Tag

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu

Thị trường - Tài chính 18/01/2025 13:00
aa
TTTĐ - Trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam đã không ít lần phải đương đầu với những cú sốc lớn từ bên ngoài. Đó là những lần chúng ta bị cấm vận kéo dài, của khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, thiên tai nặng nề, dịch bệnh lan rộng và cả những thay đổi chính sách đột ngột từ các đối tác kinh tế lớn. Tuy nhiên, điều đặc biệt nằm là sau mỗi biến cố ấy, Việt Nam ngày càng vươn lên mạnh mẽ, tự tin và bản lĩnh hơn.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng Hội nhập quốc tế: Tâm thế mới - vị thế mới - tư duy mới Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump

Chúng ta đang bước vào năm 2025 với một thách thức mới mang tên “cú sốc thuế quan”. Khi một số quốc gia áp dụng chính sách thuế mới với hàng hóa Việt Nam, nhiều ngành hàng chủ lực đứng trước nguy cơ bị tổn thương nặng nề. Tuy nhiên, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến”. Đó không chỉ là một mệnh lệnh hành động, mà là sự kết tinh của kinh nghiệm, niềm tin và tầm nhìn chiến lược của cả dân tộc.

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu
Ảnh minh họa

Càng nhiều thử thách, càng bản lĩnh

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục phải đương đầu với những thách thức chưa từng có tiền lệ. Năm 2021, đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, nền kinh tế trong nước chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên cũng chính trong năm đó, chúng ta đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn chưa từng có, phục hồi sản xuất một cách thần tốc và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng vào quý IV.

Năm 2022, khi xung đột xảy ra tại Châu Âu, hệ lụy của nó lan rộng toàn cầu khiến giá năng lượng và lương thực leo thang, nhiều nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng lạm phát kéo dài. Một lần nữa, Việt Nam đứng giữa dòng xoáy ấy vẫn giữ được sự ổn định tương đối, đặc biệt là trong kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Năm 2024, siêu bão Yagi - một trong những cơn bão mạnh nhất từng ghi nhận ở khu vực, đổ bộ càn quét, hoàn lưu bão đã gây tổn thất lớn về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Chỉ sau vài tháng, những cánh đồng đã xanh trở lại, các nhà máy nhanh chóng phục hồi hoạt động và phát triển. Đó là minh chứng rõ nét cho năng lực phục hồi bền bỉ và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam.

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu
Công nhân Công ty Tân Đệ

Năm 2025 mở đầu bằng cú sốc thuế quan nhưng thay vì hoảng loạn hay loay hoay cách ứng phó, chúng ta bước tiếp với tâm thế chủ động, khẳng định vị thế của một nền kinh tế đang trưởng thành.

Thuế quan chỉ là một rào cản mang tính tạm thời. Trong thời đại toàn cầu hóa, không có hàng rào thuế nào có thể mãi mãi chặn đứng dòng chảy hàng hóa, công nghệ và ý tưởng. Đối với Việt Nam - nơi hội tụ khát vọng vươn mình mãnh liệt và tinh thần sáng tạo không ngừng - những rào cản ấy cũng là cơ hội để tìm ra hướng đi mới, cải thiện năng lực nội tại và thích ứng linh hoạt hơn với biến động toàn cầu.

Chúng ta đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt từ phụ thuộc vào một vài thị trường lớn đến mở rộng sang các thị trường ngách, thị trường tiềm năng khác ở Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ. Từ chỉ gia công, lắp ráp, doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư vào R&D, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Từ việc chờ đợi đơn hàng, các start-up Việt đã chủ động thiết kế sản phẩm, định hình thương hiệu “made in Vietnam” đầy tự hào.

Không có cú sốc nào ngăn được bước tiến của tinh thần khởi nghiệp. Không có hàng rào nào có thể chặn được ý chí tự cường và khát vọng hội nhập của thế hệ trẻ Việt Nam - những người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn bản lĩnh sẵn sàng bước ra thế giới với niềm tin và trách nhiệm.

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu
Cảng Chu Lai

Hòa bình, hợp tác, đối thoại và trách nhiệm

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc gia tăng, các cú sốc thương mại là điều khó tránh khỏi. Điều đó không có nghĩa là con đường phát triển của chúng ta bị thu hẹp lại. Ngược lại, thế giới vẫn đầy cơ hội nếu ta biết chủ động tìm kiếm, xây dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ bền chặt, dựa trên lợi ích hài hòa và tôn trọng lẫn nhau.

Tính tới năm 2025, Việt Nam có 12 đối tác chiến lược toàn diện, 20 đối tác chiến lược (bao gồm cả 12 đối tác chiến lược toàn diện) và 14 đối tác toàn diện; là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, RCEP. Đây không chỉ là "tấm hộ chiếu thương mại" giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế mà còn là bằng chứng cho thấy sự tin tưởng mà bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam - một quốc gia có trách nhiệm, sẵn sàng đối thoại, hợp tác và chia sẻ.

Trong khó khăn, vai trò của Chính phủ kiến tạo càng trở nên rõ ràng. Sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ, sự đồng hành kịp thời từ các Bộ, ngành và chính quyền địa phương cùng sự chia sẻ của Nhân dân và doanh nghiệp đã và đang tạo nên một “liên minh hành động” mạnh mẽ, là nền tảng để vượt qua mọi thử thách. Mặt khác, Việt Nam luôn kiên định với hòa bình, hợp tác và đối thoại.

Bản lĩnh và khát vọng vươn mình giữa sóng gió toàn cầu
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử

Khi đối diện với chính sách thuế quan bất lợi, chúng ta không chọn đối đầu, cũng không lùi bước. Chúng ta chọn đối thoại, dùng lý lẽ và thiện chí để tìm kiếm giải pháp và hợp tác. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” và “cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng". Điều đó còn thể hiện trách nhiệm của một quốc gia đang lên, có uy tín trên trường quốc tế. Đó là thông điệp một Việt Nam kiên cường nhưng mềm dẻo, bản lĩnh nhưng không cực đoan gửi gắm tới bạn bè quốc tế.

Vượt qua mỗi cú sốc, nền kinh tế Việt Nam ngày càng trưởng thành và bản lĩnh hơn; tái định hình theo hướng hiệu quả hơn, xanh hơn, số hóa hơn và hội nhập sâu rộng hơn.

Trong hành trình này, điều đáng quý nhất không chỉ là tốc độ tăng trưởng, mà là niềm tin người Việt có thể sáng tạo, làm chủ và đứng vững trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cộng đồng doanh nghiệp Việt có thể tự tin bước vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế hệ trẻ Việt Nam có thể bước ra thế giới bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình.

Với sự đồng lòng giữa chính quyền, doanh nghiệp và Nhân dân, Việt Nam sẽ tiếp tục bước qua những thử thách sắp tới bằng tinh thần của một dân tộc không khuất phục, một nền kinh tế đang vươn mình của quốc gia luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác và trách nhiệm.

Đọc thêm

Ngăn chặn việc thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Ngăn chặn việc thao túng, găm hàng, đội giá, làm lũng đoạn thị trường vàng

TTTĐ - Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đại diện một số doanh nghiệp, chuyên gia.
Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ Thị trường - Tài chính

Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
“Gỡ tội” cho “ông đấu thầu” Thị trường - Tài chính

“Gỡ tội” cho “ông đấu thầu”

TTTĐ - Quốc hội vừa thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (1 luật sửa 7 luật).
Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn” Thị trường - Tài chính

Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn”

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để kiểm soát được cung - cầu vàng trên thị trường và để giá vàng “không nhảy điên loạn” như trong thời gian qua...
Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng

TTTĐ - Hai mặt hàng xăng cùng đi xuống, trong khi giá dầu tiếp tục đi lên kể từ 15 giờ ngày hôm nay (22/5).
Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT Thị trường - Tài chính

Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT

TTTĐ - Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, do đó Chính phủ cần tính toán lại các khoản thu, chi để đảm bảo cân đối ngân sách.
Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng Thị trường - Tài chính

Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng

TTTĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Xem thêm