Tag
“Mõ làng” thời hiện đại - "Cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở

Bài 3: Những “nhà báo làng” miệt mài trên mặt trận thông tin

Người Hà Nội 31/08/2021 09:00
aa
TTTĐ - Dù điều kiện cơ sở vật chất tại nơi làm việc còn nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ eo hẹp nhưng những người làm công tác truyền thanh ở các huyện, xã, thôn, xóm trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang ngày đêm miệt mài thầm lặng, cống hiến. Họ truyền tải đầy đủ, kịp thời những thông tin hữu ích, chủ trương, chính sách, việc làng, việc xã đến Nhân dân nhanh nhất. Người dân thường gọi họ bằng cái tên rất đỗi thân thương: “Nhà báo làng”.
Đà Nẵng: Đề nghị chấn chỉnh việc đăng tải thông tin thiếu chính xác Chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” mang lại hiệu quả tích cực

Thầm lặng góp sức xây dựng Thủ đô

Những ngày toàn dân bước vào "cuộc chiến" chống dịch Covid-19, người dân xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), lại nghe thấy giọng phát thanh truyền cảm của chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã, trên loa truyền thanh. Bất kể trời nắng hay trời mưa, chị Hồng vẫn trực sóng để kịp thời tăng cường thời lượng các bản tin phát thanh lên 4 khung giờ mỗi ngày.

Chị Nghiêm Thị Hồng cho biết, trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Đài Truyền thanh xã đã tăng cường thời lượng các bản tin. Cụ thể, đài phát thanh xã đã tăng thời lượng tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền thanh huyện, lên 4 khung giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết.

Chị Nghiêm Thị Hồng – Phó Bí đoàn kiêm phụ trách Đài truyền thanh xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội miệt mài ngày đêm cập nhật tin tức đến người dân
Chị Nghiêm Thị Hồng, Phó Bí thư Đoàn xã kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, miệt mài ngày đêm cập nhật tin tức đến người dân

“Trước hoặc sau giờ tiếp âm, Đài Truyền thanh xã sẽ tập trung tuyên truyền các nội dung chỉ đạo riêng của địa phương. Ngay khi có thông tin mới về tình hình dịch bệnh, tôi khẩn trương chuyển tải để người dân trên địa bàn xã nắm bắt đầy đủ. Đồng thời, chúng tôi tuyên truyền các biện pháp phòng dịch Covid-19 của Bộ Y tế để người dân tuân thủ thực hiện nghiêm sự chỉ đạo cấp trên. Bên cạnh công việc tuyên truyền hằng ngày, mỗi khi nhận được công điện, thông báo khẩn của các cấp, ngành, tôi lập tức có mặt tại Đài Truyền thanh xã để thực hiện nhiệm vụ”, chị Hồng chia sẻ.

Đã nhiều năm nay, ngày nào cũng vậy, không kể ngày nghỉ hay ngày lễ, Tết, không kể nắng hay mưa, cứ đúng "giờ đài" là anh Phan Văn Toán lại có mặt tại UBND xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) để tiếp sóng phát thanh của đài huyện và điều hành lịch phát sóng của đài xã.

Đặc biệt, vào những ngày toàn dân đang bước vào "cuộc chiến" chống Covid-19, anh Toán lại càng bận rộn hơn. Anh cho biết, từ ngày 27/4 đến nay, đài xã đã nâng lên 4 buổi phát thanh trong ngày với 60% thời lượng phát thanh có nội dung về công tác phòng, chống dịch; Tuyên truyền các Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Thanh Trì về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Các khuyến cáo của Bộ Y tế, tin tức về tình hình dịch bệnh…

Không học qua trường lớp báo chí, phát thanh nào nhưng với niềm đam mê, những câu chuyện, thông tin phát trên hệ thống loa xã do anh biên tập và đọc từ lâu đã quá đỗi thân thuộc với bà con trong xã.

Công việc của đài phát thanh xã tưởng chừng như nhàn nhã với một ngày hai buổi phát thanh sớm chiều nhưng để có những buổi phát thanh ấy là những giờ anh "vắt óc" chọn lọc văn bản và biên tập làm sao cho những văn bản khô cứng trở nên dễ hiểu, dễ gần với bà con mà không mất đi những thông tin quan trọng nhất muốn truyền đạt.

Anh Toán cho biết, với địa bàn dân cư rộng, trình độ trí thức không đồng đều nên anh luôn cố gắng viết câu chữ ngắn gọn để mọi người dân nghe đều hiểu, biết. Người dân xã Vĩnh Quỳnh mê giọng của anh cũng một phần do anh thường lồng các văn bản luật, điều lệ, chuyện xử phạt vào những câu chuyện nho nhỏ nhưng lại rất gần gũi và thân quen với người dân hoặc là những gương thực tế để mọi người dễ nắm bắt. Đối với các văn bản, điều lệ luật khó hiểu, anh sẽ chủ động phát đi phát lại kèm với những thông tin cập nhật, để người dân hiểu. Chỉ cần người dân hiểu được như thế là anh thấy vui và hạnh phúc rồi.

Những ngày này khi cả nước căng mình chống dịch, người dân xã Vĩnh Quỳnh, xã Phượng Dực và rất nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô dường như yên tâm hơn mỗi khi nghe thấy giọng của các phát thanh viên trên mỗi bản tin sáng, trưa, chiều, tối. Qua đó, bà con tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng đồng lòng nâng cao tinh thần chống dịch, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trăn trở trong nghề của những người “vác tù và hàng tổng”

Anh Toán chia sẻ, những ngày đầu làm phát thanh đã gặp không ít khó khăn. Đài phát thanh xã Vĩnh Quỳnh thiếu thốn cả về cơ sở vật chất, không đủ trang thiết bị, hệ thống loa lại hay gặp trục trặc... trong khi mức phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ đài xã lại quá thấp. Mặt khác do đặc điểm địa hình xã rộng, đường giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc đưa thông tin tuyên truyền về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân để họ hiểu và làm theo không hề dễ dàng.

Giống như anh Toán, với chị Hồng, bên cạnh những thuận lợi như sự ủng hộ từ phía lãnh đạo cũng như các thông tin từ tuyến trên gửi về nhanh chóng thì Đài truyền thanh xã vẫn gặp một số khó khăn.

“Tôi hiện tại đang kiêm nhiệm hai nhiệm vụ, làm cán bộ Đoàn kiêm phụ trách Đài Truyền thanh xã. Hiện nay, công việc của đài truyền thanh cơ sở có một người nên cũng khá vất vả, vừa phải cập nhật thông tin mới nhất, các văn bản cũng như các chỉ đạo của địa phương, vừa làm cả các chương trình phát thanh của đài. Ngoài số lượng các bản tin, tôi cũng phải làm sao để Nhân dân nắm được thông tin nhanh, chính xác nhất, Biên tập lại nội dung sao cho gần gũi dễ hiểu nhất đối với người dân. Công việc thì nhiều mà phụ cấp chỉ bằng một nửa so với định mức của Đài Truyền thanh xã khi chưa có tinh giản biên chế”, chị Hồng trải lòng.

Thực tế, tại nhiều địa phương, hầu hết các cán bộ đài truyền thanh cơ sở chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi sắp xếp lại, tinh giản biên chế, phần lớn các đài truyền thanh chỉ có một nhân viên phụ trách. Vì thế có những đài phát thanh của xã không tự sản xuất được các chương trình riêng nên thông tin cung cấp đến người dân còn thiếu và yếu.

Bài 3: Những “nhà báo làng” miệt mài đưa thông tin đến người dân
Những người làm phát thanh cơ sở đang rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa để thực hiện tốt nhiệm vụ

Theo đại diện Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn, mặc dù rất nỗ lực và cố gắng đào tạo nguồn nhân lực cho các đài phát thanh của xã, tuy nhiên hiện nay cơ chế, chính sách đãi ngộ dành cho cán bộ, nhân viên truyền thanh ở cơ sở còn thấp; Đồng thời cán bộ phụ trách đài cũng thường xuyên thay đổi nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác truyền thanh cơ sở... Chế độ đãi ngộ thấp cũng khiến cho việc thu hút nguồn nhân lực trẻ không hề dễ dàng.

Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách đầu tư cho sự phát triển sự nghiệp truyền thanh, truyền hình cấp huyện, xã; Quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách phụ cấp đặc thù cho viên chức lĩnh vực truyền thanh, đặc biệt là chính sách cho cán bộ chuyên trách đài truyền thanh cấp xã. Song song đó, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hoạt động đối với hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cơ sở giai đoạn 2021-2025 phù hợp với sự phát triển của công nghệ số.

Được biết, hiện thành phố Hà Nội đã giao quyền chủ động, các địa phương cần tích cực, sáng tạo, linh hoạt hơn để việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh phường, xã, thị trấn thêm sát, đúng và trúng hơn nữa; Đáp ứng yêu cầu ngày một nâng cao của người dân; Biến những thông tin cơ sở trở thành “món ăn tinh thần không thể thiếu” hằng ngày.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xem thêm