Tag
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên

Bám sát “hơi thở cuộc sống” để có nhiều tác phẩm cổ vũ tinh thần chống dịch COVID-19

Văn học 29/12/2021 23:14
aa
TTTĐ - Ngày 29/12/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 353/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay Văn học, nghệ thuật khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc Tọa đàm "Thành tựu văn học, nghệ thuật Thủ đô 10 năm sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" Phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ mới trong tổ chức Đoàn Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp văn hóa nói chung, phát triển văn học, nghệ thuật nói riêng

Thông báo nêu rõ, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp văn hóa nói chung, phát triển văn học, nghệ thuật nói riêng. Kể từ khi có Đảng, nền văn hóa, văn học, nghệ thuật Việt Nam có bước chuyển mình sâu sắc, mạnh mẽ, thực hiện tốt sứ mệnh cao quý trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện.

Ở bất kỳ thời kỳ, giai đoạn phát triển nào, văn học, nghệ thuật cũng luôn đồng hành cùng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; kịp thời truyền tải sâu sắc, toàn diện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là việc cụ thể hóa các quan điểm, đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong suốt 35 năm đổi mới, góp phần làm cho nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đất nước ngày càng phát triển để có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay”.

Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Trong quá trình phát triển đó, mặc dù có những bước thăng trầm, song thời kỳ nào cũng xuất hiện những tác giả, tác phẩm xuất sắc, những đóng góp trí tuệ, sức lực có ý nghĩa to lớn của các văn nghệ sĩ, trí thức, góp phần khắc họa giá trị con người Việt Nam, xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà, bồi đắp và khơi dậy sức mạnh nội sinh to lớn của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để đấu tranh chống chế độ thực dân cũ và mới, giành độc lập dân tộc và tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Thành tựu có được đó là do các nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, văn học, nghệ thuật nước nhà đã bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ cách mạng để tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, có chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, bằng tâm huyết, trách nhiệm, lao động nghệ thuật không mệt mỏi, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức đã xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất để phát huy những giá trị cốt lõi của mình và khắc phục những khó khăn, vượt qua những hạn chế.

Thứ ba, nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể; sự ủng hộ, hưởng ứng, cổ vũ của đông đảo nhân dân đối với giới văn học, nghệ thuật. Mỗi tác giả, tác phẩm xuất sắc đều để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng, trong nhân dân, được nhân dân đánh giá cao.

Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân phát biểu
Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân phát biểu

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, những thành tựu của nền văn học, nghệ thuật đã đạt được chưa tương xứng; vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Một là, mặc dù có chất liệu phong phú, điều kiện thuận lợi cho văn học, nghệ thuật sáng tạo, phát triển, nền văn học, nghệ thuật Việt Nam còn thiếu những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, đi sâu vào lòng người, xứng tầm với sự nỗ lực, cố gắng, thành quả đạt được của đất nước ta, nhân dân ta, tương xứng với sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế, xứng tầm với tình cảm, sự tôn trọng của bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.

Hai là, trong thời gian qua, khi cả nước chung tay phòng, chống dịch COVID-19, có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật kịp thời có tác dụng tốt, nhưng chưa khắc họa được hết sự khốc liệt của dịch bệnh, cũng như sự kiên cường, hy sinh vượt qua gian khổ, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng lòng của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần cổ vũ, truyền cảm hứng, tạo động lực, khơi dậy sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thách thức và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, là động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; phát triển văn hóa phải ngang tầm với phát triển chính trị, kinh tế, xã hội.

Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Phát triển văn học, nghệ thuật phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu và động lực của sự phát triển, góp phần hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, hướng đến giá trị cốt lõi của dân tộc - giá trị chân - thiện - mỹ.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trong bối cảnh đó, giới văn học, nghệ thuật nói riêng và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống, kết quả đạt được những năm qua, ra sức khắc phục những khó khăn, thách thức, bám sát tôn chỉ, mục đích, tập trung làm tốt những nhiệm vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Cụ thể, giới văn học, nghệ thuật nói riêng và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy mạnh mẽ trí tuệ và tinh thần dân chủ để phát triển văn học, nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, văn hóa, con người Việt Nam.

Chúng ta cần hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ của mình, khắc phục hạn chế, yếu kém, hoàn thành sứ mệnh mà đất nước, nhân dân giao cho; tiếp tục xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với phương châm “hòa nhập nhưng không hòa tan”; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, văn học nghệ thuật của nhân loại, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc để sáng tạo công trình, tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, tinh thần dân tộc để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế; đấu tranh trước các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch…

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện hiệu quả 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các giải pháp, nhiệm vụ đột phá được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua.

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên cần bám sát “hơi thở cuộc sống” để có nhiều công trình, tác phẩm cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chống dịch COVID-19 gắn với phục hồi kinh tế-xã hội của đất nước; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, ứng phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch...

Đọc thêm

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Xem thêm