Tag
Kỳ vọng từ mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bài 3: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết, trước hết

Xã hội 10/07/2025 07:00
aa
TTTĐ - "Sắp xếp giang sơn không chỉ để đất nước "gọn gàng" hơn, mà để khơi dậy khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn. Muốn vậy, phải thay đổi tư duy, nâng cao năng lực hành động và đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, chia sẻ.
Bài 1: "Bình minh mới" mở ra nhiều cơ hội Bài 2: Trách nhiệm lớn, quyết tâm cao

Hành chính phục vụ

Từ 1/7/2025, Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp – bỏ cấp trung gian (huyện, quận) trong tổ chức chính quyền. Đây được đánh giá là bước đột phá thể chế, nhằm: Thu gọn đầu mối, rút ngắn thủ tục hành chính; giao quyền thực chất cho cấp xã/phường; Nâng cao hiệu quả phục vụ người dân - doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, hiệu quả
Thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, hiệu quả

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã và đẩy mạnh cải cách hành chính đang mang lại hiệu ứng tích cực, giúp tháo gỡ điểm nghẽn trong quản lý công – đầu tư công. Hệ thống một cửa điện tử tích hợp chữ ký số, quy trình xử lý minh bạch đang tạo ra sự hài lòng cao trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Trong công tác cải cách hành chính, thành phố Hà Nội luôn xác định lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đồng thời lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Với phương châm đó, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, có nhiều đổi mới, quyết tâm cao để vận hành hiệu quả mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong bối cảnh mới.

Bài 3: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết, trước hết
Đồng chí Đỗ Ngọc Linh, Phó Chánh văn phòng UBND xã Mê Linh, phụ trách Điểm phục vụ hành chính công và đoàn viên hỗ trợ người dân sáng 7/7

Ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô sáng 7/7 tại Điểm phục vụ hành chính công Mê Linh, từ khoảng 7h30, người dân tìm đến để đăng ký giải quyết thủ tục khá đông. Đến khoảng 8h30, số lượng người dân có mặt tại điểm này lên đến hàng trăm, ngồi chật các hàng ghế phía trong và trước sân.

Được biết, phần đông người dân có mặt tại Điểm phục vụ hành chính công Mê Linh để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cho con chuẩn bị xét tuyển vào hệ trung học phổ thông. Do đó, số lượng tăng đột biến.

Hoạt động tất bật, hiệu quả tại điểm phục vụ hành chính công Mê Linh
Hoạt động tất bật, hiệu quả tại điểm phục vụ hành chính công Mê Linh

Tuy thế, công tác đón tiếp, hướng dẫn người dân diễn ra khá trật tự, trơn tru nhờ sự xuất hiện của các bóng áo xanh đoàn viên, lực lượng công an và luật sư. Ví dụ, không chỉ giúp người dân lấy số thứ tự, các đoàn viên còn hướng dẫn họ đến các quầy thủ tục phù hợp. Thậm chí, những người trẻ này còn "kiêm nhiệm" vai trò tư vấn tuyển sinh đối với những phụ huynh có nhu cầu.

Đồng chí Đỗ Ngọc Linh, Phó Chánh văn phòng UBND xã Mê Linh, phụ trách điểm phục vụ hành chính công, cho biết: "Khi thành lập xã mới, khối lượng công việc và yêu cầu công việc đối với điểm phục vụ hành chính công rất cao.

Nhờ sự chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo UBND và sự quyết tâm của lực lượng cán bộ viên chức, sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng, điểm phục vụ hành chính công Mê Linh cố gắng trên 100% để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần phục vụ Nhân dân chu đáo, trọn vẹn".

Cũng trong sáng 7/7, phóng viên ghi nhận tại điểm phục vụ hành chính công Yên Lãng. Thừa hưởng trụ sở UBND xã Thạch Đà (cũ), điểm phục vụ hành chính công Yên Lãng được sắp xếp tinh tươm, bài bản. Từ vị trí chờ của người dân đến nơi thực hiện thủ tục hành chính đều tươm tất, khá thuận lợi và tiện nghi.

Xã Yên Lãng quyết tâm xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, vì Nhân dân phục vụ
Xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, vì Nhân dân phục vụ

Đến khoảng gần 12h, các thủ tục đã được tiếp nhận và giải quyết gần như triệt để, người dân rời trụ sở đều mang theo nụ cười hài lòng.

Lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo

Đánh giá về sự thay đổi mang ý nghĩa đặc biệt khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức hoạt động, ĐBQH Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) cho biết, ngày 1/7/2025 đánh dấu thời khắc lịch sử khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành trên toàn quốc một dấu mốc không chỉ mang tính hành chính, mà còn thể hiện bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy phát triển đất nước.

"Với tôi, đây không đơn thuần là việc "gộp nhỏ thành lớn", mà là cách chúng ta sắp xếp lại giang sơn để mở ra không gian phát triển mới, tạo dư địa để các địa phương cất cánh mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn", đại biểu Bùi Hoài Sơn nói.

Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, việc tinh gọn bộ máy đi kèm với phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực rõ ràng sẽ giúp các địa phương có thêm công cụ và quyền lực để chủ động khai thác tiềm năng đặc biệt là những lĩnh vực có tính đặc thù, có thế mạnh vượt trội.

PGS. TS Bùi Hoài Sơn
PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Thống nhất với quan điểm nêu trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử, trong 80 năm qua tính từ năm 1945 đến nay, trong hệ thống tổ chức chính quyền ở Việt Nam không còn tổ chức cấp huyện.

"Qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện một cách bài bản, quyết liệt, dân chủ và khoa học, các đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy đã được triển khai trong thời gian ngắn nhưng khẩn trương. Đến ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào vận hành", ông Dĩnh nói.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, qua phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, Nhân dân rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.

Đặc biệt, ở cấp xã, sau khi mô hình mới đi vào vận hành, bước đầu cho thấy kết quả tích cực. Việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công cho người dân diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, cuộc "sắp xếp lại giang sơn" lần này đã tạo dư địa cho các địa phương có không gian phát triển. Cùng với đó, phát huy được lợi thế của các vùng kinh tế, các nguồn lực, đặc biệt là về đất đai và nguồn nhân lực, tạo động lực phát triển.

"Việc không tổ chức cấp huyện, chỉ còn chính quyền địa phương 2 cấp cũng giúp giảm chi phí hành chính, thu gọn lại theo hướng tinh gọn", nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Người dân hài lòng rời điểm phục vụ hành chính công Yên Lãng
Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đối với hiệu quả của hoạt động chính quyền. (Ảnh: Người dân hài lòng rời điểm phục vụ hành chính công Yên Lãng)

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cấp xã được phân cấp, phân quyền nhiều hơn, được đầu tư cả về tổ chức bộ máy và con người. Điều này, giúp cấp xã gần dân, sát dân hơn, tạo điều kiện để cấp xã chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước cũng như giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; nhờ đó, phục vụ nhân dân tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn.

Nhấn mạnh đây là một mô hình mới, nhiệm vụ, chức năng cũng như yêu cầu của cấp xã hiện nay rất là lớn, quyền hạn cũng rất lớn, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng quá trình vận hành ban đầu chắc chắn khó tránh khỏi khó khăn; cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời, cũng phải tiếp tục rà soát, sát hạch.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ ho rằng cần thiết phải lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo kết quả cũng như hiệu quả làm việc của chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức."Vừa sát hạch lại vừa sàng lọc đội ngũ cán bộ cấp xã để ngày càng nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của chính quyền địa phương cấp xã - một chính quyền phục vụ gần dân, sát dân nhất, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hy vọng trong thời gian tới, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tiếp tục được vận hành một cách hiệu quả, bảo đảm phát huy đầy đủ hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn", ông Dĩnh bày tỏ.

Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, kỳ vọng chính sự tái cấu trúc này sẽ giúp địa phương đạt được mục tiêu tăng trưởng hai con số điều mà trước đây khó hình dung khi vẫn còn bộ máy cồng kềnh, rườm rà, ngắt quãng.

Theo ông Sơn, để đạt được điều đó, các cấp lãnh đạo cần làm ngay một số việc, trước hết là ổn định bộ máy mới, không chỉ ổn định về tổ chức mà còn ổn định tâm lý, tư duy của đội ngũ cán bộ. Không thể dùng tư duy cũ để vận hành mô hình mới. Cùng với đó, các đơn vị phải khẩn trương rà soát lại quy hoạch phát triển vùng, xây dựng lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với diện tích mới, dân số mới, nguồn lực mới. Đồng thời, cần ban hành các cơ chế đặc thù cho từng vùng, như vùng ven biển khác miền núi, vùng công nghiệp khác khu du lịch để các địa phương phát huy tối đa thế mạnh của mình.

Song song với đó, theo ông Sơn, một bộ máy mới chỉ có thể thực sự vì dân khi nó được đặt trong một hệ thống giám sát nghiêm minh, có sự tham gia thực chất của người dân.

"Giám sát không chỉ đến từ Quốc hội, HĐND mà còn phải đến từ mặt trận, đoàn thể, từ báo chí và nhất là từ chính người dân những người đang thụ hưởng (hoặc không được thụ hưởng) chính sách", ông Sơn cho hay.

Do đó, đại biểu cho rằng cần phát huy vai trò của công nghệ, chuyển đổi số trong giám sát, như minh bạch hóa ngân sách, quy trình ra quyết định, đánh giá cán bộ bằng dữ liệu số, khảo sát xã hội học… để người dân có thể "chấm điểm" bộ máy một cách trực tiếp, công bằng.

"Sắp xếp giang sơn không chỉ để đất nước "gọn gàng" hơn, mà để khơi dậy khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn. Muốn vậy, phải thay đổi tư duy, nâng cao năng lực hành động và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Bộ máy mới không phải để dễ quản lý hơn mà để phục vụ tốt hơn đó mới là mục tiêu cao nhất của cải cách", đại biểu Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Vũ Cường

Đọc thêm

Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông Môi trường

Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông

TTTĐ - Để giải quyết vấn đề về ô nhiễm tại những dòng sông, các địa phương phải bắt tay hợp tác giải quyết, liên kết để có giải pháp tổng thể. Việc liên kết vùng không chỉ riêng về vấn đề thuỷ lợi, ứng phó thiên tai mà phải quyết liệt xử lý nước thải liên quan tới cả hệ thống dòng sông.
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại Xã hội

Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại

TTTĐ - Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội, gồm 150 khu đất với tổng diện tích đất khoảng 690,04ha.
Ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư Đô thị

Ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

TTTĐ - Sáng 10/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô năm 2024).
Từ 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần Môi trường

Từ 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết Quy định biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Thủ đô) với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải Môi trường

Động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Nghị quyết về Quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô) đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao.
Cà Mau bước vào chặng đường phát triển mới Xã hội

Cà Mau bước vào chặng đường phát triển mới

TTTĐ - Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau giữa hai đồng chí Lữ Văn Hùng và Nguyễn Hồ Hải không chỉ là một thủ tục hành chính, mà còn đánh dấu bước chuyển mình của tỉnh trong thời điểm lịch sử sau hợp nhất, hướng tới bộ máy hiệu lực, chính quyền gần dân và khát vọng tăng trưởng mạnh mẽ.
Hà Nội lắp đặt màn hình LED phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành Xã hội

Hà Nội lắp đặt màn hình LED phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành

TTTĐ - Hà Nội sẽ lắp đặt màn hình LED và loa truyền thanh nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của đông đảo Nhân dân và du khách tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố.
Tỉnh Quảng Trị phê duyệt đấu giá quyền khai thác 20 mỏ khoáng sản Xã hội

Tỉnh Quảng Trị phê duyệt đấu giá quyền khai thác 20 mỏ khoáng sản

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị đặt ra yêu cầu cho những tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá 20 mỏ khoáng sản phải đảm bảo vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tỉ suất đầu tư.
Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm 10/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Lâm Đồng: Phân công nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt Xã hội

Lâm Đồng: Phân công nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hồ Văn Mười vừa ký quyết định số 179/QĐ-UBND về việc phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm