Bị đột quỵ có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Theo quy định, đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần
Bài liên quan
Nhiều doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để trốn đóng bảo hiểm xã hội
Xem xét kiến nghị xử lý hình sự 5 doanh nghiệp nợ BHXH
BHXH Hà Nội công khai 50 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội
Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng
Ông Vũ Văn Định 45 tuổi ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội vừa gửi ý kiến thắc mắc nhờ giải đáp thông tin về chế độ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể như sau:
“Công ty tôi có lao động nam sinh năm 1973, tham gia bảo hiểm xã hội từ 12/1996 đến 7/2019, đã đóng bảo hiểm xã hội được 22 năm 6 tháng. Vừa qua lao động này bị đột quỵ, đã đưa đi giám định tại Hội đồng giám định y khoa, kết quả bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.
Tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn là 83%. Vậy, lao động này có đủ điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động không? Hoặc có đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không?
Đối với trường hợp này, Bảo hiểm xã hội Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định, lao động nam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện giải quyết chế độ hưu trí. Người lao động của công ty ông Định sinh năm 1973 (chưa đủ 50 tuổi) nên chưa đủ điều kiện giải quyết chế độ hưu trí theo diện suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Theo quy định bệnh được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần là các bệnh có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,chăm sóc hoàn toàn.
Như vậy, để được giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì Biên bản giám định y khoa phải thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ.