Tag
Nơi người dương sống cùng người âm

Bài 4: Bình thản uống bia, chạm cốc cùng "khách"... nghĩa địa

Phóng sự 15/03/2022 12:10
aa
TTTĐ - Tại ngõ 88 phố Giáp Nhị (Hà Nội), hàng trăm ngôi mộ tồn tại đan xen với nhà dân. Người ta đối xử với những vị "hàng xóm" đặc biệt một cách trân trọng và bình yên. Tuy nhiên, tại "phố nghĩa địa" độc nhất vô nhị này cũng từng xảy ra những chuyện lạ lùng khiến ai cũng phải rùng mình.
Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ Bài 2: Chuyện không giống ai của những người coi sóc mộ phần Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Nhà của người sống xen... "nhà" người đã khuất

Xưa kia, khu vực ngõ 88 phố Giáp Nhị (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vốn là cánh đồng heo hút, xa làng, xa xóm. Người dân làng Giáp Nhị tiễn những thân nhân quá cố về với đất lạnh tại đó. Dần dà, nơi đây trở thành một nghĩa địa rộng lớn, quy tập các ngôi mộ hàng trăm năm tuổi

Bài 4: Bình thản uống bia, chạm cốc cùng
Ngõ 88 Giáp Nhị gắn với tên "phố nghĩa địa"

Thế cuộc xoay vần, đất chật người đông, một số người dân địa phương cộng với bà con tứ xứ lao động chân tay ở ga Giáp Bát... lấn dần vào nghĩa trang để làm nơi tá túc. Ban đầu, họ chỉ dựng vài túp lều rơm rạ nhằm tránh nắng che mưa. Lâu dần, nhà cửa mọc lên san sát. Người sống chia sẻ không gian với người đã khuất. Chen chúc chật chội. Tối tăm lạnh lẽo.

Thời gia trôi qua, người ta cũng quen! Bây giờ, hình ảnh những ngôi mộ cổ lúc nào cũng song hành trong cuộc sống hàng ngày của người dân ngõ 88 phố Giáp Nhị. Mấy chị trung tuổi thoải mái buôn bán bên một ngôi mộ tổ rêu mốc; Vài gã đàn ông cởi trần uống bia trong quán dựng giữa ba ngôi mộ. Đôi khi, họ đặt cả đồ nhậu và mấy ca bia vàng sóng sánh cạnh bia mộ; Còn bọn trẻ con thì vô tư chơi trò đuổi bắt xung quanh nấm đất, hương đang cháy dở đỏ lập lòe.

Quán bia hơi nằm cạnh ngô mộ
Quán bia hơi nằm cạnh ngôi mộ

Anh Hưng, chủ quán bia hơi tỏ ra không mấy quan tâm đến việc các ngôi mộ tồn tại ngay cạnh mấy bàn nhậu. Anh cho biết, ngôi mộ đã có hàng trăm năm, lâu đời nên gia đình không muốn di dời. Vị chủ quán thật thà nói: "Thời điểm mới mở quán cũng có nhiều người e ngại vì vị trí của ngôi mộ. Theo tôi, mình không làm gì sai mà đúng với cái tâm thì chẳng sợ gì cả".

Bình thường nhưng vẫn... run run

Các ngôi mộ không chỉ nằm trên đường đi lại của người dân ngõ 88 Giáp Nhị. Một vài ngôi mộ còn tồn tại ngay trong khuôn viên gia đình. Đó là nhà của anh Bùi Ngọc Thông. Được hỏi về việc này, anh Thông cho hay, hai ngôi mộ bên trong nhà đều là của tổ tiên dòng họ, tồn tại từ rất lâu đời.

"Trước kia, cả phố này là nghĩa trang nên việc mộ nằm xen kẽ nhà dân không có gì lạ. Mọi người ai cũng trân trọng và tổ chức lau dọn, thắp hương cho các ngôi mộ vào dịp mùng 1 hay ngày rằm", anh Thông nói.

Người dân vô tư sinh hoạt cạnh các ngôi mộ lâu năm
Người dân vô tư sinh hoạt cạnh các ngôi mộ lâu năm

Cũng giống như anh Thông, đa phần người dân sinh sống tại khu phố nghĩa địa lạ lùng này không mấy quan tâm đến sự tồn tại của những "hàng xóm" đặc biệt. Anh Phạm Ngọc Mạnh (sinh sống trong ngõ 88 Giáp Nhị) tuyên bố chắc chắn: "Chúng tôi đều quen rồi nên chẳng sợ gì cả, kể cả có việc cần đi qua vào buổi đêm cũng không thấy ngại".

Nói thì nói vậy song cũng không hiếm câu chuyện có phần ly kỳ liên quan đến các ngôi mộ tại ngõ 88 Giáp Nhị. Vài người khẳng định đã từng thấy “linh hồn” tại nghĩa địa lâu đời này.

Người ta rỉ tai nhau nhiều câu chuyện liêu trai liên quan đến các ngôi mộ cổ
Người ta rỉ tai nhau nhiều câu chuyện liêu trai liên quan đến các ngôi mộ cổ

Ví dụ chuyện của chị M, bán hàng nước ngay cạnh ngôi mộ to nhất ngõ 88 Giáp Nhị. Chị M nhớ lại: “Hôm bữa, tôi mải buôn bán nên ngẩng mặt lên thì trời đã sâm sẩm tối. Thân đàn bà một mình buôn bán cạnh "các cụ" nên cũng sợ. Vì thế, tôi vội vã thu xếp đồ đạc ra về.

Bỗng dưng xung quanh gió nổi lên từng hồi xào xạc. Từng cơn gió lùa, xoáy lởn vởn xung quanh bàn nước... hơi lạnh ập đến, rờn rợn sống lưng.

Lúc ấy, tôi cũng hoảng vì trời sầm sập tối rất nhanh. Nghĩ sao làm vậy, tôi lầm rầm khấn vái rồi thu xếp hàng quán, đi nhanh về nhà. Chẳng ngờ, về đến nhà trời lại hửng sáng... Trước giờ, nghe bà con nói chuyện liêu trai, tôi đâu có tin nhưng sau lần đó, tôi nghĩ có lẽ tâm linh là điều có thật”.

Nhiều người nghe chuyện, cho rằng chị M rơi vào trạng thái "thần hồn nát thần tính", lo sợ viển vông. Ngược lại, cũng có người tin tưởng. Họ đều nghĩ rằng, có thờ có thiêng. Vì thế, người dân ngõ 88 Giáp Nhị càng thêm trân trọng và chăm sóc cho các ngôi mộ của tiền nhân.

(Còn nữa)

Lưu Thủy

Đọc thêm

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền Xã hội

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

TTTĐ - Cột mốc Trường Sa Đông do cựu lính đảo Trần Văn Xuất xây dựng trên đất liền, không chỉ là cầu nối cho các đồng đội của ông có cơ hội trùng phùng mà còn là một biểu tượng giáo dục cho các thế hệ trẻ về tình yêu với biển đảo của Tổ quốc.
Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Xem thêm