Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Người Hà Nội 24/07/2023 17:39
aa
TTTĐ - Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn được tiếp nối, phát huy qua từng thế hệ, người Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục đền ơn đáp nghĩa công lao của những người đi trước bằng cả trái tim mình.
Bài 1: Mạch nguồn truyền thống dạt dào dòng chảy Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học

Trách nhiệm và tình cảm

Tháng bảy - tháng tri ân, đền ơn đáp nghĩa những thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp tuổi thanh xuân, xương máu của mình vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Thấu hiểu những mất mát, hy sinh mà họ và gia đình phải trải qua, người Hà Nội cũng như cả đất nước Việt Nam biết rằng có những thứ mất đi mãi mãi không thể lấy lại được. Sự bù đắp về tinh thần, vật chất của Đảng, Nhà nước và thế hệ đi sau là nguồn động viên to lớn để các thương, bệnh binh và thân nhân liệt sĩ cảm thấy ấm lòng trong vòng tay người dân cả nước.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Hội LHPN quận Hoàng Mai thăm, tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng Thuận Thành, Bắc Ninh

Điều này cũng góp phần viết tiếp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu của dân tộc. Những hành động cụ thể ấy cũng sẽ giáo dục truyền thống lý tưởng cho thanh thiếu niên để cảm nhận được hết ý nghĩa, công lao to lớn mà thế hệ trước đã đổ máu xương máu cho thế hệ hôm nay được thụ hưởng nền hòa bình, độc lập. Lòng biết ơn sâu sắc sẽ khiến mỗi người như được tiếp thêm sức mạnh để củng cố lòng yêu nước, sống có lý tưởng và cống hiến, xây dựng Tổ quốc trong thời đại mới.

Nằm trong dòng chảy đó, không chỉ riêng Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) mà việc đền ơn đáp nghĩa đã diễn ra trong suốt nhiều ngày tháng của 76 năm qua.

Trong suốt 76 năm, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cấp ủy, chính quyền các cấp của TP Hà Nội luôn quan tâm, có nhiều việc làm thiết thực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đầu tháng 3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Hiện nay, các địa phương cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện thực hiện chi trả quà của Chủ tịch nước và quà của TP đến các đối tượng chính sách theo quy định, bảo đảm kịp thời, chu đáo. Ngoài quà của Chủ tịch nước và TP, các quận, huyện, thị xã, cơ quan, đoàn thể cũng có quà tặng tới đối tượng người có công của địa phương, cơ quan quản lý.

Đến ngày 20/7, số quà tặng đối tượng người có công trên địa bàn Hà Nội là 296.723 suất, với tổng số tiền trên 232,8 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 4.138 suất, kinh phí trên 1 tỷ đồng).

Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh Nguyễn Đình Thanh cho biết: “Kỷ niệm ngày 27/7 năm nay, huyện Đông Anh thăm, tặng quà người có công với 12.319 suất, tổng kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng. Trong đó, quà của Chủ tịch nước gồm 6.093 suất, tổng số tiền 1,856 tỷ đồng; Quà của TP Hà Nội 6.102 suất, tổng kinh phí 9,355 tỷ đồng; Quà của huyện 124 suất, tổng số tiền 316 triệu đồng”.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng thắp hương tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

Giữa cái nắng nóng oi ả những ngày tháng 7, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện hành trình về nguồn, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vinh (Nghệ An); Viếng, dâng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ, thanh niên xung phong, 10 nữ liệt sĩ đã hy sinh tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh); Dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ đường 9, Di tích Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.

Bên cạnh đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô còn phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp trao quà tới các gia đình chính sách, có công với cách mạng tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng trao quà tới Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Dẩm (95 tuổi) tại xã Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)

Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng tâm sự: “Vào dịp này hàng năm, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo Tuổi trẻ Thủ đô đều thực hiện hành trình về nguồn để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Điều này thể hiện một phần trách nhiệm, tình cảm của thế hệ trẻ Thủ đô với công lao của cha anh, đồng thời cho thấy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vẫn xuyên suốt, chảy mãi trong trái tim của người Hà Nội".

Hành trình đi tìm đồng đội

Rất nhiều cá nhân, tổ chức luôn đau đáu với việc hài cốt các liệt sĩ còn nằm rải rác trên các chiến trường khắp cả nước và cả ở bên nước bạn. Công việc này không chỉ là của Đảng, Nhà nước mà còn cần sự chung tay, góp sức của những người có tâm, đền ơn đáp nghĩa bằng những việc làm cụ thể.

Sau 6 năm phối hợp triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo quốc gia 515 và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ với nhiều hình thức mang lại hiệu quả cao; Đã rà soát, hoàn thiện được hơn 900.000 hồ sơ, danh sách liệt sĩ...

Sáng 31/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia 515 và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ giai đoạn 2017 - 2022; Ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2030.

Bài 3: “Đền ơn đáp nghĩa” bằng cả trái tim

Cựu chiến binh Mỹ John Cimino trao lại chiếc ví kỷ vật của liệt sĩ Hoàng Quang Lợi cho Ban Liên lạc tìm đồng đội Trung đoàn 209 (Ảnh: Trương Đức Bình)

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả đã đạt được trong 5 năm qua. Bộ Quốc phòng là lực lượng nòng cốt, cựu chiến binh sẽ phối hợp tích cực thực hiện nhiệm vụ này. Đồng chí cũng đề nghị, thời gian tới các cơ quan liên quan phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất để làm tốt hơn nữa, xác định nhiều chủ trương, giải pháp khả thi, hiệu quả nhất để đáp ứng được lòng mong mỏi của người thân các liệt sĩ.

Là người lính đã từng chiến đấu trên các chiến trường ác liệt trong kháng chiến chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế và bảo vệ biên giới, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam lòng nặng trĩu khi nghĩ đến gần 200 nghìn liệt sĩ chưa tìm thấy và gần 300 nghìn mộ liệt sĩ đã quy tập nhưng còn thiếu thông tin. Trong khi đó, việc cung cấp thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập ngày càng gặp nhiều khó khăn. Ông viết thư kêu gọi, gửi các cấp hội, các ban liên lạc truyền thống, cựu chiến binh cả nước. Việc làm đó đã thu được rất nhiều kết quả tích cực.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng kí ức về những trận chiến đấu để giải phóng dân tộc, gìn giữ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc vẫn in đậm trong tâm khảm những cựu chiến binh. Hình ảnh những đồng đội chiến đấu ngoan cường, hy sinh anh dũng đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt luôn đau đáu trong lòng họ. Hơn thế nữa, nỗi niềm mong mỏi của biết bao gia đình liệt sĩ chưa tìm được người thân như mẹ liệt sĩ Đậu Xuân Tứ, nhớ con đến lòa cả đôi mắt…

Tình cảm, sự trân trọng, biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng đã cống hiến, hy sinh bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc chính là giá trị văn hóa tốt đẹp, đã hun đúc tinh thần đoàn kết, ý chí, nghị lực kiên cường của bào thế hệ người Việt Nam.

Muốn tiến tới tương lai phải bền gốc, có sự hiểu biết hiện tại và tri ân quá khứ. Lòng biết ơn, tri ân thế hệ đi trước của người Hà Nội hôm nay sẽ giúp người trẻ tự tin đi tới, là chủ nhân tương lai của Thủ đô và sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa cho thành phố, cho đất nước. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa người Hà Nội hôm nay và trao truyền lại cho các thế hệ trẻ mai sau.

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm