Tag

Bảo vật quốc gia cửu đỉnh và nghệ thuật đúc đồng thế kỷ XIX

Nghệ thuật 31/01/2025 13:00
aa
TTTĐ - Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong Hoàng thành (Đại nội) của kinh thành Huế. Các hình khắc, hoa văn, họa tiết trên Cửu đỉnh là một sự đa dạng trong thống nhất, chưa từng có ở các công trình, tác phẩm mỹ thuật tồn tại trong lịch sử Việt Nam.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã Người giữ lửa và tiếp nối tinh hoa làng nghề đúc đồng
Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng đúc năm 1835 thời vua Minh Mạng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong khu vực Hoàng thành - Đại nội Huế
Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng đúc năm 1835 thời vua Minh Mạng, được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, trong khu vực Hoàng thành - Đại nội Huế

Hội tụ linh khí đất trời

Cửu đỉnh được coi là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”, bởi cách tạo tác và các hình chạm nổi trang trí chứa đựng tư tưởng của một thời đại, tâm tư và ý niệm của con người về đất nước, về vũ trụ và thiên nhiên. Mới đây “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng Hoàng cung Huế” (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cửu đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì đúc xong và tiếp tục việc hoàn thiện. Trước khi đúc, triều đình tổ chức lễ cáo, đúc xong đưa tới đặt trước sân Thế Tổ Miếu (bên trong Hoàng thành) làm lễ tạ, từ đó, Cửu đỉnh còn nguyên ở vị trí này cho đến tận ngày nay.

Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu và được xem là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”
Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu và được xem là “Bộ bách khoa thư của Việt Nam”

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế nhận định, trải qua 200 năm, đi qua bao cuộc chiến tranh tàn khốc, song đến nay, Cửu đỉnh vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Đây là những bản nguyên gốc và cũng là bản duy nhất, từ khi được hình thành, Cửu đỉnh chưa từng được sửa chữa, dù chỉ một chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng có giá trị độc bản và không thể thay thế.

Cửu đỉnh còn là sự hội tụ linh khí của đất trời, điều này được thể hiện ở hình dạng cổ thắt, phần thân phình rộng để chứa đựng những tinh tuý đó, bộ chân quỳ to khỏe vững chãi, chắc chắn được xem là bệ đỡ để gánh tất cả các biểu tượng được coi là tinh hoa của đất nước.

Chín chiếc đỉnh này được xem như là mong ước hoà hợp với đất trời, ước vọng về sự vĩnh cửu, trường tồn mãi của triều Nguyễn với thời gian. Ngoài tính biểu trưng cho các vị vua, thể hiện quyền lực của vương triều nhà Nguyễn thì Cửu đỉnh như một bộ “Địa dư chí lược” của Việt Nam đầu thế kỷ XIX được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với tổng cộng 162 họa tiết được chạm nổi tinh xảo.

Bên cạnh đó, Cửu đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ.

Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9: “Chín tinh tú và thiên nhiên trong vũ trụ; chín ngọn núi lớn; chín con sông lớn; chín sông đào và sông khác; chín cửa biển, cửa quan, biển, cầu vồng; chín con thú lớn bốn chân; chín con vật linh; chín loài chim; chín loại cây lương thực; chín loại rau, củ; chín loại hoa; chín loại cây lấy quả; chín loại dược liệu quý; chín loại cây thân gỗ; chín loại vũ khí; chín loài cá, ốc, côn trùng; chín loại thuyền, xe, cờ”.

Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại đa dạng trong thống nhất, có giá trị độc bản
Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại đa dạng trong thống nhất, có giá trị độc bản

Chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: Bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới có bầu 3 chân, ở phần cổ đỉnh bên phải ghi năm đúc đều là Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi (1835), bên trái ghi trọng lượng từng đỉnh có khác nhau.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Cao đỉnh được đặt ở trên đường thần đạo chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng, Chương đỉnh đối diện với án thờ vua Thiệu Trị, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Tự Đức, Nghị đỉnh đối diện với án thờ vua Kiến Phúc, Thuần đỉnh đối diện với án thờ vua Đồng Khánh, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Khải Định, Dụ đỉnh đối diện với án thờ vua Hàm Nghi, Huyền đỉnh đối diện với án thờ vua Duy Tân.

Đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Cửu đỉnh được đúc theo phương thức thủ công truyền thống. Khuôn đúc bằng đất sét cũng được tạo tác thủ công vô cùng tỉ mỉ. Sau khi hoàn thành, tất cả khuôn đúc được phá bỏ để tránh sự sao chép.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP Huế, kỹ thuật đúc đỉnh rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề điêu luyện. Khi chế tác, trong tâm thức của người thợ cũng như ý đồ của triều đại là muốn đúc 9 chiếc đỉnh cao và nặng kích thước khác nhau. Nhìn chung, các đỉnh vẫn tạo ra sự thống nhất trong tổng thể, thống nhất mà không đồng nhất, tất cả đều bề thế, cao to, vững vàng mà không nặng nề.

Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn
Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn

Trên thân của đỉnh lại trang trí một kiểu riêng, biểu hiện sự giàu đẹp của mọi miền Tổ quốc; núi sông, cây cỏ, động vật, xe thuyền và các quan niệm về vũ trụ và thiên nhiên… Nếu ở Tuyên đỉnh có sông Hồng thì Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương. Nếu Cao đỉnh có cọp trên rừng thì Nhân đỉnh có cá voi dưới biển. Các hình ảnh ở Cửu đỉnh đều biểu hiện những cảnh vật rất thật và quen thân với dân tộc Việt Nam.

Trên Cửu đỉnh cũng có những hình ảnh sản vật liên quan đến vương triều nhà Nguyễn như cây nam trân (lòn bon) được khắc chạm trên Nhân đỉnh. Quả lòn bon rất ngọt, mọc nhiều ở rừng Quảng Nam, hiện vẫn được bán trên thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế...

Để làm nên Cửu đỉnh, người thợ phải làm ra những chiếc khuôn đúc với tỷ lệ chuẩn xác nhất định, đây là công đoạn quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc đúc Cửu đỉnh nói riêng. Từ cách tạo dáng đến các hình chạm nổi trang trí bên ngoài cho thấy tất cả các đơn vị hoa văn, họa tiết trang trí trên Cửu đỉnh là một thực thể độc lập và duy nhất, không lặp lại ở bất kỳ nơi đâu.

Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Những bản đúc nổi trên chính đỉnh đồng Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) đã được ghi danh là Di sản Tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Mỗi đỉnh có 18 mảng hình chạm khắc, mỗi mảng chạm khắc lại lại trang trí tinh xảo theo một kiểu riêng, tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời Nhà Nguyễn. Ở mỗi đỉnh cũng có sự khác nhau về cách sử dụng hình tượng và cách sắp xếp các bố cục khác nhau.

Các mảng chạm khắc chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với sáu mảng trống. Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Tất cả các hình đều đề tên riêng, cụ thể như tập hình đồ phong cảnh đất nước với những cảnh đẹp nổi tiếng. Tầng trên gồm 5 loại thể hiện trên mặt đất: Chim, rồng, hoa quả, lúa đậu, cây thuốc, tổ yến; tầng dưới gồm 5 loại thuộc về đất và nước: rùa, cá, tàu thuyền, vũ khí, đồ vật.

Tại lễ đón Bằng công nhận của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, địa phương cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ Việt Nam về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4 Nghệ thuật

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” sẽ diễn ra vào sáng 30/4, quy tụ hơn 1.000 ca sĩ và diễn viên tham gia.
Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Xem thêm