Tag
Nơi người dương sống cùng người âm

Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Phóng sự 11/03/2022 12:41
aa
TTTĐ - Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và Hà Nội, từ nhiều năm qua tồn tại một mối quan hệ rất đặc biệt: Người còn sống sống cạnh người đã khuất, chăm sóc cho họ và kiếm sống nhờ họ.
Hai bệnh viện phối hợp cứu sống cụ bà U80 mắc bệnh tim mạch nguy kịch Quảng Nam: Liên tiếp xảy ra nhiều vụ đuối nước khiến 4 người tử vong thương tâm

Cuộc sống giữa bạt ngàn mộ phần

Ở TP HCM có những nghĩa trang thuộc dạng cực kỳ lớn và tồn tại hàng mấy chục năm như Bình Hưng Hòa (Bình Tân), Gò Dưa (Thủ Đức)... Tại đó, mộ phần lớn nhỏ, mới cũ xếp hàng dài dằng dặc, rộng ngút ngát tựa như mê cung. Người dân một số địa phương khác, vì lý do này hay lý do kia, “nhảy dù” vào sống giữa nghĩa địa, thế là thành “cư dân” của nghĩa địa, chung sống với người quá cố.

Cũng tại mảnh đất Sài Gòn hoa lệ, một phần do tập quán hoặc do thiếu đất xây mồ mả, người dân lại an táng thân nhân ngay trong vườn, bên cạnh nơi sinh hoạt. Thành ra, người chết ở cùng người sống. Sự đan xen, "cộng sinh" này mang lại không ít câu chuyện lạ lùng, vừa lạnh sống lưng vừa hết sức thú vị.

Ông Trần Văn Hẹn sống tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa gần 30 năm
Ông Trần Văn Hẹn sống tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa gần 30 năm

Nhân vật đầu tiên mà phóng viên tìm gặp là ông Trần Văn Hẹn (65 tuổi), "thường trú" tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Nằm trong khoảng đoạn giao giữa đường Tân Kỳ Tân Quý và đường Bình Long (thuộc quận Bình Tân), Bình Hưng Hòa là nghĩa trang chính, lớn nhất của TP HCM trong cả nửa thế kỷ qua.

Nghĩa trang này tồn tại từ trước năm 1975, mãi đến năm 2008, TP HCM mới quyết định giải tỏa, song, hiện tại, công việc vẫn diễn ra tương đối chậm chạp. Ước tính, trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa thời điểm này có khoảng 100.000 ngôi mộ, trải rộng trên diện tích khoảng 440.000m2.

Khi phóng viên tới nơi, ông Hẹn đương mắc võng giữa hai cột của nhà mồ đổ nát để hóng gió. Kế bên ông Hẹn là một ngôi mộ đã bị đào toang hoác, thân nhân hẳn là mới di chuyển hài cốt ra khỏi nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Ông Hẹn nói về việc ấy như đang kể về một người bạn lâu năm: “Họ đưa “ông ấy” đi hồi giữa năm. “Ông ấy” ăn Tết với tôi gần 20 năm. Bây giờ thì “ông ấy” chuyển chỗ ở mới rồi, chỉ còn tôi ở đây...".

Nghĩa trang trở thành nơi cư trú của gia đình ông Hẹn
Nghĩa trang trở thành nơi cư trú của gia đình ông Hẹn

Ông Trần Văn Hẹn đã ở ngay trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa từ năm 1993, “hồi đó còn trống trơn, toàn ruộng với mộ, làm gì phố xá như bây giờ”. Năm nay, ông Hẹn bước sang tuổi 63, thì phần nửa cuộc đời gắn với nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Ông cởi trần suốt ngày, diện độc chiếc quần cộc màu đen đã bạc, phơi tấm lưng sạm nắng với bộ ngực toàn xương sườn. Thấy khách lạ, ông lật đật mặc thêm tấm áo mỏng và phân trần: “Ở đây, hiếm gặp người lạ lắm, toàn người chết không à”.

Kiếm sống dựa vào người đã khuất

Đời ông Hẹn khổ lắm. Sau khi đất nước thống nhất, ông làm việc một thời gian tại công ty điện phía Nam. Cuộc đời đưa đẩy, ông dần dà mất hết mọi thứ. Mấy chục năm trước đã không còn nhà cửa, cha xứ thương tình đưa ông vào nghĩa trang Bình Hưng Hòa, khu vực Thanh Minh Tương Tế, để trông coi các phần mộ.

Ngôi nhà tạm bợ của ông nằm sâu trong nghĩa trang, chung với hàng ngàn ngôi mộ. Ông ở riết trong nghĩa trang từ bấy đến nay, sống nhờ tiền “thuốc nước” từ nhân thân của người nằm dưới mộ, đồng thời kiếm thêm bằng việc buôn bán đèn cầy, hương hoa... và chạy xe ôm. Sống cùng với mồ mả lâu quá, thành ra nụ cười của ông cũng trở nên lạnh lẽo và giọng nói rề rà thê lương.

Một góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Một góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Vén bờ môi xám xịt, ông Hẹn nhả từng lời: “Tôi ở đây đã 29 năm, ngày xưa trống trơn, tối thui, chẳng có ai quản lý gì cả. Nên nghĩa trang này trở thành đại bản doanh của bọn cướp, bọn gái, và cả bọn tội phạm có tổ chức nữa. Gái thì không nói rồi, sợ nhất là mấy tay cướp. Tôi nhớ mấy vụ tụi nó kêu xe ôm vào nghĩa địa, nhằm đoạn đường vắng, nó giết người ta đặng lấy xe.

Dân tình trước đây cứ đi ngang qua khúc Bình Long, Tân Kỳ Tân Quý là chạy cho nhanh, ai gọi cũng không dám ngoảnh lại. Chưa hết, bọn tội phạm giết người thường chọn nghĩa trang Bình Hưng Hòa để phi tang sau mỗi vụ thanh toán.

Suốt mấy chục năm tôi ở đây, cũng không ít lần công an đến nghĩa trang để tìm kiếm thi thể nạn nhân dựa vào lời khai của bọn tội phạm sau khi bị bắt. Thế nên, ở nghĩa trang này, tôi chỉ sợ người sống, chứ người chết họ hiền khô. Nói thực, từng ấy năm mà chưa thấy ma quỷ bao giờ, có lẽ mình không đụng họ, thì họ cũng ngại đụng mình. Hồi trước còn khỏe, tôi chạy xe ôm ban đêm mà có thấy gì đâu!”.

Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Chăm sóc mồ mả là công việc chính của những "cư dân" trong nghĩa trang

Không chạy xe ôm được nữa, ông Hẹn và vợ, con sống nhờ vào chăm sóc mộ. Thân nhân của những người nằm dưới đất lạnh thường thuê ông Hẹn lau dọn, sửa soạn phần mộ của người đã khuất. Mỗi ngôi mộ sạch sẽ tinh tươm, ông Hẹn được cảm ơn vài chục nghìn, có khi, người ta hoan hỉ, còn cho ông cả trăm bạc. "Tôi sống dựa vào người âm nên họ là bạn với tôi", ông Hẹn cười hì hì, nói nửa đùa nửa thật.

(Còn tiếp)

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm