Bài 4: Luật sư khẳng định: Hành vi “căng băng rôn đòi nợ” chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm!
![]() |
Để có cái nhìn khách quan về sự việc Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định khởi tố vụ án “căng băng rôn đòi nợ”, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú (trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú). Những kiến giải của luật sư Tú dựa trên những căn cứ vững chắc về luật cho thấy rõ thêm sự sai lầm của cơ quan công an khi quyết định khởi tố vụ án.
Những bất thường trong vụ việc “đi đòi nợ bị khởi tố”:
Bài 1: Bộ Luật Hình sự được áp dụng theo kiểu “lệ làng”?
Bài 2: Tín nhiệm nhầm người, nguy cơ mất trên 50 tỷ đồng
Bài 3: Dấu hiệu cho thấy Công an tỉnh Thanh Hóa vi phạm Bộ Luật Tố tụng hình sự?
![]() |
Luật sư Trương Anh Tú
- PV: Thưa luật sư, đầu tháng 2 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa có quyết định khởi tố vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân để điều tra vụ việc xảy ra tại trụ sở Tổng Công ty bất động sản Đông Á; cụ thể là vụ "căng băng rôn đòi nợ" diễn ra vào ngày 26/5/2015? Luật sư đánh giá thế nào về quyết định này?
- Luật sư Trương Anh Tú: Theo tôi, để khẳng định một hành vi có cấu thành tội phạm hay không phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, chứ không phải bằng những nhận định cảm tính rằng có tội hay không có tội, tội như thế là nhẹ hay nặng. Cụ thể, vụ việc “căng băng rôn đòi nợ” bị khởi tố với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự là một trường hợp “rất lạ” và tôi cho rằng hành vi của chủ nợ chưa đủ yếu tố cấu thành tội danh này.
Thứ nhất, tội danh được quy định tại Điều 258 BLHS có hai dấu hiệu cơ bản đó là “lợi dụng” và “xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp”. Trong vụ việc này có thể đã xâm phạm, gây thiệt hại đến uy tín của người bị đòi nợ; tuy nhiên, việc công khai danh tính người bị đòi nợ không thể là căn cứ chứng minh dấu hiệu “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì việc mâu thuẫn, nợ nần là có thật. Bên đòi nợ không có mục đích bịa đặt một thông tin để làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bên bị đòi nợ, nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh, mà đơn thuần chỉ nhằm mục đích đòi lại số tiền đã cho vay.
Thứ hai, việc căn băng rôn đòi nợ ôn hòa là một việc làm không được pháp luật ghi nhận, khuyến khích nhưng cũng không trái quy định của pháp luật. Trong quá trình căn băng rôn, nếu làm rối loạn trật tự công cộng, bịa đặt nội dung trong băng rôn về người bị đòi nợ… thì mới bị xử lý về các tội danh tương ứng nếu xét thấy có dấu hiệu hình sự.
Do đó, tôi cho rằng cần sớm đình chỉ vụ án căng băng rôn đòi nợ” bị khởi tố với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
- Gần đây, ở Tiền Giang cũng xảy ra sự việc tương tự nhưng không xử lý hình sự. Phải chăng Bộ Luật Hình sự đã được ứng dụng ở mỗi nơi một khác?
- Tôi không cho là có việc áp dụng Bộ luật hình sự mỗi nơi mỗi khác. Hai vụ việc này cùng tính chất nhưng cơ quan cảnh sát điều tra đã có sự áp dụng pháp luật không thống nhất. Rõ ràng, cả hai vụ việc trên dấu hiệu tội phạm chưa rõ. Việc CQCSĐT khởi tố 5 nhân viên của Công ty KVS vào trụ sở Công ty BĐS Đông Á tại Thanh Hóa thúc giục trả nợ theo Điều 258 Bộ luật Hình sự là quá gượng ép, cần phải đình chỉ vụ án để giảm sự thiệt về vật chất và tinh thần cho người bị khởi tố. Nếu theo đuổi vụ việc đến cùng theo hướng buộc tội nhân viên KVS như trên thì sẽ khó được dư luận và các chuyên gia pháp luật chấp nhận. Họ sẽ phản đối gây gắt nếu vụ việc bị đưa ra xét xử. Điều này chỉ tạo thêm cơ hội cho ông Cao Tiến Đoan tiếp tục làm sai là không trả nợ.
- Nếu những tố cáo của bên đòi nợ là ông Cao Văn Sơn là đúng, ông Cao Tiến Đoan sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, thưa luật sư?
- Bên vay tài sản phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 474 Bộ Luật Dân sự, theo đó: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác…” .
Trong trường hợp này “Bên cho vay” có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân yêu cầu bên vay trả nợ gốc và lãi. Lưu ý, thời hiệu yêu cầu trả tiền lãi được tính từ hai năm kể từ thời điểm hai bên có thỏa thuận cuối cùng về việc trả nợ hoặc từ thời điểm cuối cùng bên vay xác nhận nợ; hết thời hiệu hai năm chỉ có thể yêu cầu trả nợ gốc, không còn yêu cầu trả tiền lãi cho vay.
- Trong trường hợp cụ thể này, luật sư có tư vấn gì cho các bên liên quan?
- Bên cho vay cần thực hiện việc đòi nợ theo quy định của pháp luật để tránh các rủi ro không đáng có; chuẩn bị các giấy tờ ghi việc cho vay giữa hai bên, cam kết trả nợ, thỏa thuận trả nợ, hoặc các tài liệu chứng cứ khác có liên quan đến việc vay mượn nợ để làm căn cứ khởi kiện. Việc bị khởi tố bị can trong vụ án hình sự cần mời luật sư để được tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, nhằm chứng minh sự vô tội.
Đối với bên vay, cần thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định của pháp luật, để bảo đảm danh dự và hạn chế số tiền lãi phát sinh theo thời gian chậm trả; phải đối diện với khoản nợ mình đã vay, nếu không trả được ngay thì cần cam kết lộ trình trả; tuyệt đối không được bỏ trốn hoặc dùng thủ đoạn gian dối cố tình phủ nhận khoản vay nợ để chiếm đoạt số tiền đã vay, nếu bị chứng mình có hành vi này sẽ bị khởi tố theo tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự.
(còn nữa)
Nhóm PV điều tra
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa
