Tag

BHXH tự nguyện - của “để dành” cho lao động tự do

BHXH & Đời sống 08/05/2017 11:18
aa
TTTĐ.VN - Khi hết tuổi lao động, nhờ Bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người lao động tự do, buôn bán nhỏ lẻ, làm việc thời vụ,... được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, giúp họ chủ động và ổn định đời sống.

BHXH tự nguyện - của “để dành” cho lao động tự do

Theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm Xã hội số 58/2014/QH13 thì người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc.


Hiện tại, Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 hạ mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn chứ không còn quy định bằng mức lương cơ sở như Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006.

Ngoài ra, phương thức đóng cũng linh hoạt hơn do người dân được lựa chọn đóng hàng tháng hoặc hàng quí, hoặc 6 tháng/lần. Cụ thể, mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (như vậy, mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất hiện nay mà người tham gia đóng là 154.000 đồng/tháng).

Với trường hợp người tham gia Bảo hiểm Xã hội bắt buộc mà thời gian đóng Bảo hiểm Xã hội còn thiếu trên 10 năm, nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức nói trên cho đến khi thời gian đóng Bảo hiểm Xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu sớm theo quy định.

Chị Nguyễn Phương Anh (ở Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Tôi bán quán ăn nhiều năm nay, lời ngày nào dùng ngày đó, còn dư thì để tiết kiệm dự phòng về sau. Khi chưa biết thông tin về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, tôi cứ nghĩ phải công tác tại các cơ quan Nhà nước hoặc lao động ở doanh nghiệp mới được đóng bảo hiểm, có lương hưu. Hiện tại, người lao động tự do cũng có cơ hội đó. Tôi sẽ tham gia để bảo đảm tương lai sau này, không phải phiền đến người thân, gia đình lúc tuổi già, khi không còn sức khỏe để lao động”.

BHXH tự nguyện - của “để dành” cho lao động tự do

BHXH tự nguyện chính là của “để dành” cho lao động tự do khi họ không còn sức lao động


Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc phụ trách Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết: Chính sách Bảo hiểm xã hội mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Thứ nhất Bảo hiểm xã hội là đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần khi bị mất thu nhập cho người lao động ổn định cuộc sống đối với những trường hợp do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuổi già và khi chết. Đây là chính sách mang tính nhân văn, nhân đạo và tính xã hội rất cao... Thứ hai, chính sách Bảo hiểm xã hội của Việt Nam quy định như hiện nay mặc dù chưa được hoàn hảo như một số nước phát triển, nhưng chính sách này được xây dựng khá toàn diện cũng đã hướng đến mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người lao động; hỗ trợ một phần khó khăn khi người lao động mất việc làm; đảm bảo cuộc sống ổn định khi tuổi già, cơ bản đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của họ.

Có thể nói, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp giống như “kiềng 3 chân” nhằm bảo vệ, giúp đỡ toàn diện cho người lao động, Cụ thể, Bảo hiểm y tế, giúp cho người lao động trong quá trình lao động bị ốm đau, bệnh tật phải đi khám chữa bệnh; Bảo hiểm thất nghiệp, khi người lao động bị mất việc làm thì có tiền trợ cấp thất nghiệp, hoặc được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để quay lại thị trường lao động.

Bảo hiểm xã hội, là hướng đến mục tiêu an sinh xã hội lâu dài, khi người lao động hết tuổi lao động có đóng Bảo hiểm thì được hưởng lương hưu, và họ được cấp thẻ Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe (mà không phải đóng phí Bảo hiểm y tế); Khi về già người lao động từ trần thì thân nhân của họ được nhận tiền mai táng phí và tiền tuất một lần hoặc tuất hằng tháng.

“Đơn cử như, trong chúng ta, nếu ai có bố, mẹ hoặc người thân ở nông thôn hiện đang được hưởng chế độ "Hưu trí" thì sẽ thấy rõ những ưu điểm đó. Những ưu điểm về chính sách này được thể hiện ở một số khía cạnh như sau: một là, họ độc lập về kinh tế không hề phụ thuộc vào con cái; hai là, có vị thế trong xã hội, được người dân nể trọng (làng - xóm); ba là, họ có mức sống cao hơn so với nhiều đối tượng trong làng xã (không so với thị thành); bốn là, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế mà không phải đóng tiền; năm là, khi chết thân nhân được nhận tiền mai táng phí, nhiều trường hợp được giải quyết "Hậu" của chế độ hưu gọi là tuất... “, ông Hòa giải thích.

Thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân bằng nhiều hình thức, tuy nhiên, cần phải có một thời gian để người dân “thấm” và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm này. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm mà cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị để thay đổi nhận thức, chuyển biến hành vi của người dân.


Tin liên quan

Đọc thêm

Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân BHXH & Đời sống

Cảnh báo tình trạng mạo danh BHXH lừa đảo người dân

TTTĐ - Thời gian gần đây, nhiều người dân đã phản ánh với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội về việc bị đối tượng mạo danh người của cơ quan Nhà nước gọi điện thông báo tặng quà do đóng BHXH, BHYT nhằm lừa đảo.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Hà Nội đi đầu về chuyển đổi số với việc có số người cài đặt ứng dụng VssID - BHXH số lớn nhất toàn quốc. BHXH Hà Nội đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế.
Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường Xã hội

Kiểm tra cơ sở chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường

TTTĐ - Theo báo cáo của bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, 3 tháng đầu năm 2024, tại Hà Nội phát sinh 3.093.214 lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Công ty Dệt Hòa Khánh đã thanh toán nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, Công ty CP Dệt Hòa Khánh vừa thanh toán 1,350 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động.
Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả BHXH & Đời sống

Bảo hiểm xe máy và những giá trị nhân văn cao cả

TTTĐ - Trả lời tại phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, thời gian vừa qua, tai nạn xe máy chiếm khoảng 63% trong các vụ việc. Vì vậy, bảo hiểm xe máy là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân.
Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID BHXH & Đời sống

Cách lấy lại mật khẩu trên ứng dụng VssID

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội và cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội (VssID) trên điện thoại nhưng sau thời gian sử dụng lại quên mật khẩu và không biết cách nào để lấy lại...
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền BHXH, BHYT

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phối hợp với UBND các phường, Bưu điện Trung tâm 6 và ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đến Nhân dân trên địa bàn quận.
Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID BHXH & Đời sống

Bệnh nhân sử dụng ứng dụng VssID, CCCD gắn chip hoặc VNeID

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán? BHXH & Đời sống

Mất thẻ, quên mã số in trên thẻ BHYT có được thanh toán?

TTTĐ - Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi bệnh viện nhưng mất thẻ BHYT, quên mã số in trên thẻ thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?
Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH BHXH & Đời sống

Phối hợp liên ngành phát triển số người tham gia BHXH

TTTĐ - Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã ký kết quy chế phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và UBND 8 phường trên địa bàn nhằm phát triển số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Xem thêm