Tag

Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Người Hà Nội 19/07/2023 08:00
aa
TTTĐ - Trong những làng nghề truyền thống xưa của Hà Nội, đúc đồng Ngũ Xã thuộc vào hàng tinh hoa. Dấu ấn tác phẩm của nơi này còn bền vững và vang mãi, gắn với những địa danh nổi tiếng của Thủ đô và đất nước.
Nghệ nhân làng Ước Lễ đưa thương hiệu giò chả vươn xa Độc đáo sản phẩm mây tre đan ở làng nghề trăm tuổi "Làn gió mới" từ làng nghề quạt Chàng Sơn

Tinh hoa bậc nhất nghề Việt

Theo sử sách ghi lại vào thời Lê (1428 - 1527), để có tiền và đồ thờ tế lễ cho nhà vua, triều đình đã tập hợp một số nghệ nhân và thợ đúc đồng có tay nghề cao ở 5 xã thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh) là Đông Mai, Châu Mỹ, Lộng Thượng, Điện Tiền và Đào Viên về Thăng Long, chọn vùng đất ven hồ Trúc Bạch lập làng nghề đúc đồng Ngũ Xã.

Làng đúc đúc đồng Ngũ Xã khi xưa (Ảnh tư liệu)
Làng đúc đúc đồng Ngũ Xã khi xưa (Ảnh tư liệu)

Làng Ngũ Xã nằm bên hồ Trúc Bạch, thuộc thôn Ngũ Xã, tổng Thuận Thành, huyện Vĩnh Thuận, phía Tây thành Thăng Long. Khi chưa có đê Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), hồ Trúc Bạch thông với Hồ Tây, tạo nên một vùng hồ nước mênh mông, bao bọc xung quanh làng Ngũ Xã, chỉ có con đường độc đạo dẫn vào làng. Chính vì vậy, có thể hình dung về địa thế làng Ngũ Xã như một bán đảo. Đây là điều kiện phù hợp để phát triển làng nghề, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và trao đổi, mua bán sản phẩm.

Ngay từ khi lập làng, người dân đã coi nghề thủ công đúc đồng là nghề sản xuất chính, mang tính chuyên nghiệp. Dân cư làng Ngũ Xã trong giai đoạn này khá đồng nhất về mặt nghề nghiệp. Đại bộ phận dân cư trong làng tập trung chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề.

Tại đây, dân làng lập thành phường nghề gọi là phường đúc đồng Ngũ Xã. Vì đất đai ở đây nhỏ, hẹp chưa đầy 0,23km2, nên người dân Ngũ Xã không một ai làm nghề nông mà chủ yếu làm nghề đúc đồng thủ công.

Nghệ nhân làng nghề thực hiện các sản phẩm đúc đồng
Nghệ nhân làng nghề thực hiện các sản phẩm đúc đồng

Tập trung những thợ giỏi, lành nghề lại chuyên làm những mặt hàng tinh xảo, đòi hỏi kĩ thuật cao, mẫu mã đa dạng phục vụ cho kinh thành nên chả mấy chốc đồ đồng của Ngũ Xã trở thành tuyệt phẩm thời bấy giờ.

Để nói về độ nổi tiếng và uy tín của làng nghề Ngũ Xã, người dân Thăng Long có câu:

Lĩnh hoa Yên Thế,

Đồ gốm Bát Tràng,

Thợ vàng Định Công,

Thợ đồng Ngũ Xã.

Như vậy, với lịch sử hình thành khá lâu đời, tính đến nay khoảng 500 năm, làng nghề Ngũ Xã không chỉ mang lại giá trị, danh tiếng cho người làng qua nhiều đời mà còn góp phần vào việc định hình những làng nghề tinh hoa của Thăng Long - Hà Nội, để nơi đây là chốn tập trung của những gì tinh túy vào bậc nhất của đất nước.

Những sản phẩm nổi tiếng

Thành công của người Ngũ Xã được thể hiện rất rõ nét qua những sản phẩm bằng đồng suốt mấy trăm năm qua. Với mắt nhìn chuẩn xác, đôi tay khéo léo, sự thông minh sáng tạo và đức tính cẩn trọng, nghệ nhân nơi đây đã tạo ra những tác phẩm đồng nghệ thuật nhận được nhiều sự thán phục từ khách hàng hay những ai yêu thích các sản phẩm đồ đồng.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh)
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh)

Từ xưa làng nghề Ngũ Xã đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài thành Thăng Long nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng với những nét tinh hoa bậc nhất. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, tính nghệ thuật và thể hiện được tâm hồn của những nghệ nhân kinh thành Thăng Long xưa và nay. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam.

Hai tác phẩm nghệ thuật nổi bật nói lên trí tuệ, tài năng, bản sắc, giàu sáng tạo của các nghệ nhân, thợ đúc đồng Ngũ Xã là tượng đồng đen Trấn Vũ, còn gọi là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đặt tại đền Quán Thánh và pho tượng Phật Di Đà được đặt tại chùa Thần Quang ngay trên đất làng.

Tượng A di đà chùa Thần Quang
Tượng A di đà chùa Thần Quang

Làng Ngũ Xã không chỉ lưu truyền cho muôn đời là làng nghề thủ công nổi tiếng của đất Thăng Long mà còn để lại những di tích mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa, với chùa Ngũ Xã hay còn gọi là chùa Thần Quang và đình Ngũ Xã.

Đặc biệt, ngôi đền Quán Thánh nằm bên Hồ Tây chính là điểm dừng chân của rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước. Giá trị lịch sử của ngôi đền trấn phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa hẳn được tăng lên rất nhiều bởi pho tượng uy nghi, bền mãi với thời gian do người làng Ngũ Xã tạo nên. Đó cũng là niềm tự hào của đời đời nghệ nhân và người dân trong làng nói riêng cũng như niềm tự hào của người Hà Nội nói chung.

Lòng yêu nghề còn vững như đồng

Từ cuối thế kỷ XXI, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình đô thị hóa. Nghề đúc đồng truyền thống đã bị thu hẹp lại, không còn đông đảo và sôi động được như trước nữa.

Sản phẩm của làng đúc đồng Ngũ Xã
Sản phẩm của làng đúc đồng Ngũ Xã

Nếu giờ bạn tìm đến làng đúc đồng Ngũ Xã sẽ không còn nhìn thấy cảnh tượng khói lửa đúc đồng nghi ngút như xưa nữa. Xã hội phát triển, đô thị hóa nhanh như cơn lốc, người dân có cái nhìn khác, cuộc sống khác.

Sự xuất hiện của những khu phố kinh doanh ẩm thực mới, những món ăn lạ mắt, nổi tiếng, thậm chí là độc quyền được giới thiệu đến những người dân Hà Nội yêu thích ẩm thực cũng góp phần mang đến diện mạo mới cho ngôi làng ven hồ Tây thơ mộng này.

Dù vậy, trong làng vẫn còn những người đã theo nghề và có lòng nhiệt huyết với nghề này. Ngày ngày, họ cố gắng gìn giữ, nhen nhóm những ngọn lửa cuối cùng của làng nghề để nuôi dưỡng đam mê, nối dài truyền thống.

Vang mãi tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Hiện tại Ngũ Xã có chùa Ngũ Xã xây từ thế kỷ XVIII thờ Phật và ông tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không cùng đền Ngũ Xã thờ Mẫu. Những người còn theo nghề hiện chủ yếu chế tác những mặt hàng đồ đồng thủ công mỹ nghệ như đỉnh đồng, chuông đồng hay mâm đồng, tượng đồng... Những sản phẩm này vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại, có giá trị nghệ thuật cao, được nhiều người yêu thích.

Dẫu biết rằng trong nhịp sống hiện đại hối hả, phần lớn giới trẻ, các GenZ hiện nay đã không còn nhiều sự đam mê, nhẫn nại, quyết tâm và sự yêu thích với nghề truyền thống nhưng chừng nào những sản phẩm đúc đồng còn phát huy giá trị trong cuộc sống, chừng đó còn có những trái tim nhiệt huyết muốn cháy bập bùng cùng ánh lửa đúc đồng Ngũ Xã.

Đọc thêm

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Xem thêm