Tag
Nơi người dương sống cùng người âm

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ

Phóng sự 13/03/2022 12:10
aa
TTTĐ - Bước sang tuổi 83, bà Bùi Xuân Hương có “thâm niên” 54 năm sinh sống, trông coi bên trong nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ (Quận 2, TP HCM).
Bài 2: Chuyện không giống ai của những người coi sóc mộ phần Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Sống tại "cánh cổng địa ngục"

Ngôi nhà của bà Bùi Xuân Hương được gọi đùa là “cánh cổng hướng vào địa ngục”, do các vị khách chủ yếu là người quá cố hoặc đôi khi là những kẻ nghiện ngập, hút chích. Tuy nhiên, bà cụ Hương vẫn cảm thấy bình yên ở nơi ghê rợn đó. Thậm chí, bà Hương còn mong muốn sẽ sống nốt quãng đời còn lại giữa nghĩa trang rộng lớn này.

Tốc độ đô thị hóa rầm rộ của Quận 2 (TP HCM) hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến nhịp sống của bà Hương. Mặc kệ các cao ốc hoa lệ được hình thành ven sông Sài Gòn, bà Hương vẫn hàng ngày tỉ mẩn dọn dẹp, lau rửa các ngôi mộ trong nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ, công việc mà bà đã quen tay từ hơn nửa thế kỷ qua. Thời gian dường như đông cứng bên trong bốn bức tường hàng rào của nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ, nơi gia đình bà Hương sống cùng với hơn 1.200 "ngôi nhà" của những người đã khuất.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Bà Hương đã hơn 50 năm chăm sóc "nhà" của những người quá cố

Bà Hương nhớ rành rọt quá trình thành lập nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ. Hồi năm 1969, hội Kiến An hùn với hội Ngọc Lữ được 1,9 triệu đồng, mua mảnh đất Quận 2 làm nơi chôn cất các thành viên trong hội. Lúc đó, khu vực xung quanh nghĩa trang rất hoang vu, ít người qua lại, dân cư thưa thớt. Việc đi lại từ nội thành ra nghĩa trang quá khó khăn, vì thế, hội Kiến An - Ngọc Lũ tính toán cần phải thuê người địa phương chăm sóc, hương khói cho các phần mộ. Họ đã chọn gia đình bà Bùi Xuân Hương.

Hội sợ người mất lạnh lẽo nên muốn có ai đó vào xây nhà ở cho có người ra vào. Vì thế, hội đã chọn vợ chồng bà Hương. Người phụ nữ 83 tuổi nhớ lại: "Vợ chồng tôi được chọn vì hay đến nhổ cỏ, lau rửa các phần mộ. Tôi ở đây từ năm 1969 đến giờ. Ông nhà tôi và tôi đều coi như làm phước nên vào đây ở từ đó, trông mộ không có thù lao gì hết. Thấm thoắt đã hơn 50 năm. Ông nhà tôi mất rồi, giờ chỉ còn lại tôi với mấy đứa con, cháu trông coi hơn nghìn ngôi mộ”.

Sau năm 1975, nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ được Nhà nước quản lý và trở thành nơi an nghỉ của nhiều người dân thành phố. Ban đầu, khi mới thành lập, nghĩa trang chỉ có một vài hàng mộ. Năm tháng trôi qua, “dân cư” của nghĩa trang càng ngày càng đông đúc. Bây giờ, xung quanh ngôi nhà cấp 4 của bà Hương là hàng hàng lớp lớp các ngôi mộ xây theo nhiều kiểu dáng, màu sắc, trang trí khác nhau. Sầm uất chẳng khác gì một khu phố thu nhỏ!

