Tag

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

Nông thôn mới 11/09/2024 11:00
aa
TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bài 1: Ngành nông nghiệp Thủ đô thiệt hại nặng nề sau siêu bão Bài 2: Huy động các nguồn lực, nhanh chóng phục hồi sản xuất

Nông dân ngóng chờ chính sách

Trở lại vườn bưởi của ông Lưu Văn Phương (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội), mấy ngày vừa qua, sau khi bão tan, các thành viên hợp tác xã (HTX) bưởi đỏ Đông Cao đang tích cực triển khai phương án thu hái chọn lọc để giảm thiểu thiệt hại, chặt hết các cành gẫy để tiến hành chăm bón phục hồi.

HTX đã huy động lực lượng thành viên và người lao động để dọn dẹp, sửa chữa và thu gom lại những gì có thể sử dụng.

undefined
Cây bưởi đỏ Đông Cao xơ xác sau bão số 3

Vừa thoăn thoắt buộc lại một cành bưởi non, ông Phương chia sẻ với phóng viên: "Người nông dân đời nào cũng vậy, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai. Giống như cây bưởi này, dù bị thương nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm việc, tiếp tục sản xuất.

Các chiến sĩ Sư đoàn 371 hỗ trợ người dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) buộc, dựng lại lúa. Ảnh: Ngô Huân
Các chiến sĩ Sư đoàn 371 hỗ trợ người dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) buộc, dựng lại lúa (Ảnh: Ngô Huân)

Tuy nhiên, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đặc biệt là về tư vấn kỹ thuật, cung cấp giống mới và hỗ trợ tài chính đã được triển khai để giúp nông dân khôi phục sản xuất".

Tương tự như nguyện vọng của ông Lưu Văn Phương, tại xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) có 3 mô hình nông nghiệp áp dụng nhà lưới, nhà kính, tất cả đều bị tốc mái và đổ sập hoàn toàn sau bão.

Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ nhân dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) buộc dựng lại lúa bị đổ do bão.
Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ Nhân dân xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) buộc dựng lại lúa bị đổ do bão

Anh Đinh Minh Tiến đã đầu tư hơn 3.600m² nhà kính và nhà lưới để sản xuất rau, củ, quả cho biết, bão đã làm toàn bộ trang thiết bị và mô hình bị hỏng hết. Để tái sản xuất, trang trại phải đầu tư lại từ đầu, việc này khiến anh lo lắng không biết sẽ lấy vốn từ đâu.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Công Vũ Đức Hiệp cho biết, các hộ áp dụng công nghệ cao đều là những hộ đầu tư lớn, có hộ đầu tư cả tỷ đồng. Nay thiệt hại nặng nề, người dân mong các Sở, ngành tham mưu thành phố có chính sách hỗ trợ khẩn cấp để người dân có thể sửa chữa, khắc phục và sớm ổn định sản xuất.

Cần xây dựng chính sách đặc thù

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, do ảnh hưởng của mưa, giông, hầu hết các địa phương tại Thủ đô đều bị ảnh hưởng, thiệt hại. Riêng khu vực ngoại thành, tính đến sáng 9/9 có 2.243ha lúa, 1.250ha rau màu, 1.185ha cây ăn quả, hoa, cây hằng năm và 257ha thủy sản bị úng ngập.

Ngoài ra, hàng chục nghìn héc-ta lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa, cây hằng năm, thủy sản bị gãy, đổ, dập nát và bị ảnh hưởng.

Thời gian tới, phương án phục hồi sản xuất nông nghiệp sau mưa bão sẽ là khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu úng, khơi thông dòng chảy, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên đồng ruộng đối với những diện tích bị ngập.

Giám đốc Sở NN & PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân khi bão số 3 đổ bộ.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân khi bão số 3 đổ bộ

Đối với lúa trung và muộn đang giai đoạn trổ và chắc xanh, chưa đến thời kỳ thu hoạch (dự kiến cho thu hoạch từ ngày 20/9 đến 5/10) bị đổ do mưa, giông, cán bộ ngành Nông nghiệp hướng dẫn nông dân khẩn trương dựng, cột thành từng bó để chống đổ và giữ mực nước 5 - 7cm giúp lúa trỗ bông, làm hạt tốt và bảo đảm công tác bảo vệ thực vật.

Nông dân cần chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, như: Bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn và rầy nâu... (đặc biệt lưu ý tại những ruộng lúa bị đổ).

Quan trọng không kém là sự chuẩn bị cho sản xuất vụ đông nhằm hỗ trợ người nông dân bù đắp những thiệt hại do bão lũ gây ra.

Theo kế hoạch, năm nay, cây vụ đông tại Hà Nội trồng khoảng 29.000ha. Để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã đề nghị tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông lên 36.000ha; trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển cây khoai tây gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác.

Nụ cười tỏa nắng của người nông dân sau những mệt nhọc của 3 tháng qua để có được một vụ mùa bội thu
Nông dân hy vọng vào vụ mùa no ấm

Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, có thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài, canh tác vụ đông thường gặp khó khăn hơn so với các vụ khác. Vì thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu canh tác cao hơn, giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích cây vụ đông.

"Để vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, với diện tích khoảng 40.000ha/năm và đạt hiệu quả cao ở 3 tiêu chí: Năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề xuất UBND thành phố cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông, gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá", Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại chia sẻ.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai Nông thôn mới

Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Quốc Oai

TTTĐ - Ngày 7/11, Sở Công thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn Nông thôn mới

Người dân Thủ đô hào hứng trải nghiệm nông sản an toàn

TTTĐ - Tối 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn.
Xem thêm