Tag
Nơi người dương sống cùng người âm

Bài 2: Chuyện không giống ai của những người coi sóc mộ phần

Phóng sự 12/03/2022 12:10
aa
TTTĐ - Làm bạn với những ngôi mộ tưởng như rất nhàm chán, buồn tẻ nhưng không phải như vậy. Họ cũng có thứ tự và lớp lang giống như một xã hội thu nhỏ.
Bài 1: Phận đời 30 năm cư ngụ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Phân chia "lãnh địa" trong nghĩa trang

Sau khi nghĩa trang Bình Hưng Hòa nhận quyết định di dời, nghĩa trang Gò Dưa (thành phố Thủ Đức) có lẽ thuộc loại lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay... Ở nghĩa trang Gò Dưa, mộ phần lớn nhỏ mới cũ xếp hàng dài dằng dặc, rộng ngút ngát tựa như mê cung.

Chúng tôi tìm đến nghĩa trang Gò Dưa vào một buổi trưa. Những “cư dân” của nghĩa trang đang nghỉ ngơi, ăn uống sau một buổi sáng làm việc tất bật. Họ là đội ngũ những người chăm sóc mộ chí chuyên nghiệp, từ tỉa cây cắt cành hoa, lau rửa mộ phần, thậm chí là thay mặt con cháu người đã khuất thắp hương trong các ngày rằm, mùng một. Dễ có đến hơn một chục người đang ăn vội vàng bát cơm với khô cá trước khi tranh thủ chợp mắt đôi chục phút cho qua giấc trưa ngắn ngủi.

Nghĩa trang Gò Dưa nằm tại thành phố Thủ Đức
Nghĩa trang Gò Dưa nằm tại thành phố Thủ Đức

Bà Bé (61 tuổi) đã gắn bó với công việc chăm sóc mộ từ hơn chục năm gần đây. Hằng ngày, công việc chính của bà là lau chùi, dọn cỏ, cạo vôi, quét sơn, hương khói và bảo vệ các phần mộ mình quản lý để không bị mất cắp các tài sản nằm trên mộ, canh trâu bò vào dẫm đạp hay những người hút chích vào quậy phá.

Những ngày lễ Tết, công việc nhiều hơn vì phải lo hương khói, dẫn người nhà của người đã khuất đi tìm mộ nên bà Bé đôi lúc phải thuê người làm phụ. Người phụ nữ gầy gò nói: “Tôi là "thổ địa" ở đây nên chỉ cần nghe tên, năm sinh hay năm mất là tôi biết ngôi mộ đó nằm ở đâu”.

Bà cho biết, công việc trông coi mộ này không quy định giá cả mà tùy vào lòng thành tâm của người thuê, mức độ công việc phải làm. Mỗi năm, bà sẽ được người thuê trả tiền công một lần hoặc một nửa tiền công tùy theo thỏa thuận công việc mà hai bên đã thỏa thuận.

Để thuận lợi cho công việc, bà Bé và “khách hàng” thường trao đổi số điện thoại với nhau. Những dịp lễ Tết, ngày mất của người thân, “khách hàng” muốn làm gì, hương khói, mua gì cúng thì gọi cho bà làm giúp. Các chi phí, bà ghi lại rồi tính với họ. Hay khi có sự cố xảy ra như bia bị mất cắp, trâu bò giẫm lên mộ hay mộ bị sập… bà sẽ gọi báo cho khách hàng để tìm hướng giải quyết.

Cũng có những ngôi mộ không được thân nhân thăm non, thấy xập xệ, cỏ mọc um tùm, không ai hương khói, bà âm thầm chăm sóc. Bà Bé cho biết, dù cuộc sống ở nghĩa trang thiếu điện, nước, điều kiện sinh hoạt eo hẹp, các nguy hiểm luôn rình rập, nhưng do chưa có nơi nào để đi và chưa tìm được công việc phù hợp nên tạm thời cả gia đình vẫn sống ở đây.

Nghĩa địa rộng lớn, vì thế, từng khu vực nhỏ được phân chia cho từng nhóm để nhận việc chăm sóc, cai quản các ngôi mộ. Thân nhân của người nằm dưới mộ phải trả khoảng 300 nghìn/mộ/năm, thanh toán một lần vào cuối năm. Nếu thân nhân hài lòng, họ còn có thể thưởng thêm. Vì thế, hơn chục người sống dựa vào nghĩa trang Gò Dưa vẫn đủ tùng tiệm qua ngày.

“Bây giờ, nghĩa trang yên bình lắm nên bọn tôi mới dám ở lại như vậy. Còn như mươi năm trước, loạn lạc lắm, có ai dám bén mảng tới đây đâu”, bà Bé cho biết.

Chị Tư sinh sống và kiếm sống trong nghĩa trang Gò Dưa
Chị Tư sinh sống và kiếm sống trong nghĩa trang Gò Dưa

Sống cùng người chết nhưng lại sợ người sống

Khác với những người tứ xứ tụ về nghĩa trang Gò Dưa, chị Tư và chồng quê gốc ngay tại thành phố Thủ Đức. Vài năm gần đây, hai vợ chồng mở cửa hàng tạp hóa trong nghĩa trang Gò Dưa và gần như “chuyển hộ khẩu” hẳn vào trong nghĩa trang - vì phải ngủ lại canh giữ đồ đạc hàng quán (bọn nghiệp ngập, ăn cắp vặt vẫn thỉnh thoảng lẩn khuất như những bóng ma giữa những nấm mồ). Bề mặt phẳng phiu lát đá hoa cương được hai vợ chồng biến thành giường, còn góc khuất sau ngôi mộ là nhà bếp tạm bợ. Họ hầu như không có ngày nghỉ, bởi cuối tuần hay các dịp lễ Tết là lúc buôn bán nhộn nhịp hơn cả do thân nhân đi viếng mộ đông đảo.

Công việc của những người chăm sóc mộ tại Gò Dưa
Công việc của những người chăm sóc mộ tại Gò Dưa

Buổi trưa mới là lúc anh chị Tư được ngơi nghỉ đôi chút. Chị Tư nồng nhiệt tiếp chuyện phóng viên mà dường như việc khách lạ đến nghĩa trang Gò Dưa hỏi thăm này nọ là chuyện hết sức bình thường đối với chị.

Người phụ nữ tầm khoảng 45 tuổi cho biết: “Đất nghĩa trang thuộc sở hữu nhà nước tại nghĩa trang Gò Dưa có diện tích 17ha, bao gồm nghĩa trang quận Thủ Đức và nghĩa trang Trung Việt Ái Hữu cũ. Hiện phần đất này không còn trống, người có nhu cầu mua huyệt thì mua đất của tư nhân sát bên nghĩa trang Gò Dưa với giá cao.

Quanh nghĩa trang Gò Dưa có 12 nghĩa trang tư nhân với diện tích khoảng 23ha. Cả khu vực này có vài chục ngàn ngôi mộ. Mộ lớn như lâu đài cũng có, một xập xệ không người chăm sóc cũng có. Đại ý là cũng giống như một thành phố của người chết vậy”.

Trong ký ức của những người gắn bó nhiều năm với nghĩa trang Gò Dưa, khu vực này từng là địa bàn béo bở được giới giang hồ tranh đoạt, thậm chí xảy ra nhiều vụ đổ máu. Trước đây, khi con đường Lê Thị Hoa chạy phía trước nghĩa trang chưa được mở rộng như hiện nay, khu vực nghĩa trang Gò Dưa thường vắng người qua lại. Do vậy, nơi đây trở thành môi trường lý tưởng cho nhiều tệ nạn xã hội như: Hút chích ma túy, cờ bạc, đá gà, đặc biệt là các băng nhóm thường xuyên đánh nhau để tranh giành lãnh địa.

Phút thảnh thơi của những người chăm sóc mộ
Phút thảnh thơi của những người chăm sóc mộ

Dựa vào địa hình phức tạp bởi hàng ngàn ngôi mộ cao thấp chen chúc nhau, các đối tượng gây án rất dễ lẩn trốn, khó phát hiện. Lực lượng chuyên trách địa phương đi tuần tra cũng ít khi len vào sâu bên trong. Thường thì nếu bị phát hiện, các đối tượng chạy trốn vào các bụi cây hầm huyệt hoặc băng qua các con mương nhỏ là thoát. Đặc biệt, tệ nạn hút chích ma túy tại nghĩa trang này là nỗi ám ảnh đối với người dân địa phương. Hàng ngày, tại khu vực này có đến hàng chục con nghiện vào đây để tiêm chích.

Chị Tư nhớ lại: “Riêng nạn ma túy thì khỏi phải nói, chỉ 5 phút thôi là chứng kiến cảnh con nghiện ra vào nườm nượp. Không thể nhìn mặt mà bắt hình dong được, con nghiện cũng lắm loại người lắm. Nhiều chàng trai, cô gái ăn mặc rất thanh lịch, đôi khi là những công nhân, thợ hồ, thậm chí là học sinh vào đây chỉ để chích ma túy. Kim tiêm vứt bỏ tứ tung. Một ngôi mộ có hơn chục ống tiêm, thấy mà phát hoảng.

Có lần, một thanh niên bị sốc thuốc nằm dài, sùi bọt mép, tưởng đã chết nhưng gần nửa giờ sau, hắn tỉnh dậy rồi lặn mất dạng. Hôm sau lại thấy hắn vào chích tiếp. Chưa hết, ngoài dân nghiện, đa số những người vào tụ tập tại nghĩa trang là dân đá gà, đánh bài ăn tiền, còn có cả đám giang hồ bảo kê lúc nào cũng sẵn sàng đụng độ nhằm giữ địa bàn làm ăn”.

Mãi đến năm 2010, trước tình hình phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức (nay là thành phố Thủ Đức) đã mạnh tay trấn áp, triệt phá các ổ nhóm tội phạm, mang lại bình yên cho khu vực này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Instant Article (Facebook)

Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Xem thêm