Đại gia đình hạnh phúc bên 1.200 ngôi mộ

Ngoài bà cụ Bùi Xuân Hương, 3 thế hệ khác trong gia đình cùng sinh sống trong ngôi nhà giữa nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ. Ông Đặng Văn Hiệp, con trai bà cụ Hương, phụ trách xây dựng, kiến tạo các ngôi mộ. Cả đời ông Hiệp đã từng xây mộ ở nhiều nơi, lang thang khắp các nghĩa trang lớn nhỏ trong thành phố, mãi đến khi ba mất (6 năm trước), ông mới quyết định trở về nghĩa trang Kiến An - Ngọc Lũ sinh sống, chăm sóc mẹ. Những ngôi mộ ở đây đa phần đều được ông Hiệp xây dựng.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Bà Hương "làm bạn" với 1.200 ngôi mộ

Những người con khác của bà cụ Hương đều xây dựng gia đình quanh khu vực nghĩa trang. Họ vẫn thường tới lui thăm nom bà cụ. Chiều chiều, chị Đinh Thị Tường Vi, cháu dâu bà đẩy xe thức ăn nhanh bán ngay trước cổng nghĩa trang để mưu sinh. Sống giữa không gian âm u của người chết nhưng 50 năm qua, cả gia đình bà Hương vẫn cảm thấy thoải mái như sinh hoạt với cộng đồng dân cư bình tường. Bà quan niệm, sống bên người chết cũng như sống bên người sống. Đã là hàng xóm của nhau, mình sống sạch sẽ, không quậy phá thì không ai làm gì mình.

Bà cụ 83 tuổi tâm sự: “Nhà tôi cũng có điện nước sạch để dùng. Các ngày lễ Tết, bạn bè, người thân của tôi và các con đến nhà chơi. Khi nhà có tiệc, tôi cũng thuê rạp về dựng làm nơi đãi khách. Chỉ riêng phần nước rửa mộ là hơi khó một chút. Do đất ở nghĩa trang thấp hơn, tôi phải xin đặt giếng khoan ở một nhà trong khu dân cư, dùng 4-5 bình lớn chứa nước, 3-4 ngày bơm nước một lần. Lau rửa mộ hơi tốn nước, tôi dùng nước giếng khoan cho tiết kiệm. Khoan giếng ở ngay đây không được".

Điều khá đặc biệt là bà Hương không sợ ma cỏ gì hết. Sống chung với người chết đã quen, bà coi họ chẳng khác gì hàng xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. “Mình không đụng họ thì họ không đụng mình”, bà Hương bảo vậy.

Bài 3: Ước mơ của người đàn bà hơn 50 năm giữ mộ
Phút nghỉ ngơi bên cạnh những "người hàng xóm" đặc biệt

Trong nửa thế kỷ trông coi nghĩa trang, duy chỉ một lần bà Hương khiếp sợ. Chuyện đó đã xảy ra khá lâu, liên quan đến một cháu bé 12 tuổi tử vong do đuối nước đúng dịp Tết sắp đến. Bà kể: “Chuyện xảy ra vào năm 1992. Tôi còn nhớ, hôm đó là 29 tháng Chạp, tôi được thông báo sẽ tiến hành chôn cất một cháu bé trong đêm.

Tối đó, xe tang gồm hơn chục người kéo vào nghĩa địa. Bố mẹ thằng bé khóc ngất, tội nghiệp lắm. Thằng bé đáng ra không chết nhưng mà vì nghe lời xúi dại của chúng bạn, nên phải ra đi ở tuổi 12. Tôi nghe gia đình kể, nó đi chơi cùng bạn bè, tới một khúc sông, bạn bè nó biết bơi nên rủ nhau bơi qua bờ bên kia. Nó không biết bơi nhưng nghe bạn bè nói “tụi tao lội qua kia, mày không lội được thì mày lặn”. Thằng bé khờ khạo cũng xuống theo, rồi hụt chân không cứu kịp”.

Sau khi chôn cất đứa bé xấu số, bà Hương bần thần mãi đến hôm sau. Có lẽ, sự ám ảnh đã ảnh hưởng đến tâm trí, khiến bà liên tưởng đến những điều ghê rợn. Kể từ đó, bà hương khói cho phần mộ này nhiều hơn, như là chút lòng thành của mình đối với thằng bé tội nghiệp.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm