắc Tuyền, người trong làng Lại Đà nói: “Chúng tôi là người quê bác Trọng nên học được sự cởi mở, gần gũi, giản dị, chu đáo, ân cần của bác. Dân làng tôi rất tình cảm, quý người. Bác Nguyễn Phú Trọng như người ông, người cha của chúng tôi. Tôi đang đi làm nhưng tranh thủ về viếng bác và thấy được tình cảm của mọi người khắp nơi dành cho bác rất tuyệt vời. Nhiều người đến từ 6h sáng, thành kính xếp hàng, chờ các đoàn của thành phố, huyện, cơ quan, đoàn thể… rồi giờ mới đến lượt. Tình cảm ấy khiến chúng tôi vô cùng trân trọng và muốn đáp lại bằng những cử chỉ, hành động nhỏ như chuẩn bị nước uống, quạt… để họ đỡ mệt khi phải chờ lâu”.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Anh Nguyễn Duy Tuyên ở phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) xếp hàng từ 7h sáng để vào viếng Tổng Bí thư. Lý do anh đưa con trai con trai Nguyễn Duy Hoàng Phương đi vì muốn con được tận mắt chứng kiến, hòa vào dòng người viếng, để con có được cảm xúc đáng nhớ trong đời. “Nếu kể về bác với con có khi con không hiểu hết. Tuy nhiên, bằng trải nghiệm thực tế như thế này, con sẽ có cảm nhận rõ ràng hơn về con người của Tổng Bí thư" – anh Tuyên nói.

Cùng chung cảm nhận như nhiều người khác, anh nói: "Đến đây, tôi mới hiểu được vì sao bác Trọng lại giản dị và ân cần với dân đến thế. Bác sinh ra ở ngôi làng thật nghĩa tình và có tinh thần đoàn kết, gắn bó. Dọc đường vào thôn, chúng tôi được hướng dẫn tận tình, chu đáo đường đi lối lại rất trật tự, tình làng nghĩa xóm nơi này thật quý báu”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình Nhịp điệu cuộc sống

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình

TTTĐ - 70 năm đã trôi qua, Hội nghị quân sự Trung Giã vẫn có giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn, thể hiện ý chí, khát vọng hòa bình của Nhân dân Thủ đô và toàn dân tộc.
Hội thảo khoa học về Hội nghị quân sự Trung Giã Người Hà Nội

Hội thảo khoa học về Hội nghị quân sự Trung Giã

TTTĐ - Sáng nay (30/7), tại trụ sở UBND huyện Sóc Sơn, Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học”.
Hoa hậu Vũ Thị Hoa với những hoạt động ý nghĩa dịp 27/7 Người Hà Nội

Hoa hậu Vũ Thị Hoa với những hoạt động ý nghĩa dịp 27/7

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), tuổi trẻ Công an Thủ đô phối hợp Đoàn Thanh niên thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Hoa hậu Phan Kim Oanh, Hoa hậu Vũ Thị Hoa và top 5 Mrs Earth Vietnam cùng các đơn vị đồng hành chung tay tổ chức chương trình ý nghĩa “Tri ân tháng 7 - Chung tay bảo vệ môi trường”.
Tình đoàn kết thắm thiết, bền chặt tạo nên sức mạnh dân tộc Nhịp điệu cuộc sống

Tình đoàn kết thắm thiết, bền chặt tạo nên sức mạnh dân tộc

TTTĐ - Lực lượng chức năng, những thanh niên tình nguyện hỗ trợ bất kể ngày đêm; người dân phát quạt, nước uống miễn phí tới dòng người trật tự xếp hàng dài vô tận để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng... Trong nỗi tiếc thương chung, người Hà Nội cũng như cả nước cùng nắm chặt tay, tạo nên khối đại đoàn kết mạnh mẽ và thắm thiết.
Tri ân thế hệ trước để vững tin làm chủ tương lai Nhịp điệu cuộc sống

Tri ân thế hệ trước để vững tin làm chủ tương lai

TTTĐ - “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta. Là công dân của Thủ đô, người Hà Nội càng thấm nhuần và thực hiện, nối tiếp, phát huy truyền thống đó bằng cả trái tim, sự trân trọng thế hệ tiền nhân của mình. Bởi có biết về những hy sinh, cống hiến, mất mát của cha anh đi trước mới hiểu được giá trị của hòa bình mà chúng ta đang được thụ hưởng ngày nay để từ đó vững tin hơn khi làm chủ tương lai.
Vinh danh truyền thống khoa bảng tại Sơn Tây Người Hà Nội

Vinh danh truyền thống khoa bảng tại Sơn Tây

TTTĐ - Trong hơn 850 năm của nền giáo dục và khoa cử nho học, tỉnh Sơn Tây (cũ) có 68 người đỗ đại khoa. Truyền thống khoa bảng đó được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay, trở thành niềm tự hào của người dân Sơn Tây.
Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội bền bỉ, kiên trì và quyết liệt đầu tư cho văn hóa

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kiên trì, bền bỉ đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa và con người trên cả phương diện chỉ đạo, điều hành và bố trí các nguồn lực. Cụ thể, thành phố đã dành kinh phí hơn 14.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Đây nguồn đầu tư lớn nhất cho lĩnh vực này từ trước tới nay của TP Hà Nội.
Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô Người Hà Nội

Phát triển kinh tế đêm tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô

TTTĐ - Tại thị xã Sơn Tây, trong vài năm gần đây, các sản phẩm kinh tế đêm hoạt động hiệu quả khiến bức tranh kinh tế sau 18h ở địa phương này có nhiều khởi sắc.
Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường Người Hà Nội

Bài 5: Hương vị lan tỏa trong phảng phất phố phường

TTTĐ - Giữ gìn văn hóa trà là cách người trẻ ngày nay được hiểu về văn hóa tiền nhân, phát triển nó trong đời sống hiện đại và làm phong phú thêm cho thành phố của mình. Bằng ý thức đó, họ đang góp nên những ngọn gió để hương vị trà lan tỏa xa hơn trong phảng phất phố phường Hà Nội.
Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh Người Hà Nội

Kinh nghiệm xây dựng mô hình nhà văn hóa kiểu mẫu tại Đông Anh

TTTĐ - Sáng 19/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Xem thêm