Tag

Bình Thuận: 19 hộ dân mong có đường đi

Đường dây nóng 13/01/2024 15:51
aa
TTTĐ - Nhiều năm qua, 19 hộ dân ở khu vực Mặc Nưa, xã Đức Hạnh (Đức Linh, Bình Thuận) không có đường đi. Hiện nay, 4 hộ tự nguyện hiến đất mở đường đã mở ra niềm hy vọng chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ để người dân sớm được sinh sống ổn định.
Tỉnh đoàn Bình Thuận phát động cuộc thi "Trợ lý ảo cùng Olympic Tiếng Anh" Bình Thuận: Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên

Ngày 21/12/2023, các ông Cao Văn Biểu, Vương Thanh Châu, Huỳnh Ngọc Tuấn và Lê Thanh Duy làm đơn gửi tới UBND xã Đức Hạnh tự nguyện hiến đất để mở đường đi cho cả khu vực 19 hộ dân. Để làm con đường rộng 4m chạy qua đất của các hộ nên ông Biểu hiến đất dài 101m, ông Châu hiến đất dài 35m, ông Tuấn hiến đất dài 49,5m, ông Duy hiến đất dài 23m. Tổng cộng con đường dài 208,5.

Mục đích “tạo điều kiện để có con đường phục vụ việc đi lại, sinh hoạt và vận chuyển nông sản của bà con nhân dân có đất phía trong”. Trong 19 hộ, có 17 hộ đã làm nhà ở sinh sống từ năm 1990 đến nay, chủ yếu là hộ nghèo, hộ mới ra riêng.

Các hộ dân mong muốn sớm có con đường
Các hộ dân mong muốn sớm có con đường

Nguyên nhân 19 hộ sản xuất, sinh sống từ lâu mà không có đường đi cũng được những người hiến đất kể lại. Trước đây, 19 hộ dân đi lại sinh hoạt và vận chuyển nông sản trên con đường ngang qua đất của bà Nguyễn Thị Yến và ông Võ Quốc Thịnh nhưng năm 2021, bà Yến rào lại không cho đi nữa.

Khi đó chính quyền địa phương vận động bà Yến chừa con đường rộng 1,5m cho 19 hộ đi lại nhưng không thể chạy xe cơ giới chở nông sản và hàng hóa. Từ đó, cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của 19 hộ dân rất khó khăn.

Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh Phạm Văn Mừng bày tỏ, xây dựng đường đi lại cho 19 hộ ở khu vực Mặc Nưa cũng là mong muốn của chính quyền địa phương. Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh kể, giữa năm 2023, người dân đã làm đơn gửi lên huyện Đức Linh.

Sau đó, UBND huyện có phiếu chuyển về. Đó là đơn của ông Cao Văn Biểu, một trong 19 hộ và là hộ ở đầu khu đất đã sử dụng ổn định từ năm 1980, kiến nghị hiến đất cùng các hộ khác để mở con đường chạy ra nối với đường số 3 ở bên ngoài. Cụ thể là phiếu chuyển đơn số 58/BTCD ngày 28/8/2023 của Ban tiếp công Văn phòng HĐND và UBND huyện Đức Linh, kèm đơn của ông Biểu và hồ sơ liên quan.

Đoạn đường làm dở từ cuối năm 2023
Đoạn đường làm dở từ cuối năm 2023

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh, tháng 9/2023, UBND xã Đức Hạnh đã nhiều lần tổ chức làm việc nhưng các hộ dân chưa thống nhất được việc làm đường. Ngày 19/12/2023, ông Biểu đã tự ý cho làm đường trên đất nên UBND xã phải lập biên bản yêu cầu đình chỉ.

Ngày 21/12/2023, 4 hộ dân có đơn tự nguyện hiến đất làm đường thì ngày 22/12/2023, UBND xã mời các ông làm việc để hướng dẫn quy trình, thủ tục triển khai theo quy định.

Đến ngày 8/1/2024, UBND xã Đức Hạnh lại mời 4 hộ hiến đất và cả 19 hộ dân phía trong được hưởng lợi trực tiếp từ con đường, để lấy ý kiến cụ thể.

Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh giải thích, trong quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch chung, quy hoạch vùng thì không có con đường đi trên đất hiến của 4 hộ. Qua tiếp thu ý kiến từ người dân, địa phương sẽ tích hợp vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong lần quy hoạch bổ sung sắp tới.

"Để giải quyết việc đi lại theo nguyện vọng của bà con Nhân dân, UBND xã Đức Hạnh đã có công văn xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện và cơ quan chuyên môn giúp đỡ, tạo điều kiện”, Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh Phạm Văn Mừng cho biết.

Biên bản họp dân ngày 8/1/2024 do Chủ tịch Phạm Văn Mừng chủ trì
Biên bản họp dân ngày 8/1/2024 do Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh Phạm Văn Mừng chủ trì

Trước sự quan tâm của UBND xã Đức Hạnh, các hộ dân mong UBND huyện Đức Linh và cơ quan chuyên môn của huyện tiếp tục quan tâm giải quyết để sớm có kết quả đáp ứng nguyện vọng chính đáng. Các hộ hiến đất là ông Biểu, Châu, Tuấn và Duy bày tỏ: “Chúng tôi không đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ từ Nhà nước cũng như từ các hộ dân phía trong, đồng thời cam kết không tự ý phân lô bán nền”.

Còn các hộ dân cho hay, kinh phí làm đường sẽ tự đóng góp. Trong 19 hộ, các ông Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Nga bày tỏ “tha thiết mong cơ quan có thẩm quyền xem xét tạo điều kiện để sớm có con đường đi lại sinh hoạt và vận chuyển nông sản, cũng như cho con em đến trường”.

Đọc thêm

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa Đường dây nóng

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa

TTTĐ - Chợ Bình Long do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 thi công hoàn thành đã nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí.
Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Xem thêm