Biểu dương kiều bào có nhiều đóng góp cho TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công Tôn vinh gương tiêu biểu trong sự nghiệp phát triển TP Hồ Chí Minh |
![]() |
Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh biểu dương người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển thành phố |
Phát biểu khai mạc, đồng chí Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh cho biết, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, với truyền thống yêu nước, luôn hướng về Tổ quốc là một nguồn lực quan trọng, có nhiều đóng góp cho tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ đóng góp tích cực vào phát triển của sở tại mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được củng cố và phát triển cả về lượng và chất, đóng vai trò nòng cốt, tổ chức nhiều hoạt động hướng về quê hương, đồng thời hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống ở sở tại.
"Với những đóng góp của mình, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong mỗi giai đoạn phát triển của thành phố đều nhận được sự đồng hành của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", đồng chí Vũ Thị Huỳnh Mai nói.
![]() |
Đồng chí Hà Phước Thắng, Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố và đồng chí Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh trao Giấy khen và Biểu trưng cho các cá nhân |
Theo đồng chí Vũ Thị Huỳnh Mai, TP Hồ Chí Minh được biết đến là địa phương thu hút nguồn lực kiều hối lớn nhất cả nước, đây là một trong những nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Với vai trò của mình, nhiều kiều bào đã trở thành cấu nối, những đại sứ ngoại giao, những “cánh tay nối dài” để đưa đất nước nói chung và TP Hồ Chí Minh đến gần hơn với thế giới.
Chủ nhiệm Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh cho hay, lãnh đạo thành phố luôn trân trọng và đánh giá cao những đóng góp đầy tâm huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố tổ chức biểu dương 50 đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh.
![]() |
"Việc tổ chức biểu dương 50 cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu là một việc làm thể hiện tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo thành phố dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
Thông qua việc biểu dương nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích các cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến, lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian tới", đồng chí Vũ Thị Huỳnh Mai bày tỏ.
Thông qua chương trình họp mặt và biểu dương, Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh mong muốn mọi người cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất và anh dũng của quân và dân ta nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Qua đó, đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài có dịp nhìn lại trang lịch sử hào hùng của dân tộc, chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Dịp này, hội đồng xét chọn Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh đã chọn ra 50 cá nhân tiêu biểu để biểu dương tại chương trình họp mặt hôm nay, trong đó có 4 gương đã mất; 21 chuyên gia trí thức, 15 doanh nhân, 10 đại biểu hoạt động trong các hội đoàn và lĩnh vực văn hóa xã hội.
Danh sách một số kiều bào được biểu dương: Ông Nguyễn Ngọc Hà (1930 - 2020), người Việt Nam ở Pháp (truy tặng). Ông từng giữ chức Tổng Thư ký Liên hiệp Việt kiều tại Pháp, khởi xướng nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật yêu nước và tích cực ủng hộ kháng chiến. Sau khi về nước, ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và Trưởng ban Việt kiều TP Hồ Chí Minh (tên gọi tiền thân của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh). TS Nguyễn Trí Dũng (1948 - 2024), người Việt Nam ở Nhật Bản (truy tặng). Ông là chuyên gia phát triển kinh tế, từng công tác tại Liên Hiệp Quốc và là người sáng lập Trường Doanh thương Trí Dũng - một trong những trường tư đầu tiên tại Việt Nam đào tạo về quản trị kinh doanh. Ông cũng sáng lập Công ty Minh Trân và chương trình Giấc mơ Việt Nam, kết nối nguồn lực kiều bào cho đất nước. Năm 2015, ông được Chính phủ Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời mọc vì những đóng góp thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật. TS Nguyễn Chánh Khê (1952 - 2020), người Việt Nam ở Mỹ (truy tặng). Ông là nhà khoa học kiều bào tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ cao, từng làm việc tại các tập đoàn lớn như Kodak và Hewlett-Packard (Mỹ). Ông trở về Việt Nam năm 2002, làm Giám đốc Trung tâm R&D của Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Ông đã cùng cộng sự phát triển thành công vật liệu carbon nanotube đầu tiên trong nước. Ông để lại dấu ấn lớn trong việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khoa học trẻ Việt Nam, với hơn 60 sáng chế quốc tế. TS Đỗ Tấn Sĩ (1942 - 2024), người Việt Nam ở Bỉ (truy tặng). Ông là tiến sĩ vật lý hạt nhân, từng giảng dạy tại Đại học Quốc gia Mons. Trong thời gian học tập và làm việc tại Bỉ, ông tích cực tham gia phong trào yêu nước, sáng lập Hội Sinh viên và Việt kiều yêu nước tại Bỉ, xuất bản tờ Giải phóng nhằm ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, ông tiếp tục đóng góp cho công tác kiều bào, từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh và là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong nhiều nhiệm kỳ. GS Đặng Lương Mô, người Việt Nam tại Nhật Bản, hiện là giáo sư danh dự của Đại học Hosei, Tokyo. Ông là người sáng lập và hiện là cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trước đây, ông từng đảm nhiệm vai trò cố vấn cho Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Với hơn 300 công trình nghiên cứu và nhiều bằng sáng chế quốc tế, ông được xem là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp vi mạch tại Việt Nam. GS Võ Văn Tới, người Việt Nam tại Mỹ, nguyên Trưởng bộ môn Kỹ thuật y sinh của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ông là người sáng lập ngành Kỹ thuật y sinh tại trường này và từng giữ nhiều vị trí quan trọng ở nước ngoài, như Giám đốc Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và giáo sư tại Đại học Tufts (Mỹ). GS Ton Anh Tran, người Việt Nam ở Úc, Giám đốc Dịch vụ chấn thương chỉnh hình tại Monash Health, Melbourne, và là giáo sư nghiên cứu tại Đại học Monash. Ông cũng là Chủ tịch Khu vực nam Thái Bình Dương của Tổ chức Osteosynthesis & Trauma Care (OTC). GS Lương Văn Hy, người Việt Nam tại Canada, giáo sư Nhân học tại Đại học Toronto và giáo sư danh dự của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ông từng giảng dạy tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và là Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu châu Á (AAS) nhiệm kỳ 2021 - 2022. GS Trần Hải Linh, người Việt Nam ở Hàn Quốc, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa 10 (2024 - 2029), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA). GS Nguyễn Xuân Nhung, người Việt Nam ở Đức, cộng tác viên khoa học và giảng viên hợp tác tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, điều hành chương trình hợp tác nhãn khoa Đức - Việt... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Dâng hương tưởng niệm Đức Hỏa Thần - "ông tổ" của PCCC

Quảng Trị ghi nhận ý kiến cử tri thay tên xã đánh số sang địa danh

Tận tâm, dồn lực cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TP Hồ Chí Minh sắp có Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4

Công đoàn CAND tôn vinh 20 tập thể, 80 cá nhân điển hình

Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành

Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường
