Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới
Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong từng giai đoạn phát triển bền vững đất nước
Bài liên quan
Mường Thanh: "Giữ truyền thống, ấm tình thân" mùa Trung thu
Triển lãm “Việt Nam những sắc màu văn hóa”
Tây Bắc hấp dẫn khó cưỡng với vô vàn trải nghiệm ở Lễ hội ẩm thực 2019
Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách nhằm ưu tiên, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong từng giai đoạn phát triển bền vững đất nước. Trong đó đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
Bảo bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số
Vấn đề bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành, chỉ đạo đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bên cạnh đó tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ những chủ trương đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cụ thể hóa và triển khai xây dựng các văn bản mang tính pháp quy, thông tư, đề án, dự án; ký kết các chương trình phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương; thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nói riêng.
Nhờ có chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số những năm qua, vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta đã có nhiều chuyển biến, đổi mới rõ nét về các mặt: Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và văn hoá xã hội, trình độ học vấn và dân trí, đời sống vật chất và tinh thần, trật tự an ninh xã hội, bình đẳng và đại đoàn kết dân tộc... Sự nhất quán trong nhận thức và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, phát triển đời sống văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm |
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một vài hạn chế, cụ thể nhiều tỉnh, thành phố chưa linh hoạt trong việc cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù địa phương, đặc thù các dân tộc thiểu số như: Quy định về kiên cố hóa các thiết chế văn hóa dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống, công trình sinh hoạt cộng đồng; công trình văn hóa được xây dựng chưa phù hợp với kiến trúc và cảnh quan của làng, bản của người dân tộc thiểu số, bảo tồn văn hóa truyền thống...
Cùng với đó, nhận thức của các cấp chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số về mối quan hệ giữa xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc còn hạn chế. Đời sống kinh tế khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn dẫn đến nhận thức của chính quyền các cấp và người dân chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cho công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch còn trùng lặp. Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch còn chưa hiệu quả...
Gắn phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khó khăn, hạn chế là do nguồn lực đầu tư của Nhà nước xây dựng thiết chế văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống và huy động xã hội hóa chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ biến đổi của di sản văn hóa các dân tộc diễn ra nhanh chóng, công tác sưu tầm, bảo tồn chưa theo kịp dẫn đến một số di sản có nguy cơ mai một cao...
Do vậy, trong thời gian tới, để triển khai có hiệu quả hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu. Cụ thể, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện chính sách phù hợp với tính đặc thù văn hóa của dân tộc thiểu số tại các địa phương, tăng cường các nguồn lực cho giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục có những chính sách huy động sự tham gia, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội chung tay giúp sức cho công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho quá trình phát triển vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cần được xem xét một cách toàn diện: Tăng về số lượng, quy mô, chất lượng, hiệu quả; đa dạng loại hình nguồn lực để khai thác tối đa các thế mạnh về văn hóa của địa phương, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Nhiều địa phương đề ra chủ trương gắn phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển |
Các cấp chính quyền và đồng bào các dân tộc thiểu số cần tiếp tục nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế không phải chỉ là tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà còn phải giải quyết tốt vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó có vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới.
Để nâng cao nhận thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách căn cơ, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp tác động mạnh mẽ đến tư duy, lối sống, hành động của cán bộ, các thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, các địa phương cần tăng cường hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của người dân tộc thiểu số đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc...
Ngoài ra, phải kết hợp đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của người dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một tất yếu đòi hỏi phải có quan điểm đúng đắn, cách thức giữ gìn phù hợp. Do vậy cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc để phân định được đâu là cái lạc hậu, đâu là cái có giá trị, là hạt nhân hợp lý trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương