Tag

Bài 89: Hẹn người dân đến bao giờ?

Phóng sự 05/10/2017 14:22
aa
TTTĐ.VN - Người dân liên tục có đơn đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) giải quyết một vụ việc. Tuy nhiên, thay vì trả lời người dân theo đúng quy định, đơn vị này lại liên tiếp hẹn người dân đến cả chục lần mà vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng.

Bài 89: Hẹn người dân đến bao giờ?

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 88: Đột phá từ công nghệ thông tin


Theo đơn phản ánh, năm 2014, trong quá trình triển khai dự án Đề pô xe điện thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, UBND TP Hà Nội cấp đất dịch vụ cho các hộ dân của 2 phường Tây Tựu và Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) bị thu hồi từ năm 2011. Tuy nhiên, người dân không hề hay biết về việc được cấp đất dịch vụ này. Vụ việc này đã được báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh tại bài viết: “52 tỉ đồng và 1,65ha đất dịch vụ của người dân đang ở đâu?” từ tháng 3/2015.



Bài 89: Hẹn người dân đến bao giờ?

Trong thông báo trả lời công dân ngày 16/4/2017, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã hẹn là lần cuối sẽ trả lời người dân nhưng lại tiếp tục thất hẹn

Các hộ dân của 2 phường đã làm đơn kiến nghị đến quận Bắc Từ Liêm. Sau nhiều buổi tiếp dân, người dân 2 phường rất vui mừng được lãnh đạo quận hẹn trả lời trước ngày 15/4/2017. Tuy nhiên, đã 10 lần hẹn như thế, quận vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho người dân.

Mới đây, trong Thông báo số 30 ngày 2/8/2017 của Ban Tiếp công dân quận Bắc Từ Liêm thông báo về ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm tại buổi tiếp công dân ngày 2/8/2017 do ông Nguyễn Văn Sỹ, Chánh Văn phòng HĐND và UBND chủ trì tiếp các hộ dân thuộc phường Tây Tựu và Minh Khai có nội dung: Thứ nhất, các hộ dân nêu yêu cầu đề nghị giao 80m2 đất dịch vụ theo quy định tại Điều 48, Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 của Chính phủ; Tiếp theo là lập tờ trình mới, có danh sách cụ thể 116 hộ dân trình UBND TP theo Văn bản 791/UBND-GPMB ngày 17/3/2017 của UBND quận liên quan đến vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại Dự án Đề pô xe điện giai đoạn I; đề nghị giao Văn bản số 2853/UBND-GPMB ngày 31/7/2017 trả lời kiến nghị nội dung chênh lệch khi bồi thường đất nông nghiệp tại phường Thụy Phương và phường Tây Tựu (54.000m2) kèm theo quyết định phê duyệt phương án và phương án bồi thường chi tiết cho mỗi hộ dân.

Từ những yêu cầu của người dân, lãnh đạo quận đã chỉ đạo và cho biết UBND quận đã có tờ trình và xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Đến nay, UBND TP chưa có văn bản trả lời. UBND quận cũng giao cho Thanh tra quận cố gắng rà soát 116 trường hợp, báo cáo UBND quận xong trước ngày 31/8/2017.

Đây cũng là lần thứ 10 người dân nhận được những văn bản thông báo trả lời kiểu này. Thậm chí, trong buổi tiếp dân ngày 14/6/2017, bà Nguyễn Thị Nắng Mai, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo và hẹn trả lời trước ngày 25/6/2017 (ghi hẹn lần cuối). Thậm chí, sự việc trước đó đã được TP chỉ đạo quận Bắc Từ Liêm giải quyết cho công dân từ năm 2015. Tuy nhiên, sau lần “hẹn cuối”, UBND quận Bắc Từ Liêm vẫn không trả lời người dân.

Trước đó, ngày 5/7/2017, Văn phòng UBND TP đã có Công văn số 6337/VP-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về công tác GPMB dự án đầu tư mở rộng đường vành đai III (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long) và dự án Đề pô thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo: Giao Ban chỉ đạo GPMB TP phối hợp hướng dẫn UBND quận Bắc Từ Liêm thực hiện theo thẩm quyền và quy định kịp thời đề xuất, báo cáo UBND TP chỉ đạo những vướng mắc vượt thẩm quyền, đảm bảo quy định của pháp luật và ổn định tình trật tự trên địa bàn.

Đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm thực hiện nghiêm “Năm kỷ cương hành chính 2017”, trả lời đơn, thư của công dân theo đúng quy định của pháp luật.


Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này…




Thanh Hà

Tin liên quan

Đọc thêm

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình Phóng sự

Anh hùng thời chiến, sẻ chia, tận tâm giữa thời bình

TTTĐ - Dưới khói lửa đạn bom, người lính Hà Huy Khánh đã từng hiên ngang xông pha nơi chiến trường, cùng đồng đội chiến đấu giành lại non sông gấm vóc. Khi tiếng súng đã không còn nữa, hòa bình trở về trên những nẻo đường, phẩm chất cao đẹp của người lính năm xưa vẫn được gìn giữ và phát huy.
Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng Phóng sự

Ký ức về chuyến tàu đặc biệt và hành trình vượt sóng

TTTĐ - Gần 20 năm gắn bó tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ phóng viên thời sự rồi đến Trưởng ban, với tính chất công việc đặc thù lĩnh vực thời sự, tôi may mắn được đặt chân đến các vùng miền Tổ quốc, gặp biết bao gương mặt với những câu chuyện riêng… Kỷ niệm nhớ nhất, đau đáu trong tim là chuyến tác nghiệp, thăm chúc Tết các Nhà giàn DK1, nằm ở vùng biển phía Nam của Tổ quốc dịp cuối năm 2013.
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Xem thêm