Biến rác thải nhựa thành vườn hoa tulip
Vườn hoa tulip này được tạo nên từ gần 30.000 chai nhựa tại thành phố Lamitan, Philippines. Ảnh: Reuters
Bài liên quan
Cô bé truyền cảm hứng trong cuộc chiến rác thải nhựa
Malaysia làm mưa nhân tạo để dập khói mù
Nhiễm độc chì nghiêm trọng tại Paris
Cuộc chiến chống rác thải nhưa tại Philippines: Đổi rác lấy gạo
Tại những khu ổ chuột ở thủ đô Manila, nơi xe rác không thể tiếp cận, túi nhựa và các loại rác thải khác được chất thành đống trên đường hoặc đổ thẳng xuống cống. Tuy nhiên, luật xử lý rác thải rắn ở Philippines không được thực thi nghiêm ngặt và quốc gia này cũng không kiểm soát chặt các quy định về bao bì.
Đa phần rác thải nhựa tại Philippines đều đổ ra đại dương và chỉ có một phần nhỏ được tái chế. Tại Lamitan, các chai nhựa chiếm phần lớn rác thải thành phố.
Nhằm giảm bớt lượng rác thải nhựa trong môi trường, chính quyền thành phố Lamitan ở miền Nam Philippines đã quyết định biến các chai nhựa bỏ đi thành những bông hoa tulip trong khu vườn đầy sắc màu.
Vườn tulip đặc biệt này được tạo nên từ 26.877 chai nhựa thu thập từ 45 ngôi làng xung quanh thành phố Lamitan thuộc tỉnh Basilan của Philippines. Sau đó, các chai nhựa sẽ được cắt thành hình hoa tulip và sơn nhiều màu sắc trong khi những chai còn lại được chôn vào cát và xi măng để làm lối đi quanh khu vườn.
Vườn hoa này được mở cửa từ ngày 23/9 vừa qua. Khu vườn này vừa trở thành địa điểm thu hút du khách, đồng thời giúp nâng cao nhận thức của người dân về tái chế rác thải nhựa.
Không chỉ tại thành phố Lamitan, tại ngôi làng Bayanan ngoại ô thủ đô Manila, chính quyền địa phương cũng đã có sáng kiến nhận được sự ủng hộ của người dân. Cụ thể, người dân tại đây có thể đổi 2kg nhựa lấy 1kg gạo từ chính quyền địa phương. Đây là sáng kiến nhằm đẩy mạnh tuyên truyền chiến dịch tái chế và giảm lượng nhựa thải.
“Tôi cân được 14kg nhựa, đồng nghĩa với việc tôi có 7kg gạo. Điều này giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Tôi cảm thấy môi trường xung quanh thực sự rất bẩn. Nếu có thể, tôi sẽ nhặt tất cả rác thải nhựa dọc đường mỗi lần tôi ra ngoài”, bà Veronica Dolorico (49 tuổi), tham gia chương trình chia sẻ.
Một ký gạo có giá 30 - 40 peso (tương đương 17 - 20 nghìn đồng) được cho là khá lớn trong nền kinh tế hiện nay của Philippines. 1/5 dân số, tương đương 107 triệu người Phillipines có mức sống dưới ngưỡng tối thiểu.
Theo ước tính, chỉ tính riêng trong tháng 8 vừa qua, làng Bayanan thu được hơn 213kg chai lọ, túi nhựa.