Tag

Bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng cho người lao động

BHXH & Đời sống 05/02/2023 09:57
aa
TTTĐ - Thời gian qua, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ san sẻ gánh nặng chi phí cho người lao động trong thời gian chờ tìm kiếm công việc mới. Nhờ có chính sách này, người lao động có được một khoản tiền bù đắp, giúp họ trang trải cuộc sống trong thời gian họ bị mất việc làm, bị thất nghiệp…
Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp Những chính sách dân sinh mới có hiệu lực từ tháng 10/2022 Chú trọng đào tạo nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp Cần xử lý nghiêm vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội

Tăng cường vai trò của bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách tiến bộ dành cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, nhằm đảm bảo cho người lao động có được một khoản tiền bù đắp, giúp họ trang trải cuộc sống trong thời gian họ bị mất việc làm, bị thất nghiệp…

Trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, ngoài việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động còn được hỗ trợ học nghề. Mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất việc làm, đặc biệt hỗ trợ lao động thất nghiệp học nghề, tìm việc làm.

Trong ba năm qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lực lượng lao động thất nghiệp tăng mạnh, do đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp càng phát huy hiệu quả làm "bà đỡ" giúp họ vượt qua khó khăn.

Theo đó, chính sách hỗ trợ học nghề bảo hiểm thất nghiệp được xác định là một trong những biện pháp giúp cho người lao động được đào tạo nghề, tạo ra cơ hội để họ chuyển đổi nghề nghiệp, sớm quay lại tham gia vào thị trường lao động, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng cho người lao động trong thời gian họ bị mất việc làm, bị thất nghiệp

Những người có nghề trong tay thường có có điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn. Người lao động nên coi việc học nghề và có nghề là “chìa khóa” tốt nhất cho cả cuộc đời, đặc biệt việc học nghề hiện nay đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Tuy nhiên, trên thực tế, số người lựa chọn học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp… Đáng chú ý, có không ít trường hợp người lao động chỉ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc tham gia đào tạo để có việc làm mới. Thậm chí, một số người lao động còn khai báo không đúng tình trạng việc làm trong quá trình thẩm định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Vì vậy, tăng tỷ lệ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp là mục tiêu đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thời gian tới.

Cần tăng tính hấp dẫn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Theo thống kê từ Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), số người thất nghiệp lựa chọn học nghề thấp, chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đa số lựa chọn một số nghề trình độ sơ cấp như nấu ăn, pha chế đồ uống, sửa chữa xe máy…

Do đó, để tăng tính hấp dẫn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nhóm lao động đặc thù này, từ ngày 15/5/2021, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BNTN) sẽ được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng áp dụng theo Quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Người lao động được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm (sau đây gọi chung là người lao động). Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp).

Bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng cho người lao động
Người lao động nên coi việc học nghề và có nghề là “chìa khóa” tốt nhất cho cả cuộc đời

Mức hỗ trợ học nghề cụ thể: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Như vậy, có thể thấy từ ngày 15/5/2021, mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đã được tăng đáng kể từ 1 triệu đồng/tháng lên 1,5 triệu đồng/tháng.

Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là một tháng.

Hồ sơ đề nghị học nghề và giải quyết hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hằng tháng, cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Theo các quy định hiện hành, việc giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Khi đến đây, những lao động có nhu cầu sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề… Với người có nhu cầu học nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu cho họ những ngành, nghề phù hợp tại cơ sở dạy nghề uy tín, để họ chủ động lựa chọn.

Đọc thêm

Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách BHXH & Đời sống

Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay. Chính sách này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.
Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội Xã hội

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội

TTTĐ - Những năm qua, ngành BHXH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử.
Khẳng định quyền an sinh của người dân BHXH & Đời sống

Khẳng định quyền an sinh của người dân

TTTĐ - Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời.
Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân BHXH & Đời sống

Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân

TTTĐ - Thời gian qua, với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân, giúp gia tăng nhận thức và niềm tin của Nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT ngày càng sâu sắc, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước ta.
Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06 BHXH & Đời sống

Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06

TTTĐ - Thời gian qua, trên nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam đã tích cực triển khai Đề án 06 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành, đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Bảo hiểm y tế - Tấm thẻ an sinh của người bệnh BHXH & Đời sống

Bảo hiểm y tế - Tấm thẻ an sinh của người bệnh

TTTĐ - Nhiều năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) trở thành tấm thẻ an sinh của không ít người dân khi không may bị ốm đau, bệnh tật, gặp tai nạn rủi ro, nhất là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
BHXH Việt Nam công bố công tác cán bộ tại Trung tâm Truyền thông Nhân sự

BHXH Việt Nam công bố công tác cán bộ tại Trung tâm Truyền thông

TTTĐ - Sáng 13/6, tại trụ sở BHXH Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông BHXH Việt Nam. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, cùng toàn thể cán bộ viên chức của Trung tâm Truyền thông.
Nợ bảo hiểm xã hội Quảng Nam tăng cao Xã hội

Nợ bảo hiểm xã hội Quảng Nam tăng cao

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 322 tỷ đồng nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong đó khối doanh nghiệp nợ hơn 246 tỷ đồng.
Chất lượng phục vụ ngành BHXH: Đáp ứng sự hài lòng người dân BHXH & Đời sống

Chất lượng phục vụ ngành BHXH: Đáp ứng sự hài lòng người dân

TTTĐ - Bên cạnh việc giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHYT đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam còn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo ra nhiều tiện ích, lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng và cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát hiện, phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Xem thêm